Xem thêm

Kinh Lương Hoàng Sám (Quyển 1) - Từ Bi Đạo Tràng

Phap Ngo Thich
Nghi thức tụng niệm Kinh Lương Hoàng Sám Từ Bi Đạo Tràng - Danh hiệu của sám hối Từ Bi Đạo Tràng, bốn chữ này là danh hiệu của pháp sám hối này. Nó được...

21

Nghi thức tụng niệm Kinh Lương Hoàng Sám

Từ Bi Đạo Tràng - Danh hiệu của sám hối

Từ Bi Đạo Tràng, bốn chữ này là danh hiệu của pháp sám hối này. Nó được đặt theo sự thật, không dám đổi thay. Được đặt tên như vậy là vì cảm thấy sự từ bi của Đức phật di lặc, dủ lòng từ bi thương đời hiện tại và đời vị lai, ứng mộng dạy bảo.

Xem thêm:

Sự quan trọng của Kinh Lương Hoàng Sám

Pháp sám hối này có vai trò hộ trì Tam bảo, giúp ma quân ẩn hình, khiến người tự cao tự đại và người tăng thượng mạn phải tự chiết phục, khiến người chưa trồng căn lành phải trồng căn lành, người đã trồng căn lành thì làm cho căn lành thêm lớn. Nó giúp người hay chấp lấy chỗ sở đắc đắm trước tà kiến phải phát tâm xả bỏ chấp trước, người ưa tiểu thừa không nghi đại thừa, người ưa đại thừa sanh tâm hoan hỷ tiểu thừa.

Pháp sám hối này còn lớn hơn tất cả các việc lành khác. Nó là chỗ quy y của hết thảy chúng sanh, như mặt trời sáng ban ngày, như mặt trăng chiếu ban đêm. Nó là tròng con mắt, là đạo sư, là cha mẹ, là anh em, là chơn thiện tri thức của người tu hành, đồng đi đến đạo tràng. Vì thế gọi Pháp sám nầy là Từ Bi Đạo Tràng.

Mười hai nhơn duyên lớn

Hôm nay Đại chúng ẩn thân hay hiện hình trong Đạo tràng, lập ra Pháp sám nầy đều phát đại tâm, vì có mười hai nhơn duyên lớn. Nhưng mười hai là gì?

  1. Một là nguyện hóa độ sáu đường chúng sanh không có hạn lượng.
  2. Hai là chuyện báo đáp tứ ân không có hạn lượng.
  3. Ba là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến chúng sanh thọ cấm giới của Phật, không sanh tâm hủy phạm.
  4. Bốn là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, đối với các bậc tôn trưởng không sanh tâm kiêu mạn.
  5. Năm là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, sanh ra nơi nào cũng không khởi tâm giận hờn.
  6. Sáu là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh đối với sắc thân người khác, không khởi tâm ghen ghét.
  7. Bảy là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, đối với các pháp trong thân, ngoài thân, không sanh tâm keo rít, mến tiếc.
  8. Tám là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, hễ làm được phước thiện gì, đều không phải vì mình mà làm, chỉ vì những người không có ai ủng hộ, không có ai giúp đỡ mà làm.
  9. Chín là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh không vì mình mà tu pháp tứ nhiếp mà chỉ vì hết thảy chúng sanh.
  10. Mười là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, thấy người cô độc tù tội, tật bệnh thì sanh tâm cứu giúp, cho họ an vui.
  11. Mười một là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến người tu hành, thấy có chúng sanh nào đáng chiết phục thì chiết phục, đáng nhiếp thọ thì nhiếp thọ.
  12. Mười hai là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám nầy, khiến các chúng sanh, sanh ra nơi nào, cũng tự nghĩ nhớ đến sự phát tâm bồ đề hôm nay, làm cho tâm bồ đề tương tục mãi mãi không bị gián đoạn.

Ngưỡng mong Đại chúng hoặc phàm hoặc thánh, hoặc ẩn thân hay hiện hình trong Đạo Tràng nầy, đồng gia tâm phù hộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên….….sám hối được thanh tịnh, thệ nguyện được thành tựu, tâm đồng tâm chư Phật, nguyện đồng nguyện chư Phật. Chúng sanh trong bốn loài, sáu đường do đó mà được mãn bồ đề nguyện.

Quy y Tam Bảo - Quy y mười phương

Quy y mười phương tận hư không giới, hết thảy Tôn Pháp. Quy y mười phương tận hư không giới, hết thảy Hiền Thánh Tăng.

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Đạo Tràng hãy lắng lòng mà nghe. Cõi Trời, cõi người đều huyễn hoặc, thế giới là giả dối. Do vì huyễn hoặc, không chơn thật, nên kết quả cũng không chơn thật. Biến hóa không cùng, sở dĩ phải trôi lăn hoài trong biển ái khổ đau. Chúng sanh đau khổ như vậy, Phật rất thương xót.

Kinh Bi Hoa nói rằng: "Các vị Bồ tát thành Phật đều có bổn nguyện". Đức Thích Tôn không hiện thân trong đời lâu dài, sống yểu uổng trong nháy mắt rồi chết, như biến hóa, chìm mãi trong biển khổ không ra được. Vì thế Phật ở cõi này cứu chúng sanh tệ ác, phải dùng lời cứng rắn khổ khắc, thiết tha mà dạy bảo.

Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo Tràng cùng nhau khẳng khái tu hành, chiết ý tỏa tình sanh tâm tăng thượng, khởi lòng hổ thẹn, cúi đầu cầu xin sám hối tội cũ. Nếu không khởi tâm như vậy, vận tưởng như vậy, sợ lòng tin phải cách tuyệt, chướng ngại khó thông. Một khi đã mất nẻo xu hướng, thì mờ mịt không biết về đâu! Vậy thì chúng con không thể không tin mà phải đầu thành đảnh lễ quy y Tam Bảo, không dám nghi ngờ.

Đệ tử chúng con tên ….. nay nhờ sức từ bi của chư Phật, chư đại Bồ tát mới mong hiểu biết, rất lấy làm hổ thẹn. Những tội đã làm, xin trừ diệt. Những tội chưa làm, không dám làm nữa. Từ nay trở đi, cho đến ngày thành Phật, khởi lòng tin kiên cố, không dám thối lui.

Xả thân này hoặc sanh vào địa ngục, hoặc sanh vào ngã quỷ, hoặc sanh vào súc sanh, hoặc sanh làm người, hoặc sanh làm trời, ở trong ba cõi, hoặc thọ nam thân, hoặc thọ nữ thân, hoặc thọ phi nam phi nữ thân... hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc lên hoặc xuống, chịu đủ khổ não, không thể chịu nổi, chúng con xin thề: không vì khổ mà thối mất lòng tin ngày nay.

Thà chịu bao nhiêu khổ lụy trong muôn ngàn ức kiếp, chúng con xin thề: không vì khổ mà thối mất lòng tin hôm nay.

Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ tát, đồng gia tâm cứu hộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên ….. tín tâm được kiên cố, đồng như tâm của chư Phật, đồng như nguyện của chư Phật, tà ma ngoại đạo không thể phá hoại tín tâm của chúng con.

Chúng con cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ, quy y mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật.

Quy y mười phương tận hư không giới, hết thảy Tôn Pháp. Quy y mười phương tận hư không giới, hết thảy Hiền Thánh Tăng.

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong Đạo Tràng hãy lắng lòng mà nghe.

1