Xem thêm

17 bài văn tế thập loại cô hồn dành cho chẩn tế

Phap Ngo Thich
Những bài văn tế mà Nguyễn Du đã viết Hãy cùng tìm hiểu về 17 bài văn tế thập loại của đại thi hào Nguyễn Du. KỆ CÚNG THÍ CÔ HỒN (Thí thực cô hồn...

Những bài văn tế mà Nguyễn Du đã viết

van te co hon Hãy cùng tìm hiểu về 17 bài văn tế thập loại của đại thi hào Nguyễn Du.

KỆ CÚNG THÍ CÔ HỒN

(Thí thực cô hồn I)

Trước cửa Phật lập đàn phổ thí, Cho trọn đều quân lợi âm dương, Quang minh tỏ khắp mười phương, Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào.

Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp, Bóng mây từ che rợp mọi nơi, Lọt đâu dưới đất trên trời, Từ bi tế độ muôn đời viên thông.

Trên đức Phật rất công rất chính, Dạy cho đời luyện tính tu tâm, Thương người đọa kiếp tối tăm, Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.

Lòng từ mẫn mọi bề thương hết, Nay gặp ngày Ðản tiết nên quy, Trước Ðàn tề chỉnh oai nghi, Tuyên dương để chứng quy y thực hành.

Hạnh giải thoát chúng sinh khổ não, Cõi Ta bà sáu đạo loanh quanh, Âm ty địa ngục đã đành, Dương gian địa ngục nỗi tình thêm thương.

Nói không xiết trăm đường đày đọa, Rồi mang tai trát họa vào thân, Không sao khỏi nghiệp tham sân, Ăn quanh, ăn quẩn muôn phần thiết tha.

Nào những hạnh ranh ma quỉ quái, Dối lừa nhau chẳng nghĩ nên chăng? Bo bo giữ thói ở xằng, Cái dây oan nghiệt chằng chằng ngày đêm.

Nào những hạng lòng chim dạ thú, Ghét ghen nhau làm đủ tội tình, Khư khư quen thói chẳng lành, Cái vòng cương tỏa loanh quanh buộc vào.

Nào những kẻ yếu đau què quặt, Phận hẩm hiu trời bắt chịu đày, Thật là khổ ách không may, Nào ai có muốn thân này thế đâu!

Nào những kẻ âu sầu lòa lẫm, Số cưu mang câm điếc phải đành, Thực là khốn khổ thương tình, Ý ai chẳng muốn thân mình phong quang?

Vì túc trái ngỡ ngàng sao đó, Hoặc tiền nhân nghiệp thọ thế nào, Thực lòng luống những lao đao, Cửa từ bi nỡ để ngơ sao đành.

Thầy nay dạy thực hành chánh đạo. Dòng Thiền học Phật giáo chủ trương, Quang minh quảng đại vô lường, Ba thừa giáo hóa mọi phương thi hành.

Giữ một mực chí thành tinh tiến, Dập các duyên hư huyễn hão huyền, Những môn tà đạo lưu truyền, Nay quy Phật đạo cấp liền bỏ đi.

Trước Ðàn ngoại lễ nghi các thưùc, Trên đài sen tỏ đức huyên minh, Thầy đây lập nguyện chí thành, Tuyên dương diệu pháp chúng sinh thỏa nguyền.

Hiện nay có chư Thiên hậu thổ, Cửa từ bi tế độ không cùng, Ðạo tràng Thiền học lưu thông, Tu hành chân thật thủy chung một lòng.

Ðàn phổ thí phẩm vật nghi tiết, Thầy dạy thêm cho biết công duyên, Những người quỳ trước Phật tiền, Ðem câu nhân quả phổ truyền rộng ra.

Dặn hết thảy gần xa thiện tín, Nên thành tâm phát nguyện quy y, Nương nhờ Tam bảo hộ trì, Ăn chay niệm Phật mà quy cho tròn.

Xem nhân thế càn khôn che chở, Nhứt hoàn hương duyên nợ phong trần, Hỡi ai kết quả tạo nhân, Xem cơ mầu nhiệm muôn phần không xa.

Muốn xét lại cho hay nghiệp trước, Hiện thọ đây thấy được tỏ tường, Muốn mong kiếp nữa vẻ vang, Sự hành trì phải sửa sang tự giờ.

Nhân mấy quả trong cơ chuyển hóa, Nhân có đầy thì quả mới nên, Thầy nay chỉ dẫn căn nguyên, Cõi dương gian đó hiển nhiên rõ ràng.

Ơn đức Phật lời vàng khuyên nhủ, Dạy chúng sinh tín thụ cho hay, Phúc thời vui vẻ như đây, Họa thời khổ não đọa đầy như trên.

