Xem thêm

Kinh Địa Tạng Bồ Tát: Tìm hiểu và lợi ích khi tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Phap Ngo Thich
1. Tìm hiểu về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bộ kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát là một bộ kinh quan trọng trong Phật Giáo được dịch nghĩa từ tiếng Hán sang Tiếng Việt bởi...

Kinh Địa Tạng Bồ Tát là gì? Lợi ích khi  <a href='https://chuadieuphap.com.vn/tung-kinh-la-gi-y-nghia-cua-viec-tung-kinh-phat-a2263.html' title='tụng kinh' class='hover-show-link replace-link-1664'>tụng kinh<span class='hover-show-content'></span></a>  Địa Tạng Bồ Tát

1. Tìm hiểu về Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Bộ kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát là một bộ kinh quan trọng trong Phật Giáo được dịch nghĩa từ tiếng Hán sang Tiếng Việt bởi Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Kinh này nói về sức thần thông, công đức oai lực của Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma-ha-tát cũng như những tiền thân và sự hiếu thảo của Ngài Địa Tạng. Nó cũng tường thuật về lòng hiếu thảo và những việc người sống phải làm cho cha mẹ và thân quyến khi họ qua đời.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát thường được tụng vào tháng Vu Lan để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với người đã khuất. Gồm 13 phẩm, cụ thể như sau:

  • Phần thứ nhất: Thần thông trên cung trời đao lợi.
  • Phần thứ 2: Phân thân Tập Hội.
  • Phần thứ 3: Quán chúng sanh nghiệp duyên.
  • Phần thứ 4: Nghiệp cảm của chúng sinh.
  • Phần thứ 5: Danh hiệu của địa ngục.
  • Phần thứ 6: Như lai tán thán.
  • Phần thứ 7: Lợi ích cả kẻ còn người mất.
  • Phần thứ 8: Các vua Diêm La khen ngợi.
  • Phần thứ chín: Xưng danh hiệu Chư Phật.
  • Phần thứ 10: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí.
  • Phần thứ 11: Địa thần hộ pháp.
  • Phần thứ 12: Thấy nghe được lợi ích.
  • Phần thứ 13: Dặn dò cứu độ nhơn thiên hồi hướng.

2. Tư tưởng của Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Tư tưởng của Kinh Địa Tạng Bồ Tát rất ý nghĩa và sâu sắc, và được lồng ghép xuyên suốt cả bộ kinh. Tư tưởng này gói gọn trong chữ " Hiếu Đạo, Độ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân", có ý nghĩa như sau:

  • Hiếu Đạo: Đề cập đến lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của con cái. Tấm gương sáng nhất là 2 lần tiền thân của Ngài Địa Tạng Bồ Tát. Kinh Địa Tạng khuyên rằng nếu bạn hiếu thảo với cha mẹ của mình thì sau này con cái cũng sẽ hiếu thảo với bạn. Và muốn hiếu thảo với cha mẹ không chỉ khi sống, mà còn sau khi họ qua đời.

  • Độ sinh: Kinh Địa Tạng nói về việc độ tất cả 12 loại chúng sinh. Ngài Địa Tạng đã sử dụng nhiều phương chước để giúp tất cả sẽ phát tâm Bồ Đề và sớm tu thành Phật quả.

  • Bạt Khổ: Đây là tư tưởng muốn dạy chúng ta tránh khổ não trong cuộc sống trần tục.

  • Báo Ân: Đó chính là phải báo đáp công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ. Kinh Địa Tạng khuyên con người không chỉ hiếu thảo với cha mẹ trong kiếp này mà còn là cha mẹ của nhiều kiếp trước.

3. Ý nghĩa của Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Kinh Địa Tạng Bồ Tát là bài diễn thuyết của Phật Thích Ca Mâu Ni cho Chư Phật, Bồ Tát, Trời, Rồng, Ma Thiên, Ma Vương,… để tất cả cùng hiểu hơn về Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nội dung của kinh bao gồm:

  • Công đức và oai lực của Địa Tạng Vương Bồ Tát.
  • Lòng từ bi, tâm bồ đề của Ngài Địa Tạng.
  • Hiếu thảo và những việc con cháu nên làm cho người thân đã khuất.
  • Lời khen ngợi từ các vua Diêm La.
  • Việc xưng danh hiệu Chư Phật.
  • Lợi ích khi tụng Kinh và khắc tượng Ngài Địa Tạng.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát giúp cảnh tỉnh chúng sinh dẹp bỏ tham sân sinh, tu tập nghiệp lành, và dứt hẳn ác nghiệp. Ngoài ra, nó còn giúp chúng sinh hiểu rõ hơn về luật nhân quả và cách giúp người chết và người trong lúc lâm chung được siêu thoát.

