Xem thêm

Sư Giác Khang: Hành Trình Chinh Phục Vạn Sinh Và Lưu Xá Lợi Nhiệm Mầu

Phap Ngo Thich
Đánh thức những kỷ niệm về cuộc đời tu học và giảng pháp của Sư Thích Giác Khang Thời kỳ đầu tu học Năm 1966, Sư Thích Giác Khang nhập gia theo hệ Khất sĩ...

Đánh thức những kỷ niệm về cuộc đời tu học và giảng pháp của Sư Thích Giác Khang

Thời kỳ đầu tu học

Năm 1966, Sư Thích Giác Khang nhập gia theo hệ Khất sĩ tại Tịnh xá Ngọc Vân, tỉnh Trà Vinh. Sư có 2 Bổn Sư là Đức Trí sự Giác Như và Nhi tổ Giác Chánh. Và Y Chi Sư là Sư Giác Thức. Từ năm 1968 đến năm 1983, Sư theo Nhi tổ Giác Chánh đi hành đạo khắp nơi ở miền Tây Nam bộ. Học "Chơn ly" và hành trì "Trú dạ lục thời" theo giáo lý Khất sĩ của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang.

Trong thời gian tu học, Sư thường xuyên nhập vào định tam thiền, do đó sau khi đi bát, độ ngọ xong là Sư thường tìm chỗ vắng vẻ nhập vào thiền định từ 7-9 tiếng đồng hồ nghiền ngẫm thuần thục bộ Chơn lý. Tuy nhiên, trong quá trình tu học, Sư thấy bế tắc về Bát nhã, về con đường giải thoát, Sư thất vọng vo cùng. Trong lúc chán nản đến cừng tột, chợt nhìn trên kệ kinh thấy quyển “Đường vào hiện sinh” của Kisnamurti do Trúc Thiện dịch, Sư đọc và ngộ được Chân lý Bát nhã. Bắt đầu từ đây, Sư tìm đọc những quyển do Trúc Thiên, do cụ Mai Thọ Truyền dịch, quyển Phật học tinh hoa của Nguyễn Duy Cần, Duy thức học của Giáo sư Thạc Đức,…

Vào năm 1983, vì thời thế, Sư trở về Tịnh xá Ngọc Vân. Đến năm 1985, Đức Trí sự Giác Như viên tịch, giao nhiệm vụ trụ trì lại cho Sư. Khi trở về Tịnh xá Ngọc Vân, trong các buổi cúng hội, Sư giảng chuyên về Chơn lý và dạy tu thiền định. Qua sự giảng dạy thu hút chư phật tử rất đông.

Sư lấy "Giới-Định-Tuệ" và “Trú dạ lục thời” làm gốc trên con đường tu của mình. Một hôm trong thiền định, Sư ngâm ngộ Tứ Diệp Đế. Và ngay sau khi xả định, trong alaya tuôn trào, Sư viết không ngừng nghỉ cuốn "Tứ Diệp Đế" trong vòng 15 phút. Cuốn “Tứ Diệp Đế” này vẫn còn lưu truyền cho đến ngày hôm nay, và chư phật tử lấy đó làm cẩm nang gối đầu giường.

Thời kỳ thứ hai

Qua thời gian giảng dạy, Sư lâm trọng bệnh. Sau những ngày mê man, tỉnh dậy Sư suy nghĩ, đối với Sư, trong thời buổi này tu pháp môn Thiền tông khó mà đạc Thánh quả. Do đó, Sư nghĩ rằng pháp môn Tịnh độ nếu hành đúng sẽ được vãng sanh về thế giới Cực lạc thì một đời sẽ thành Phật. Lúc đó Sư nhờ phật tử thỉnh quyển kinh A Di Đà của Tri Húc Đại Sư. Sư đọc được câu thơ của Đại Sư Vĩnh Minh “có thiền, có tịnh như cọp mọc thêm sừng”. Từ đó Sư quyết định “Thiền-Tịnh song tu”. Sư bắt đầu nghiên cứu các kinh sách về Tịnh độ tông như: pháp môn Tịnh độ của Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Lá thư Tịnh độ của Ngài Quang Đại Sư, Niệm phật tập yếu của Ngài Thiền Tâm,…