Nam Mô Sinh Tịnh Ðộ Bồ-tát Ma ha tát.

Trích Kinh Nhật Tụng, chùa Hoằng Pháp xb, Sàigòn, 1971.

SÁM TRIỆU CÔ HỒN

(Thí thực cô hồn 2)

Hỡi linh hồn trước sau tề tựu, Nghe lời khuyên để rũ tội mình, Quan Âm Ðịa Tạng oai linh, Thích Ca Phật Tổ câu kinh giải nàn.

Hỡi uổng tử hồn oan phưởng phất! Noi tâm lành của Phật làm gương, Diêm La cực khổ trăm đường, Mau tu thì đặng Tây phương thâu về.

Hỡi linh hồn chết chìm đáy biển, Và bao người độc dược bỏ thân! Tiếng chuông tỉnh thức dần dần, Ðừng ham cõi tục trầm luân luân hồi.

Hỡi các hồn chết thiêu chết chém, Hổ giảo thân bị yểm bị trù! Kíp tìm kinh kệ sớm tu, Khỏi vòng xích sắt tội tù nghiệp oan.

Hỡi hồn thác trong cơn binh lửa, Chết phong ba chết giữa núi non! Nếu nghe chuông dục bon bon, Mùi hương tỏa khắp hồn còn nghe kinh.

Hỡi hồn ơi! Vì tình chư Phật, Ta khuyên hồn đất Phật là nơi, Các hồn sẽ đặng thảnh thơi, Hưởng mùi hương Phật suốt đời đặng an.

Hỡi hồn đã lỡ làng trót dại, Theo đàng taø quỉ quái yêu tinh, Nay đây khẩn nguyện chân kinh, Khuyên hồn phải rán sửa mình cho tinh.

Hỡi hồn ở đầu ghềnh cuối bãi, Nương gió mây thừa thải từ xưa! Hồn ơi! Hồn hỡi! Tránh chừa, Những người gian ác dối lừa Phật tiên.

Hỡi hồn tỉnh trông đèn Phật Tổ, Ngài ra ơn gột khổ sanh linh. Hỡi hồn bị bịnh bỏ mình, Và hồn dậy phá chân kinh loạn trần.

Nghe ta kinh kệ giải phân, Cầu cho hồn đặng muôn phần yên vui. Hỡi hồn ơi! Muốn vui muốn sướng, Ta khuyên hồn đừng tưởng tà tâm, Mùi hương lư ngọc bổng trầm, Khéo tu hồn sẽ an tâm giữa trời.

Các hồn bị cá xơi, rắn cắn, Cùng những hồn số vắn vô danh, Hãy nghe kinh kệ ăn năn, Rồi đây hồn sẽ vô ngần thảnh thơi.

Hỡi những hồn vì lời gièm xiểm, Nên hủy mình chết lụn căm gan, Sớm nghe kinh, chiều sẽ an nhàn, Phật kia dẫn lối chỉ đàng hồn tu.

Nam mô độ hộ muôn hồn, Vì hồn trót dại quáng mù từ xưa. Kinh là phước, cầu đưa tội lỗi, Tu là lành, sám hối ngàn năm.

Lạy cầu chư Phật từ tâm, Khẩn van Bồ-tát giáng lâm cứu hồn. Tiếng chuông ngân hương thơm giải thoát. Nước nhành dương rảy mát xác phàm, Hỡi hồn cư ngụ muôn am! Về đây hưởng thực cầu van sửa mình.

Nam Mô Bộ Ðộ Ðế Rị Già Rị Ða Rị Ðát Ða Nga Ða Gia (3 lần)

  • Trích Tam Bảo Tôn Kinh, Thích Ca Tự xb, Sàigòn, 1974
  • Bài dùng để cúng thí thực cô hồn trong các buổi lễ.

SÁM VĂN CHIÊU HỒN CA

(Thí thực cô hồn 3)

NGUYỄN DU

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh ngắt xương khô; Não người thay buổi chiều thu! Ngàn lau khóm bạc, lá ngô dòng vàng, Ðường bạch dương bóng chiều man mát, Ngọn đường lê lác đác mưa sa, Lòng nào lòng chẳng thiết tha?

Cõi dương còn thế huống là cõi âm. Trong trường dạ tối tăm trời đất, Xót khôn thiêng phảng phất u minh! Thương thay thập loại chúng sinh, Phách đơn, hồn chiếc, lênh đênh quê người.

Hương khói đã không nơi nương tựa, Phận mồ côi lần lữa đêm đêm; Còn chi ai khá ai hèn, Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu!

