Xem thêm

Nên tụng kinh vào giờ nào trong ngày? Khung giờ vàng mở tâm trí, xóa mê mờ

Phap Ngo Thich
Tụng kinh là gì và vì sao nên tụng kinh? Phàm những ai theo đạo Phật đều thấy tụng kinh là một nghi thức quan trọng khi hành lễ. Mục đích của tụng kinh chính...

tụng kinh là gì và vì sao nên tụng kinh?

Phàm những ai theo đạo Phật đều thấy tụng kinh là một nghi thức quan trọng khi hành lễ. Mục đích của tụng kinh chính là cầu siêu, cầu an cho bản thân, cho gia đình, cho đồng loại.

Khi tụng kinh, có thể chọn bất cứ bộ kinh nào. Chỉ cần thành chí đọc tụng sẽ giúp tâm an, thân khỏe, có tác dụng chữa lành và hướng thiện. Bởi bất cứ bộ kinh phật nào cũng hướng con người đến sự thấu suốt, bỏ đi những mê mờ, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tìm đến những giá trị tốt đẹp.

Khi tụng kinh, nên chọn những bộ kinh hợp với nguyện ước, căn cơ của bản thân. Ví dụ như cầu siêu thì có thể tụng Vu Lan, Di Đà. Còn nếu cầu an thì nên tụng Dược Sư, Phổ Môn. Những ai sám hối thì Thủy Sám, Lương Hoàng Sám… sẽ là lựa chọn phù hợp. Lựa chọn đúng cũng giúp tâm đồng nhất, giúp việc tụng kinh đạt được hiệu quả tuyệt vời hơn.

Phật tử nên tụng kinh tại nhà hay trên chùa?

Tụng kinh nào cũng mang đến nhiều lợi ích, điều quan trọng là thân chủ phải hiểu được các ý nghĩa trong kinh để ứng dụng thực hành. Song song với việc nên tụng kinh vào giờ nào trong ngày tốt nhất, nhiều Phật tử cũng băn khoăn tụng kinh ở nhà hay trên chùa mới tốt, mới đúng.

Tụng kinh là để phá trừ kiêu mạn. Tụng kinh là để thực hành hạnh khiêm cung. Tụng kinh chính là ôn lại những lời dạy của phật và giúp 3 nghiệp đời được thanh tịnh. Những phước báu của việc tụng kinh rất nhiều. Và việc tụng kinh trên chùa hay ở nhà đều có ý nghĩa như nhau.

Tuy nhiên, khi tụng kinh trên chùa, không khí yên tĩnh, trang nghiêm sẽ giúp chúng ta ít bị phân tâm. Mắt chỉ chú ý đọc kinh, thân chỉ chú ý ngồi trang nghiêm, tâm chỉ chú ý vào những lời dạy của Phật. Nhờ tam nghiệp được thanh tịnh, lời kinh cũng dễ đi sâu vào tiềm thức hơn.

Nên tụng kinh vào giờ nào trong ngày: 2 khung giờ vàng tâm trí khai mở

Những lời Phật dạy trong kinh rất thâm sâu, lại cũng rất vi diệu. Để những lời vàng ngọc ấy từng bước đi vào tâm trí, chúng ta cần biết được nên tụng kinh vào giờ nào trong ngày. Theo đó, có 2 khung giờ vàng tốt nhất để trì tụng:

  • Buổi tối lúc 19 giờ: Khung giờ này thích hợp để tụng kinh Di Đà
  • Thời khuya: Khung giờ này thích hợp để tụng Đại bi thập chú, Lăng Nghiêm.

Vì sao nên tụng kinh vào 2 giờ này? Lúc tối và khuya là thời điểm mà mọi việc trong ngày đã gác lại. Lúc này, tâm trí thanh tĩnh, không gian bốn bề cũng yên ắng nên phù hợp với việc tụng kinh.

Các lưu ý khi tụng kinh

Ngoài giờ giấc tụng kinh, cách thức trì tụng cũng rất quan trọng. Trước khi tụng kinh, cần phải súc miệng sạch sẽ. Trang phục chỉnh tề, uy nghiêm. Dù đứng hay ngồi đều phải giữ thân đoan chính. Khi lạy hay quỳ cũng cần kính cẩn, thanh tâm.

Đặc biệt, trong lúc trì tụng không được vừa tụng kinh vừa cười nói, làm việc riêng. Cũng không nên tụng kinh với thanh âm quá lớn. Chúng ta tụng kinh chủ yếu là tâm chúng ta đang lắng nghe, đang cảm nhận từng lời Phật dạy. Chúng ta tụng kinh cho Phật nghe, Phật chứng. Chúng ta tụng kinh vì chính bản thân mình.

Và khi có những hành vi chuẩn mực, nhưng lời sáng suốt từ trí tuệ, từ lòng từ bi của Phật sẽ dần thấm nhuần trong tâm tưởng của chúng ta. Lúc này, việc tụng kinh mới có thể mang lại những lợi ích như chúng ta mong cầu.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề nên tụng kinh vào giờ nào trong ngày. Mong các chia sẻ này hữu ích và giúp những ai đang theo con đường tu tập có được cách thực hiện đúng đắn nhất.

Tụng kinh để cầu siêu, cầu an, sám hối, tìm kiếm an lạc và hướng đi cho cuộc đời

Tụng kinh để cầu siêu, cầu an, sám hối, tìm kiếm an lạc và hướng đi cho cuộc đời

Tụng kinh tại nhà hay trên chùa đều tốt và ý nghĩa như nhau

Tụng kinh tại nhà hay trên chùa đều tốt và ý nghĩa như nhau

Không có tiêu chuẩn nên tụng kinh vào giờ nào trong ngày tốt nhất, chỉ cần đủ duyên là có thể trì tụng

Không có tiêu chuẩn nên tụng kinh vào giờ nào trong ngày tốt nhất, chỉ cần đủ duyên là có thể trì tụng

1