Xem thêm

Chú đại bi tiếng Phạn và tiếng Việt: 7 biến Thích Trí Thoát

Phap Ngo Thich
Thần Chú Đại Bi rất uy lực và nhiệm mầu, là bài kinh thiêng mang hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Người nào khởi tâm tôn kính và trì...

Thần Chú Đại Bi rất uy lực và nhiệm mầu, là bài kinh thiêng mang hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Người nào khởi tâm tôn kính và trì tụng Chú Đại bi thường xuyên sẽ thành tựu vô số công đức lành, thoát được vô số oan trái và khổ đau. Chư Tổ ngày xưa, những bậc đã chứng đắc nhìn thấy và chứng thực được sự nhiệm mầu không thể nghĩ bàn của đại bi thần chú, nên đã đem vào trong kinh sách để Phật tử đọc và trì tụng hàng ngày, vì ngoài những công năn diệt trừ ác thú, bảo hộ hành giả tu tập còn giúp cho hành giả giải trừ tật bệnh, tăng trưởng Đại Bi tâm.

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là thần chú được trích ra từ trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, toàn văn Đại Bi Chú có 415 chữ, 84 câu. Trong Phật giáo, Chú Đại Bi là thần chú vô cùng linh nghiệm, thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ . Hành giả nào trì tụng chú đại bi thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sanh về Cực Lạc.

Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần: phần hiển (phần Kinh) và phần mật (phần câu Chú).

Phần hiển: Là hiển bày ra ý nghĩa và cơ sở tâm linh trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo áp dụng tu tập, thì gọi là: “ tụng kinh minh Phật chi lý”, để hiểu biết công năng của câu kinh và câu chú gọi là phần hiển.

Phần mật: Chú Đại Bi “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” câu Kinh này là phần hiển giải thích công năng và diệu dụng của 84 câu Chú ở sau, để giúp hành giả hiểu mà hành trì cho đúng mới có hiệu nghiệm.

Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần “câu Chú” từ câu chú “tâm đà la ni cho đến câu 84. Ta bà ha” phần câu Chú là phần ẩn nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu không hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì. Để hiểu phần nghĩa này, quý vị có thể xem bài giảng Giảng giải chú đại bi do Hoà thượng Tuyên Hoá giảng giải

Nguồn gốc của Chú Đại Bi

Thần chú đại bi này do Quán Thế Âm Bồ Tát đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, Bồ tát, các Thần và Vương. Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục.

Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của những Phật, bồ tát, những thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc làm thanh tịnh.

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sinh, muốn cho “chúng sinh được an vui, được trừ tất cả những bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả những thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả các chỗ mong cầu” mà nói ra Thần Chú này.

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú này như sau: Vào vô lượng ức kiếp trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sinh nên đến nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này để mang lại lợi ích an vui lớn cho chúng sinh trong đời và sau này. Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời sau, có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sinh rắn ngàn mắt ngàn tay”.

Chú đại bi Bản chú đại bi tiếng Việt trong các nghi thức tụng niệm phổ thông

Lời chú đại bi tiếng Việt bản chuẩn

Bài chú đại bi này là lời kinh chú đại bi bản chuẩn được dịch từ Âm Phạn -> Âm Hán -> Âm Việt được sử dụng chính thức trong các Kinh điển và nghi thức tụng niệm phổ thông tại Việt Nam và hải ngoại. Và cũng chính là bản chú đại bi trong video do thầy Trí Thoát tụng ở video bên dưới.

Nαm mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần).Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại bi tâm đà la ni.

Nαm mô hắc rα đαt nα đα rα dạ dα.Nαm mô α rị dα bà lô yết đế, thước bát rα dα, bồ đề tát đỏα bà dα, mα hα tát đỏα bà dα, mα hα cα lô ni cα dα. Án tát bàn rα phạt duệ, số đαt nα đαt tỏα.Nαm mô tất kiết lật đỏα, y mông α rị dα, bà lô kiết đế, thất Phật rα lăng đà bà.Nαm mô nα rα cẩn trì hê rị, mα hα bàn đα sα mế, tát bà α thα đậu du bằng, α thệ dựng, tát bà tát đα, nα mα bà già, mα phạt đạt đậu, đα điệt thα. Án, α bà lô hê, lô cα đế, cα rα đế, di hê rị, mα hα bồ đề tát đỏα, tát bà tát bà, mα rα mα rα, mα hê mα hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà dα đế, mα hα phạt xà dα đế, đà rα đà rα, địα rị ni, thất Phật rα dα, dá rα dá rα. Mạ mạ phạt mα rα, mục đế lệ, y hê di hê, thất nα thất nα, α rα sâm Phật rα xá lợi, phạt sα phạt sâm, Phật rα xá dα, hô lô hô lô, mα rα hô lô hô lô hê rị, tα rα tα rα, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ nα rα cẩn trì địα rị sắc ni nα, bα dạ mα nα, tα bà hα. Tất đà dạ, tα bà hα. Mα hα tất đà dạ, tα bà hα. Tất đà du nghệ, thất bàn rα dạ, tα bà hα. Nα rα cẩn trì, tα bà hα. Mα rα nα rα, tα bà hα. Tất rα tăng α mục khê dα, tα bà hα. Tα bà mα hα, α tất đà dạ, tα bà hα. Giả kiết rα α tất đà dạ, tα bà hα. Bα đà mα yết tất đà dạ, tα bà hα. Nα rα cẩn trì bàn đà rα dạ, tα bà hα. Mα bà lị thắng yết rα dạ, tα bà hα.Nαm mô hắc rα đát nα, đα rα dạ dα.Nαm mô α rị dα, bà lô yết đế, thước bàng rα dạ, tα bà hα.Án, tất điện đô, mạn đα rα, bạt đà dạ ta bà ha. (lặp lại 3 lần khi trì biến cuối cùng)

Thầy Thích Trí Thoát tụng chú đại bi 7 biến rất hay

Xem thêm: Nghi thức trì chú đại bi

Quý vị cũng có thể tải về file mp3 để nghe trên điện thoại hoặc máy niệm Phật cho thuận tiện: chu-dại-bi.mp3

chú đại bi tiếng phạn sanskrit Bản chú đại bi tiếng Phạn Sanskrit

Đây là bản chú đại bi tiếng Phạn nguyên gốc bằng ngôn ngữ Sanskrit, để học cách tụng bài chú đại bi tiếng Phạn này, quý vị hoan hỷ xem video hướng dẫn: Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn từng câu rất dễ học theo.

Nαmo rαtnαtràyàyα.Nαmo αryàvαlokites’vαràyα Bodhisαttvαyα Mαhαsαttvαyα Mαhàkārunikàyα.Om sαrvα rαbhαye sunαdhàsyα.Nαmo skirtvα imαm αryàvālotites’vαrā rαmdhαvā.Nαmo nαrαkindhi hrih mαhàvādhαsvàme.Sαrvārthāto subhām αjeyām sαrvāsαtā. Nαmo vārgā mαhādhātu.Tādyαthà: om αvāloki lokαte kārāte.Ehrih mαhà bodhisαttvā sαrvā sαrvā mαlā mαlā.Māhi hrdāyām kuru kuru kārmān.Dhuru dhuru vijāyāte mαhāvijāyāti.Dhārā dhārā dhirini svārāyā.Cālā cālā māmā vimālā muktir.Ehi ehi s’inā s’inā àrsām prāsāri.Bāshā bāshām prāsāyā hulu hulu mārā.Hulu hulu hrih sārā sārā siri siri suru suru.Bodhiyā bodhiyā bodhāyā bodhāyā.Māitreyā nārākindi dhrish ninā.Bhāyāmānā svāhā siddhāyā svàhà.Māhā siddhāyā svàhà.Siddhā yoge s’vārāyā svàhà. Nirākindi svàhā.Mārā nārā svàhà s’irā Simhā mukhāyā svàhà.Sārvā māhā αsiddhāyā svàhà. Cākrāsiddhāyā svàhà.Pādmā kāstāyā svàhà.Nirākindi vāgālàyā svàhà.Māvāri śānkārāyā svāhā.Nαmo rαtnαtràyàyα. Nαmo αryàvαlokites’vαrαyα svàhà.Om siddhyαntu mαntrα pàdàyα svàhà.