Tiết đầu thu dựng Ðàn giải thoát, Nước tịnh bình rưới hạt dương chi. Muôn nhờ Phật lực từ bi, Giải oan cứu khổ hồn về Tây phương.

Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh, Chí những lăm cướp gánh non sông; Nói chi đương thuở thị hùng, Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau!

Bỗng phút đâu mưa bay, ngói lở, Khôn đem mình làm đứa sất phu; Giàu sang càng nặng oán thù, Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.

Ðoàn vô tự lạc loài nheo nhóc, Quỷ không đầu van khóc đêm mưa; Ðã hay thành bại là cơ, Mà u hồn biết bao giờ cho tan!

Nào những kẻ màn loan, trướng huệ, Nhưõng cậy mình cung quế Hằng nga; Một phen thay đổi sơn hà Mảnh thân chiếc lá biết là làm sao?

Trên lầu cao dưới dòng nước chảy, Phận đã đành trâm gãy bình rơi; Khi sao đông đúc vui cười, Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương!

Thảm thiết nhẽ không hương, không khói, Hồn ngẩn ngơ dòng suối, ngàn sim; Thương thay chân yếu tay mềm, Càng năm càng héo, càng đêm càng rầu.

Nào những kẻ mũ cao áo rộng, Ngòi bút son thác sống ở đây; Kinh luân chất một túi đầy, Ðã đêm Quản, Cát, lại ngày Y, Chu.

Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm, Trăm loài ma mồ nấm chung quanh; Nghìn vàng không đổi được mình, Lầu ca, viện xướng, tan tành còn đâu?

Kẻ thân thích vắng sau vắng trước, Biết lấy ai bát nước nén nhang? Cô hồn thất thểu dọc ngang, Mạng oan khôn nhẽ tìm đường hóa sinh.

Nào những kẻ bày binh bố trận, Ðem mình vào cướp ấn Nguyên nhung. Gió mưa sấm sét đùng đùng, Rải thây trăm họ, làm công một người.

Khi thất thế cung rơi, tên lạc, Bãi sa trường, thịt nát máu rơi; Bơ vơ góc biển chân trời, Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?

Trời thăm thẳm mưa gào gió thét, Khí âm huyền mờ mịt trước sau; Ngàn cây nội cỏ rầu rầu, Naøo đâu điếu tế nào đâu chưng thường?

Cũng có kẻ tính đường trí phú, Làm tội mình nhịn ngủ bớt ăn; Ruột rà không kẻ chí thân, Dẫu làm nên nữa dành phần cho ai?

Khi nằm xuống không người nhắn nhủ, Của phù vân dù có như không; Sống thời tiền chảy bạc ròng, Thác không đem được một đồng nào đi.

Khóc ma mướn thương gì hàng xóm, Hòm gỗ đa, bó đóm đưa đêm; Ngẩn ngơ nội lộc đồng chiêm, Tàn hương, giọt nước, biết tìm vào đâu?

Cũng có kẻ rắp caàu chữ quí, Dấn mình vào thành thị lân la; Mấy thu lìa cửa, lìa nhà, Văn chương đã chắc đâu mà chí thân?

Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng, Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng? Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng, Anh em thieân hạ láng giềng người dưng.

Bóng phần tử xa chừng hương khúc, Bãi tha ma kẻ dọc người ngang; Cô hồn nhờ gởi tha hương, Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.

Cũng có kẻ vào sông ra bể, Cánh buồm mây chạy xế gió đông; Gặp cơn giông tố giữa dòng, Ðem thân chôn giấp vào lòng kình nghê.

Cũng có kẻ đi về buôn bán, Ðòn gánh tra chín dạn hai vai; Gặp cơn mưa nắng giữa trời, Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?

Cũng có kẻ mắc vào khóa lính, Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan; Nước khe cơm vắt gian nan, Dãi dầu nghìn dặm, lầm than một đời.

Buổi chiến trận mạng người như rác, Phận đã đành đạn lạc tên rơi; Lập lòe ngọn lửa ma chơi, Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.

Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp, Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa; Ngẩn ngơ khi trở về già, Ai chồng con tá biết mà cậy ai?

Sống đã chịu một đời phiền não, Thác lại nhờ hớp cháo lá đa; Ðau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất, Rồi tháng ngày hành khất ngược xuôi; Thương thay cũng một kiếp người, Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan.

Cũng có kẻ mắc đoàn tù rạc, Gởi mình vào chiếu rách một manh; Nấm xương chôn rấp góc thành, Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi.

Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé, Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha; Lấy ai bồng bế xót xa. U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng.

Kìa những kẻ chìm sông lạc suối, Cũng có người sẩy cỗi sa cây; Có người gieo giếng thắt dây, Ngược trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành,

Người thì mắc sơn tinh thủy quái.

1