Ai cũng biết ăn chay là phải kiêng thịt, nhưng ngoài thịt ra thì ăn chay không được ăn những gì nữa? Hãy xem ngay những thực phẩm người ăn chay cần kiêng dưới đây!
Ăn chay mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ý nghĩa theo khoa học và tôn giáo. Nhiều người hiện nay, dù không theo tôn giáo nào, cũng lựa chọn ăn chay kỳ hoặc ăn chay trường . Tuy nhiên, để ăn chay đúng cách , mọi người cần nắm rõ nguyên tắc tránh những thực phẩm không nên ăn. Nếu "nhầm lẫn", lợi ích và ý nghĩa của ăn chay sẽ không còn đáng kể.
Những nhóm thực phẩm người ăn chay cần tránh
Nhóm thực phẩm thịt động vật
Dù là trường phái ăn chay nào, thịt vẫn là thực phẩm đầu tiên nằm trong danh sách người ăn chay cần kiêng. Việc kiêng thịt này mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau. Đối với Phật giáo, kiêng thịt giúp giảm tội ác và nghiệp chướng (động vật cũng là sinh linh vô tội). Đối với những người khác, kiêng thịt còn nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường.
Nhóm chế phẩm từ động vật
Những thực phẩm như trứng, sữa, mật ong, nước yến... được xem là chế phẩm từ động vật. Tùy vào trường phái, có thể ăn chay có sử dụng hoặc không sử dụng nhóm chế phẩm này. Ví dụ, trường phái Lacto Vegetarians ăn chay có sữa, trường phái Ovo Vegetarians ăn chay có trứng, trường phái Lacto-Ovo Vegetarians ăn chay có trứng và sữa, còn trường phái Vegan kiêng thịt và kiêng luôn cả chế phẩm từ động vật.
Nhóm gia vị cần tránh
Nhiều người không biết rằng danh sách những thực phẩm người ăn chay cần tránh còn bao gồm một nhóm gia vị tên là "ngũ vị tân". Đây là tên gọi chung của các loại gia vị như tỏi, hành, củ kiệu, hẹ, hưng cừ. Mặc dù các loại gia vị này có nguồn gốc từ thực vật, lại nằm trong nhóm thực phẩm kiêng kỵ khi ăn chay.
Lý giải cho việc này là những loại gia vị này có tính cay nóng, khi ăn vào sẽ làm con người nóng nảy, dễ bị kích động, tâm tính khó thuần, khó nuôi dưỡng lòng từ bi và tu tâm.
Như vậy, những gia vị không được ăn chay đó là: tỏi, hành, củ kiệu, hẹ, hưng cừ.
Nhóm thực phẩm có chất kích thích
Nhóm thực phẩm này không nằm trong danh sách cấm ăn chay, nhưng chỉ nên kiêng khi ăn chay. Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe... ảnh hưởng đến tinh thần, trí tuệ và đặc biệt là sức khỏe, vì vậy người ăn chay cũng nên hạn chế nạp chất kích thích vào cơ thể.
Giải đáp một số thắc mắc về ăn chay
Ăn chay có ăn thịt được không?
Trên thực tế, tồn tại một dạng ăn chay gọi là "bán phần". Người ăn chay bán phần sẽ không ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, nhưng lại ăn thịt trắng như thịt gia cầm, cá... Họ cũng dùng trứng, sữa và chế phẩm từ sữa.
Ăn chay có ăn trứng được không?
Câu trả lời phụ thuộc vào từng trường phái. Trường phái Lacto-Ovo Vegetarians và Ovo Vegetarians được ăn trứng.
Ăn chay có ăn mực được không?
Trường phái Pescatarian được phép ăn cá, mực và các thực phẩm đến từ biển. Người phương Tây và Nhật Bản coi hải sản là thực phẩm, trong khi người Pháp cho rằng hải sản là hoa quả của biển cả. Vì vậy, cá, mực và hải sản các loại vẫn nằm trong thực đơn của người ăn chay ở các nước này.
Ăn chay có được ăn muối không?
Nhiều người nghĩ rằng ăn chay là ăn nhạt, nhưng không phải vậy. Ăn chay vẫn có thể nêm mặn bằng các gia vị bình thường như muối, bột canh, nước tương, nước mắm hay hạt nêm. Chỉ cần thành phần của các gia vị không phải từ thịt và các chế phẩm từ thịt là được.
Như vậy, ăn chay có thể ăn muối, trừ muối tôm.
Ăn chay có được ăn mì tôm không?
Để biết mì tôm có phù hợp với ăn chay hay không, bạn cần kiểm tra kỹ nguyên liệu trong gói mì đó. Thông thường, sợi mì được trộn với trứng gà. Còn gói gia vị thì có thể chứa một lượng ít tôm hoặc thịt. Nếu gói mì có chứa các nguyên liệu này, bạn không nên dùng cho ăn chay.
Hiện nay, có nhiều loại mì chay trên thị trường. Mặc dù hương vị không thơm ngon như mì thông thường, nhưng chúng vẫn mang đến sự đa dạng trong ngày ăn chay .
Hi vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được ăn chay không được ăn những gì và từ đó chọn thực phẩm phù hợp để có chế độ ăn chay đúng đắn nhất.
Xem thêm:
- Tất tần tật các loại sữa dành cho người ăn chay
- Top #4 việc làm phù hợp cho người ăn chay
- Làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn?