Việt Nam là một nơi phát triển Phật giáo rất lớn, mạnh, trong đó nổi bật là 2 trường phái Tiểu Thừa (hay còn gọi là Nam Tông) và Đại Thừa (hay, còn gọi là Bắc Tông). Điểm chung của 2 dòng Phật giáo là luôn đề cao tư tưởng nhân văn, khuyên con người làm những việc thiện, tránh xa điều ác. Tuy nhiên, cách phân biệt 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông thế nào chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Sự phân chia 2 trường phái Phật giáo
Ngay từ thời kỳ đầu khi hình thành Phật giáo, Phật giáo đã được chia thành 2 phái lớn là Đại chúng bộ và Thượng Tọa Trưởng Lão bộ. Phái Đại chúng bộ đã có chủ trương sử dụng Kinh - Luật - Luận để hành đạo tại Đại hội tập kết kinh điển lần thứ II. Về phía phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ, họ có chủ trương bảo thủ Kinh - Luật - Luận khi hành đạo.
Cho đến đại hội tập kết kinh điển lần thứ IV, 2 phái này vẫn chưa có danh xưng và chưa được hình thành chính thức. Sau đó, phái Đại chúng bộ dần dần phát triển. Từ đó, Phật giáo sử dụng tên Tiểu Thừa thay cho phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và phái Đại chúng bộ thì sử dụng tên Đại Thừa.
Những vị Phật tử thuộc phái Phật giáo Tiểu Thừa phần lớn đều di chuyển đến phía Nam và hình thành nên Phật giáo Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy). Còn phái Đại Thừa thì sẽ di chuyển đến các nước ở khu vực phía Bắc nên được gọi là Phật giáo Bắc Tông.
Cách phân biệt 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông
Một số điểm khác nhau giữa 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông có thể liệt kê sau đây:
Về giáo thuyết
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông là về giáo thuyết của họ. Giáo thuyết của Phật giáo Nam Tông là thuyết Hữu và Vô, hay còn gọi dễ hiểu hơn là có và không. Chủ trương lớn nhất của Phật giáo Nam Tông là hữu luận hay chấp hữu và pháp vô thường. Nói một cách đơn giản hơn là mọi thứ xung quanh luôn biến đổi và chuyển động nhưng vẫn có một cách tương đối mà không thể nói là không.
Trái ngược với việc này, Phật giáo Bắc Tông lại cho rằng không luận hay chấp không, nghĩa là vạn pháp tuy có, nhưng kỳ thực lại là không và nói chung là vạn pháp chỉ là hư giả.
Về khía cạnh văn hóa
Phật giáo Nam Tông được truyền bá từ Ấn Độ đến các nước thuộc khu vực phía Nam. Tuy nhiên, khi Phật giáo Nam Tông được truyền đến nước ta, nó đã đi qua rất nhiều nước và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đạo Bà la môn nên Phật giáo Nam Tông ở một số nước như Thái Lan, Lào, Campuchia có sự tiếp thu mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ. Đó là lý do tại sao ở một số nước theo Phật giáo Nam Tông, số lượng tín đồ Phật giáo vô cùng đông đảo và trở thành gốc của văn hóa nước đó.
Phật giáo Bắc Tông thì truyền đến các nước phía Bắc đi qua con đường Trung Quốc và đến những quốc gia như miền Bắc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản nên chịu ảnh hưởng vô cùng lớn bởi văn hóa Nho giáo và Lão giáo của Trung Quốc. Do vậy, các nước theo Phật giáo Bắc Tông thường chịu ảnh hưởng của Phật giáo ở nhiều mức độ khác nhau.
Về sự giải thoát
Quan niệm về sinh tử luân hồi và niết bàn chính là 2 phạm trù khác biệt nhau mà Phật giáo Nam Tông quan niệm. Quan niệm này có nghĩa là chỉ khi nào thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử thì mới có thể chứng ngộ được niết bàn một cách tuyệt đối. Khi bàn về sự giải thoát, Phật giáo Nam Tông có chủ trương tự độ tự giác, nghĩa là những người theo Phật giáo Nam Tông phải tự giác ngộ cũng như có thể tự giải thoát cho bản thân mình mà không thể nào tự giải thoát hay giác ngộ cho người khác.
Còn Phật giáo Bắc Tông khi nói đến quan điểm sinh tử luân hồi và nhước bàn thì lại cho rằng đây là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại và gần gũi với nhau. Nếu một người tu dưỡng tốt thì cảnh giới được niết bàn vì sinh tử tức niết bàn, phiền não tức bồ đề. Chủ trương chủ yếu của Phật giáo Bắc Tông là tự độ tự giác, tự giải thoát. Quan điểm này, dịch nôm na có nghĩa là những người theo Phật giáo Bắc Tông không chỉ giác ngộ giải thoát cho chính bản thân mình mà còn có thể giải thoát cho chúng sinh.
Đây cũng là lý do mà phái Nam Tông chỉ được ví là cỗ xe nhỏ chở được ít người, còn Bắc Tông lại được ví là cỗ xe to chở được nhiều người.