Trong thời gian tu tập, Sư đặt thêm 4 câu hỏi nữa, tổng cộng là 10 câu hỏi của bài kinh Sáu Sáu. Song song với đó, Sư nghiên cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm do bác sĩ Tâm Minh Lê Đỉnh Thám dịch. Sư rất tâm đắc đoạn kinh Đức Phật chỉ dạy Ngài Anan nhận lại Bát nhã qua 6 căn ngay trong lúc đánh chuông,…

Phật tử thỉnh Sư giảng bài kinh Sáu Sáu lần 2. Lần này Sư giảng tư tưởng lòng vào Bát nhã. Sau khi kết thúc khoá giảng lần 2, Sư thấy chưa vừa ý. Sư đi tu tịnh tại Đà Lạt, do phật tử Tịnh Giới cấp cái cốc dưới thung lũng xa thành phố cho Sư tu tịnh. Trong thời gian này, Sư thường đi vào rừng sâu, suối, thác để nương cảnh tạo tâm. Và nhân duyên trong ngày tự tứ năm Phật lịch 2539, có một phật tử cúng dường quyển kinh Lăng kính đại thừa của cụ Nghiêm Xuân Hồng. Sau vài tháng được sĩ Trí con một phật tử cúng dường quyển Lăng nghiêm ảnh hiện, Tánh không và kinh Kim cang, Ma chướng trên đường tu,… của cụ Nghiêm Xuân Hồng. Sư nghiên cứu đồng thời photo cho phật tử cùng nghiên cứu. Trong quyển Lăng nghiêm ảnh hiện, Sư tâm đắc nhất là “24 bất tương ứng hành pháp” mà cụ trình bày về Duy thức.

Năm 2007, phật tử thỉnh Sư giảng bài kinh Sáu Sáu lần 3. Sư giảng bài kinh Sáu Sáu phối hợp giữa kinh Nguyên thủy, Tiểu thừa, Đại thừa. Sư chọn kinh Thủ Lăng Nghiêm, Duy thức và bộ sách của cụ Nghiêm Xuân Hồng và pháp môn Tịnh độ lồng vào bài giảng kinh Sáu Sáu. Lần này Sư giảng đi vào chiều sâu của Bát nhã ứng dụng ngay trong thực tế cuộc sống. Sau 3 năm, kết thúc khoá giảng.

Thời kỳ thứ ba

Qua kinh Trung Bộ, Sư đọc được bài kinh Sáu Sáu, thấy Đức Phật giảng thực tế đi vào trong cuộc sống, sau khi Đức Phật giảng xong có 60 vị Tỳ kheo đắc quả Alahán. Và từ đây, mỗi ngày Sư phối hợp Duy thức giảng bài kinh Sáu Sáu. Sư đặt ra 6 câu hỏi. Sau khi phật tử trả lời hết 6 câu hỏi, khoá giảng kết thúc có nhiều phật tử xuất gia cầu giải thoát. Còn riêng Sư thấy lối giảng này chưa được sáng tỏ, Sư tìm chỗ ẩn tu để suy ngẫm vào chiều sâu. Sư tìm đến Sư Thức đang tu tịnh ở tỉnh Sa Đéc. Sư Thức là vị Sư được Nhị Tổ quan tâm, cũng là vị Sư mà Sư thường hay nhắc đến trong lúc giảng pháp.