4. Lợi ích khi trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát mang lại linh nghiệm và oai lực lớn. Tụng Kinh, niệm danh hiệu, nghe danh hiệu, khắc tượng, và vẽ tranh của Ngài Địa Tạng đều có lợi ích. Đặc biệt, khi chia công đức làm 7 phần, người đã khuất cũng sẽ nhận được một phần.

Trong Kinh Địa Tạng, Đức Phật đã giảng giải 28 điều lợi ích khi tụng kinh như:

  1. Các hàng Trời, Rồng thường hộ niệm.
  2. Quả lành càng ngày càng thêm lớn.
  3. Chứa nhóm nhơn vô thượng của Thánh.
  4. Mãi không còn thối thất đạo Bồ Đề.
  5. Đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ.
  6. Những bệnh tật không đến nơi thân.
  7. Khỏi những tai nạn về lửa và nước.
  8. Không có bị hại vì trộm cướp.
  9. Người khác thấy đến sanh lòng cung kính.
  10. Các hàng Quỷ Thần theo hộ trì.
  11. Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai.
  12. Đời sau sẽ làm con gái các hàng Vương Giả, Đại Thần.
  13. Thân tướng xinh đẹp.
  14. Phần nhiều được sanh về cõi trời.
  15. Hoặc làm bậc vua chúa.
  16. Có trí sáng biết rõ việc trong những đời trước.
  17. Có mong cầu chi cũng được toại ý.
  18. Quyến thuộc an vui.
  19. Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch.
  20. Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn.
  21. Đi đến đâu cũng đều không bị sự trở ngại.
  22. Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ.
  23. Những người thân tộc đã chết nếu có tội thời được khỏi khổ.
  24. Nếu về đời trước có phước thời được thọ sanh về cõi vui sướng.
  25. Các bậc Thánh ngợi khen.
  26. Căn tánh lanh lợi thông minh.
  27. Giàu lòng từ mẫn.
  28. Rốt ráo thành Phật.

Tụng Kinh Địa Tạng giúp đứa trẻ sinh ra được dễ nuôi, sống an ổn, khỏe mạnh, cuộc đời bình an, vui vẻ, có tuổi thọ cao. Ngoài ra, khi tụng Kinh, người mẹ sinh con cũng được bình an, sinh nở an toàn.

5. Hướng dẫn tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát chuẩn nhất

Bạn có thể trì chú ở nhà hoặc đến các đền chùa, nhất là vào mồng 1 và 15 hàng tháng, hoặc khi các đền chùa tổ chức lễ tụng kinh. Dưới đây là hướng dẫn tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát chuẩn nhất:

5.1. Trì chú

Tụng các câu trì chú sau đây:

Tịnh Khẩu Nghiệp Chơn-Ngôn: "Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha" (3 lần)

Tịnh Thân Nghiệp Chơn-Ngôn: "Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, ta bà ha" (3 lần)

Chú An Thổ-Địa Chơn-Ngôn: "Na - mắc, sa - mãn - tá, bút - đa -năm, om, đu ru, đu ru, đê - vi, xoa ha" (3 lần)

Tịnh Pháp Giới Chơn-Ngôn: "Án lam, tóa ha" (3 lần)

Tịnh Tam Nghiệp Chơn-Ngôn: "Án ta phạ, bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)

5.2. Nguyện Hương

Nguyện đem lòng thành kính, gửi theo đám mây hương. Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo, thề trọn đời giữ đạo, cùng pháp giới chúng sinh, cầu Phật từ gia hộ. Tâm Bồ Đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ Giác (1 lạy) (gõ chuông nếu có)!

5.3. Lễ Tán Phật

Đấng pháp vương vô thượng, ba cõi chẳng ai bằng. Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loài. Quy y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ. Xưng dương cùng tán thán, ức kiếp không cùng tận (xá) ((gõ chuông nếu có)

5.4. Quán tưởng

phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng , Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn. Lưới đế châu ví đạo tràng, Mười Phương Phật bảo hào quang sáng ngời. Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Cúi đầu xin thệ nguyện quy y O.

5.5. Đảnh lễ Tam Bảo

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. ( 1 lạy ) (gõ chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh phổ hiền bồ tát , Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 1 lạy ) (gõ chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lạy ) (gõ chuông)

5.6. Tán lư hương

Lư hương vừa bén chiên đàn, Khói bay nghi ngút muôn vàn cõi xa. Lòng con kính ngưỡng thiết tha, Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng cho. Nam Mô hương vân cái bồ tát (3 lần).

5.7. Chú Đại Bi

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần ). Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni . Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông, a lị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu thâu bằng a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê lô ca đế, ca ra đế, di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra địa ri ni, thất phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, Ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da ta bà ha, ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án tất đi

1