Về thờ phụng
Đối với Phật giáo Nam Tông, phái này chỉ thờ duy nhất một tượng phật thích ca cùng với các vị A La Hán. Đối với Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc họ thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, họ còn thờ thêm nhiều tượng Phật và cả tượng Bồ Tát. Quan điểm thờ phụng có sự khác nhau như vậy là bởi:
Trong quan niệm của Phật giáo Nam Tông, họ cho rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là một con người bình thường giống như những con người bình thường khác. Ngài vẫn có những nhu cầu đời sống như thông thường và cũng phải chịu một định luật vô thường là trải qua những nỗi thống khổ sinh, lão, bệnh, tử. Điểm khác biệt nhất của ngài đối với người thường là ngài đã hoàn toàn giác ngộ do nỗ lực tu hành mà thành đạt được đạo quả.
Ngoài Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra, phái Nam Tông không thờ phụng bất kỳ một vị Phật nào khác. Đó cũng là lý do mà Đức Phật Thích Ca được tạc tượng cần giống như người Ấn Độ.
Còn đối với quan niệm của Phật giáo Bắc Tông, Đức Phật Thích Ca khác với người thường. Đức Phật sẽ luôn độ chúng sinh nên sẽ thị hiện ở những nơi loài người tiện về giáo hóa. Còn đối với các vị Bồ Tát, Phật giáo Bắc Tông cho rằng Bồ Tát chính là một người trợ lực cùng với chư Phật phù hộ chúng sinh, mỗi vị lại có những công hạnh vô cùng đặc biệt. Tại chùa của phái Phật giáo Bắc Tông, hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni khi tạc có những giống người bản địa vì họ cho rằng như vậy mới là Phật giáo của địa phương, thể hiện sự gần gũi, dễ cảm hóa.
Về hình thức tu hành
Về Phật giáo Nam Tông, phái này nhấn mạnh sự mạnh mẽ tự giải phóng thông qua sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân mình. Để có thể đạt được giác ngộ, phương tiện chính chính là thiền và tu viện được coi là vô cùng quan trọng. Đa số các nhà sư của phái Phật giáo Nam Tông thường dành hầu hết thời gian trong ngày trong tu viện với sắc phục màu vàng và đi khất thực để sinh sống.
Tuy nhiên, Phật giáo Bắc Tông thì lại phải tự do lao động để sinh sống thường ngày. Chỉ khi nào hành dễ, họ mới mặc đạo phục màu vàng và trong những ngày thường thì sắc phục của họ là áo màu nâu.
Về cách ăn chay
Phật giáo Bắc Tông quy định, khi ăn chay phải tuyệt đối không được ăn những đồ có máu, có sinh mạng và nếu đã ăn chay thì phải duy trì trường kỳ trong suốt quãng đời tu hành.
Đối với Phật giáo Nam Tông, các nhà sư đều phải đi khất thực vào mỗi buổi sáng. Họ sẽ ăn bất cứ những gì mà Phật tử cúng, ngay kể cả đồ mặn, miễn là không biết vì mình mà sát sinh và không vì mình mà sát sinh. Bữa chính của họ là vào 12 giờ trưa mỗi ngày và sau đó thì chỉ dùng đồ nhẹ.
Mặc dù giữa 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông có khá nhiều điểm khác biệt nhưng 2 phái này cũng có những điều giống nhau khá cơ bản như cùng bắt nguồn từ đức Phật và cùng tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, qua thời gian, Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông cũng đã hình thành nên nhiều tông phái nhỏ hơn nữa.
Phân biệt 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông ở Việt Nam
Tại Việt Nam, 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông đều du nhập và phát triển mạnh mẽ. Điểm khác biệt dễ thấy nhất chính là về việc bài trí tượng thờ của các chùa thuộc hệ Phật giáo Bắc Tông và Nam Tông. Đối với chùa thuộc phái Bắc Tông, họ sẽ đặt tượng Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm của chính điện. Ngoài ra, họ còn thờ thêm các vị thần linh, Bồ Tát, La hán và các vị thuộc Lão giáo và Khổng giáo.
Bộ Tam Thế Phật chính là bộ tượng thờ vô cùng phổ biến tại các chùa của nước ta. Bộ Tam Thế Phật bao gồm có 3 vị A Di Đà là hình tượng cho các vị Phật trong quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni là tượng trưng cho vị Phật của hiện tại và Di Lặc Tôn vương Phật là tượng trưng cho vị Phật thuộc thời vị lai.
Trong ngôi chùa Nam Tông của người Việt, họ chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca với nhiều kiểu loại khác nhau, có thể ví dụ như tượng Phật Thích Ca sơ sinh hay còn gọi là tượng Cửu Long, tượng đi bát khất thực, tượng ngồi thiền định, tượng niết bàn, tượng ngồi trên mình rắn naga, tượng ngồi đất chứng giám…
Địa chỉ cung cấp tượng Phật bằng đồng uy tín nhất hiện nay
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp các loại tượng Phật bằng đồng cao cấp chất lượng nhất hiện nay thì không thể bỏ qua cơ sở Đồ đồng Lộc Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm tượng bằng đồng, chúng tôi cam kết mang đến những pho tượng cao cấp nhất, đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng.
Đồ đồng Lộc Nam cung cấp cho khách hàng đa dạng các loại đồ dùng phong thủy, đồ thờ, tượng Phật bằng đồng, tranh bằng đồng… với mức giá vô cùng phải chăng. Nếu bạn quan tâm đến những sản phẩm mà chúng tôi cung cấp, hãy nhanh chóng liên hệ trực tiếp qua hotline để được đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ tận tình nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất mà Đồ đồng Lộc Nam muốn gửi đến bạn về cách phân biệt 2 dòng Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ bổ ích cho bạn. Hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!