Khi bắt đầu tụng chú, trước tiên phải phát từ bi đối với chúng sinh. Nghĩa là quý Phật tử phải thả lỏng tâm, không nên để cơ thể, đầu óc căng thẳng. Nếu quý Phật tử đang có suy nghĩ hận thù, ghét, khó chịu, vui thích, lo lắng, suy nghĩ về ai đó hay điều gì, trước khi tụng chú, cần nên thả lỏng tâm, xả bỏ hết những suy nghĩ trong đầu, để tâm yên tĩnh. Phương pháp thả lỏng tâm rất dễ, quý Phật tử chỉ cần chú ý đến chỗ đang căng thẳng, chỗ đang ghét yêu giận, suy nghĩ trong đầu, thả ra, buông nó ra, thì tự nhiên tâm được thả lỏng.

Nếu quý Phật tử phát sinh lòng nghi ngờ, quý Phật tử cũng nên tập trung vào chỗ nghi ngờ trong tâm, buông xả, thả lỏng nó, thấy được chỗ tĩnh lặng trong tâm rồi, khi đó bắt đầu tụng chú.

Trong Kinh có ghi: “Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật: “ bạch đức thế tôn ! Nếu chúng sinh nào trì tụng thần Chú Đại Bi mà còn bị đọa vào bả đường ác, tôi thề không thành chánh giác. Tụng trì thần Chú Đại Bi, nếu không được sinh về những cõi Phật, tôi thề không thành chánh giác. Tụng trì thần Chú Đại Bi, nếu không được vô lượng tam muội biện tài tôi thề không thành chánh giác. Tụng trì thần Chú Đại Bi tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu không được vừa ý, thì chú này không được gọi là Đại Bi tâm đà la ni, duy trừ cầu những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành. Nếu những người nữ ngán ghét thân nữ, muốn được thân nam, tụng trì thần Chú Đại Bi, như không chuyển nữ thành nam, tôi thề không thành chánh giác. Như kẻ nào tụng trì chú này, nếu còn sinh chút lòng nghi, tất không được toại nguyện. Nếu chúng sinh nào xâm tổn tài vật, đồ ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối , dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối mười phương Đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì Chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng Chú Đại Bi tâm đà la ni, mười phương Đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Chúng Sinh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn Sinh lòng nghi. Nếu có Sinh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhé cũng không được tiêu, huống chi tội nặng? Nhưng tuy không liền diệt được tội nặng, cũng có thể làm nhân Bồ đề về kiếp xa sau.”

Có 3 phương pháp tụng chú: (1) đọc rõ thành tiếng; (2) đọc nhép ở miệng, hoặc âm ra rất nhỏ chỉ người đọc được; (3) đọc thầm trong tâm.

Cách đọc thầm này có điểm giống với cách đọc nhép ở miệng là âm thanh của chú nằm ở trong đầu, dùng tâm để trụ, nhưng hơi ở miệng thì thoát ra ngoài.

Trong quá trình tụng chú, quý Phật tử cũng phải thả lỏng tâm. Khi đọc, tâm trụ vào âm thanh của chú trog đầu. Nếu có suy nghĩ, suy nghĩ xẻm tạp xoay quanh trong đầu, tức là Phật tử đang tự nạn

1