Trong thời gian tịnh tu, Sư đặt thêm 4 câu hỏi nữa, tổng cộng là 10 câu hỏi của bài kinh Sáu Sáu. Song song với đó, Sư nghiên cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm do bác sĩ Tâm Minh Lê Đỉnh Thám dịch. Sư rất tâm đắc đoạn kinh Đức Phật chỉ dạy Ngài Anan nhận lại Bát nhã qua 6 căn ngay trong lúc đánh chuông,…

Phật tử thỉnh Sư giảng bài kinh Sáu Sáu lần 4. Đợt giảng này rất đông phật tử mới (vài trăm người). Lần này, những buổi giảng đầu tiên Sư đưa ra 3 câu chuyện: Sư Huyền Giác và Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Võ Đế, Bảy trạm xe để trắc nghiệm lại trình độ Phật pháp của phật tử. Sư thường khuyên phật tử nên tổ chức đi đến sông lớn, biển Ba Động ngồi thiện định, để thấy được cảnh mông lung, bao la mà soi rọi lại tâm của mình. Sau khi trắc nghiệm xong, Sư thấy cần phải quay trở lại giảng “Bài học với lòng” đó là 4 đường ác và người trời dục giới cho đến lúc Sư đi ́n Độ.

Năm 2013, tiết tháng 3 nắng nóng, Sư định đi tịnh tu ở Đà Lạt, nhưng có những phật tử thỉnh Sư đi chiêm bái Thánh tích của Đức Phật tại ́Ân Độ. Khi trở về, Sư lâm trọng bệnh. Trong 5 ngày cuối, thân bệnh của Sư diễn biến từng bước y như Sư thường giảng pháp qua 3 thân đưa đến cảm giác, tư tưởng như thế nào. Sư có cho mời Hòa Thượng Giác Giới là Trị Sự của Khất sĩ giáo đoàn 1 đến để Sư trình bày rõ nguyện vọng của Sư là “giao trụ trì lại cho Sư Minh Hiệp sau khi Sư viên tịch”.

Trong thời gian này, các chư thiên mời Sư giảng pháp. Lúc Sư mở mắt ra, chư phật tử chăm sóc Sư hỏi “Hồi nãy Sư nói gì mà chúng con nghe Sư giảng bài kinh Sáu Sáu rất rõ”. Sư nói đang giảng kinh ở cõi Sắc. Thì phật tử đòi đi theo Sư nghe giảng pháp ở cõi trời Sắc giới. Sư nói mấy ông làm sao nhận được mà đòi đi theo. Tối ngày 29 và qua ngày 30/3 âl, Sư đi vào cõi mông lung, do đó các máy không đo được mạch và áp huyết của Sư, nhưng mà Sư rất là tỉnh táo. Sáng ngày 30/3, bác sĩ Tùng đến chăm sóc Sư rồi lễ Sư và nói “Bây giờ tùy Sư, Sư muốn chết thì chết, Sư muốn sống thì sống, chứ mạch và áp huyết như thế này thì người thường đã chết từ lâu rồi”. Sư cười nói “cám ơn bác sĩ, làm phiền bác sĩ quá, không sao đâu.” Gần đến 3 giờ chiều, Sư đặn dò quý Tăng và chư phật tử đôi điều rồi, và căn dặn tổ chức tang sự cho Sư phải thật giản đơn để không hoang phí tiền bạc của chư phật tử. Sư viên tịch lúc 3 giờ 30 phút chiều ngày 30/3/2013.

Sư viên tịch để lại nhiều ấn chứng như bắt đầu châm ngọn lửa hỏa táng, hào quang rực rỡ tỏa sáng bao quanh kim quan, tỏa sáng trên tháp hỏa và hào quang tỏa sáng cả bầu trời, ngoài ra còn để lại vô số xá lợi đủ màu sắc. Sư quá từ bi, cuối cùng, Sư còn sáng tấn phật tử niệm Phật A Di Đà và phát nguyện sẽ chắc chắn được vãng sanh về thế giới Cực lạc.

Chúng con nguyện sẽ tu học tinh tấn để được gặp Sư ở Cực lạc quốc.

Nguồn: Hội Quán Di Đà.

1