Việc ăn chay không chỉ là cách để tích phúc đức cho bản thân và con cháu sau này, mà còn mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc cho tâm linh và sức khoẻ của chúng ta. Vậy thì, nên ăn chay vào những ngày nào trong tháng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để có câu trả lời nhé.
Ăn chay là gì?
Ăn chay là chế độ ăn uống bằng những loại thực vật như rau củ quả, trái cây, mật ong, bơ, sữa và không sử dụng các loại thịt, cá hoặc chế phẩm từ động vật như chả, giò, mắm, ruốc trong bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, người ăn chay cũng không nên sử dụng những loại thực phẩm thanh đạm và các loại gia vị có mùi cay nồng như hành, tỏi, hẹ, kiệu vì có thể gây cho hôi hám thân thể và tâm dễ sinh dục vọng sân si.
Hiện nay có 2 phương thức ăn chay chính là ăn chay trường và ăn chay kỳ.
- Ăn chay trường: Hình thức ăn chay trong suốt nhiều ngày.
- Ăn chay kỳ: Ăn chay cố định vào một số ngày trong tháng. Thường thì lịch ăn chay kỳ sẽ là 10 ngày và được chia thành nhiều hình thức khác nhau như:
- Nhi trai: Ăn chay 2 ngày trong một tháng là ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.
- Tứ trai: Ăn chay 4 ngày trong một tháng bao gồm: mùng 1, 14, 15 và 30.
- Lục trai: Ăn chay 6 ngày trong một tháng, bao gồm: 8, 14, 15, 23, 29.
- Thập trai: Ăn chay 10 ngày trong một tháng, bao gồm: mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30.
- Nhất ngoại trai: Ăn chay liên tiếp trong một tháng, hầu hết mọi người sẽ lựa chọn ăn chay vào tháng giêng, tháng bảy hoặc tháng mười.
- Tam ngoạt trai: Ăn chay trong 3 tháng là tháng giêng, tháng năm và tháng chín.
Ý nghĩa của việc ăn chay
Theo góc nhìn tâm linh Phật giáo
Những người theo chế độ ăn chay là những người đã tu, nhờ việc ăn chay mà sẽ hiền lành, tình tình ôn hoà với mọi người, được mọi người yêu thương và kính trọng. Những người ăn chay sẽ có nhiều người ở hiền, xã hội được tốt đẹp, thế giới hòa bình, vui vẻ.
Ý nghĩa sâu xa của việc ăn chay là nuôi dưỡng hạt giống yêu thương, từ bi tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện bản thân giúp tâm an yên. Khi ăn chay, bạn sẽ hạn chế được việc sát sinh ở cả mình và người khác, loại bỏ được điều ác để làm điều thiện là chân lý theo góc nhìn Phật giáo.
Ý nghĩa khoa học
Trong các công trình nghiên cứu khoa học cũng như y khoa phân tích sinh hóa, sinh lý học để chỉ ra rằng việc ăn chay sẽ giúp cho con người có sức khoẻ tốt hơn, đặc biệt tốt hơn cho những người bệnh đang mắc vấn đề về tim mạch, ung thư.
Con người đang dần có xu hướng ăn chay nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và tỏ thái độ nhân đạo việc ngược đãi, sát hại động vật.
Việc xây dựng thực đơn và sắp xếp thời gian ăn là điều cần làm khi tiến hành ăn chay
Hướng dẫn ăn chay đúng cách để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Lựa chọn hình thức ăn chay phù hợp
Cách tốt nhất để đảm bảo việc ăn chay sẽ đầy đủ và đúng cách thì đầu tiên bạn cần chú ý lựa chọn hình thức ăn chay phù hợp với thể trạng, mục đích của bản thân.
Trường hợp trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi... nên áp dụng những kiểu ăn chay linh hoạt bằng cách ăn chay kết hợp có trứng, sữa hoặc ăn chay theo kiểu một bữa chay, một bữa mặn.
Còn đối với những trường hợp còn lại có thể lựa chọn hình thức ăn chay theo nhu cầu và mục đích của bản thân.
Xây dựng và sắp xếp khẩu phần ăn phù hợp
Để ăn chay đầy đủ và đúng cách thì người thực hiện ăn chay cần đảm bảo sắp xếp khẩu phần ăn, thời gian, số lượng bữa ăn và chế độ dinh dưỡng cần được sắp xếp một cách hợp lý. Có thể xây dựng các bữa ăn đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm ăn chay gia mặn được chế biến một cách phù hợp nhất.
Bữa sáng thì bạn có thể sử dụng những món ăn giau năng lượng nhưng cần dễ tiêu. Thì vào bữa trưa và bữa tối nên chế biến các món ăn khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và cải thiện khẩu vị, tránh trường hợp ngán ăn.
Tuy nhiên khi xây dựng và sắp xếp chế độ ăn thì bạn cần chú ý cân bằng những loại thực phẩm chứa nhiều đạm thực vật, các loại dưỡng chất khác để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Lựa chọn nguyên liệu
Cần lựa chọn nguyên liệu cho việc ăn chay một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, đồng thời cũng cần đảm bảo rằng nguyên liệu sạch. Hầu hết những người ăn chay sẽ chế biến các món chay bằng phương pháp như luộc, hấp, chần.
Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác
Việc không xây dựng bữa ăn đa dạng sẽ khiến cho cơ thể bạn bị thiếu hụt dưỡng chất một cách trầm trọng vì những loại thực phẩm chay sẽ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, ngoài ra bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, ví dụ như: đậu xanh ăn với cháo, ngũ cốc ăn kèm sữa, không nên sử dụng ăn một món đơn độc.
4 nhóm dinh dưỡng cần có trong chế độ ăn hàng ngày của một người ăn chay như:
- Nhóm 1: bột đường có trong gạo với các thực phẩm như: gạo, khoai, lúa mì, các loại ngu cốc, bắp.
- Nhóm 2: chất đạm. Nhóm này sẽ có nhiều trong các loại đậu.
- Nhóm 3: chất béo có nhiều trong những loại hạt như dầu đậu nành, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt gấc, hạt mè.
- Nhóm 4: Vitamin và khoáng chất. Nhóm này có trong các loại củ quả, trái cây và các loại rau.
Hy vọng tất cả các thông tin giải đáp cho thắc mắc: ăn chay vào những ngày nào? đã hữu ích với bạn và từ đó bạn sẽ xây dựng được chế độ ăn phù hợp. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích thì bạn hãy truy cập thường xuyên trang web này nhé.