Xem thêm

Có nên mang xá lợi bên người không? Nên tôn trí thờ xá lợi như thế nào cho đúng?

Phap Ngo Thich
Ý nghĩa và sự tôn thờ xá lợi Phật Xá lợi (Sarira, Dhatu) là một bộ phận hay một phấn thân thể của Đức Phật, sau khi niết bàn, kim thân Phật được đem trà...

Sự việc tín ngưỡng phụng thờ xá lợi Phật ngày nay ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Phật tử Việt Nam trong nước và nước ngoài.

Ý nghĩa và sự tôn thờ xá lợi Phật

Xá lợi (Sarira, Dhatu) là một bộ phận hay một phấn thân thể của Đức Phật, sau khi niết bàn, kim thân Phật được đem trà tỳ (thiêu hóa) và tồn tại những tinh hoa cao quý, như là xương, tủy. Với Phật giáo những phần thân thể của Phật, như tóc, móng, răng của Phật khi sanh tiền vẫn được tôn thờ. Thời hoàng kim của Phật giáo trên đất Ấn, chư vị Thanh văn A la hán, các bậc Tôn giả, chư Trưởng lão đệ tử Đức Phật tịch diệt đem thiêu hóa có xá lợi. Thời trung cổ và cận đại chư vị Tổ sư các bộ phái, môn phong pháp phái, chư Tôn túc Trưởng lão, chư Tăng Ni viên tịch đem thiêu hóa có xá lợi tất cà đều được tôn trí thờ phương trang nghiêm.

Sự tín ngưỡng xá lợi Phật không những chỉ ở các nước Phật giáo Á Châu, mà còn lan rộng đến, các chùa của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản ở các nước Âu Mỹ cũng đều bày trí tôn thờ. Trong quyển du lịch xứ Phật của tác giả Đoàn Trung Còn, xuất bản năm 1960 có bài nói về một cuộc lễ rước xá lợi Phật thật quy mô hoành tráng, có cả 10.000 người tham gia lễ rước xá lợi Phật từ chùa này sang chùa khác tại thủ đô Rangoon - Miến Điện

Ngày nay Phật giáo Việt Nam có ước chừng 98 % chư Tăng Ni, Phật tử ở các tự viện tín ngưỡng xá lợi, thường xuyên tổ chức cung nghinh xá lợi, an vị xá lợi, tôn thờ xá lợi ở một ngôi vị cao quý, tôn trí trưng bày trong các tủ pha lê cao khiết lớn thật lộng lẫy. Nơi tôn thờ xá lợi thật trân trọng, trang nghiêm tráng lệ. Những chùa Nam tông Phật giáo Việt Nam xưa nay thường là có tôn thờ xá lợi, được chư Tăng và tín đồ rất quý kính, như chùa Kỳ Viện, chùa Phổ Minh ở Tp.Hồ Chí Minh, những chùa tôn thờ xá lợi Phật thật nhiều như ở Tổ đình Long Thiền, Bửu Phong cổ tự, Quan Âm tu viện. Đại Giác cổ tự, Hoàng Ân cổ tự, Tp.Biên Hòa. Nhìn chung các chùa Phật giáo Việt Nam, chùa nào cũng có tổ chức cung nghinh phụng thờ xá lợi Phật.

Sự việc tín ngưỡng phụng thờ xá lợi Phật ngày nay ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Phật tử Việt Nam trong nước và nước ngoài. Từ những năm 1985 đến 2010 có phong trào các vị cư sĩ qua đời đem thiêu hóa có xá lợi, một vài cư sĩ tu hành thâm niên, khi qua đời đem thiêu hóa có xá lợi, sự việc nầy được lưu truyền trong giới Phật tử; từ đó gia đình nào có người thân qua đời, cũng đem thiêu hóa để tìm xá lợi, cầu mong cho có xá lợi, sau khi thiêu hóa người thân, cả gia đình đến nhận hài cốt, xới tro lên tìm xương, hoặc những gì tồn tại đều được gọi là xá lợi nhằm để tôn vinh và thờ phượng.

Lợi ích tôn thờ xá lợi:

Cung nghinh xá lợi, tôn thờ xá lợi làm cho thân tâm nhẹ nhàng thanh tĩnh, phước huệ trang nghiêm, thọ mạng miên trường, gia đình được vô lượng an lạc, cửu huyền thất tổ siêu sanh lạc quốc.

Cung nghinh xá lợi, tôn thờ xá lợi làm cho thân tâm nhẹ nhàng thanh tĩnh, phước huệ trang nghiêm, thọ mạng miên trường, gia đình được vô lượng an lạc, cửu huyền thất tổ siêu sanh lạc quốc.

Trong kinh Kim Quang Minh ghi, “Xá lợi là vật được huân tu bởi giới, định, tuệ rất khó có được, là phước điền tối thượng”. Phước đức thì khó bàn cụ thể, nhưng rõ ràng những ai tin Phật, tin sự xuất hiện của Ngài trên thế gian mà chiêm bái, đãnh lễ xá lợi Ngài thì tự thấy tâm mình an ổn, nhận được sự cảm ứng thiêng liêng. Tâm an ổn, trong sáng thì mọi việc hanh thông, đạo nghiệp thuận lợi. Đó là phước đức vô lượng vậy (Tap chí văn hóa Phật giáo số 70)

Theo Lạt Ma Zopa Rinpoche: "Xá lợi là kết tinh của sự thành tựu về tâm linh, mỗi phần nhục thân và xá lợi của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và giải trừ nghiệp ác”. Vì thế, xá lợi có năng lực cảm hóa tâm người, phát triển lòng quảng đại trong nội tâm của những ai có cơ duyên được chiêm bái xá lợi.

Phật đã từng dạy rằng có bốn nơi chốn đặc biệt: “nơi ta được sanh ra, nơi ta giác ngộ, nơi ta thuyết pháp và nơi ta niết bàn. Sự thăm viếng một trong bốn nơi này giống như sự gặp gỡ với chính bản thân ta.” Vậy thì khi chiêm ngưỡng xá lợi cũng tương tợ như thế.

Trong Kinh Sư Tử Hống, Đức Phật dạy: “Dù là bây giờ, cúng dường Như Lai, hay là mai sau, cúng dường Xá lợi, công đức tích tụ, ngang bằng như nhau, và quả gặt hái ngang bằng như nhau.” (Lợi ích khi chiêm bá xá lợi - Phật tử Việt Nam)

Phải tôn trí thờ xá lợi Phật nơi cáo ráo tinh khiết

Khi chiêm ngưỡng xá lợi, quan trọng nhất là phải thấy xá lợi chính là hiện thân của Phật và cũng là hiện thân của tất cả mọi tánh đức cao quí của đấng giác ngộ.

Phong trào tín ngưỡng xá lợi ngày càng dâng cao trong cộng đồng Phật tử Việt Nam, trong đó hiện nay có hằng trăm, thậm chí hằng ngàn Phật tử tín ngưỡng xá lợi bằng cách đeo mang xá lợi trong thân, qua hình thức “một bình nhỏ bằng ngón tay áp út bằng bạc, có khi bằng vàng, inox để vài viên xá lợi, tức là xá lợi mà các vị tín ngưỡng đeo trước ngực, đồng thời đi đâu và làm việc gì họ cũng mang theo...”. Việc tín ngưỡng xá lợi như thế, thì chỉ là tín ngưỡng, chứ không biết đến việc phụng thờ...” nên chỉ có phước báo, còn trí tuệ thì không.

Một dạng thờ xá lợi khác, như một số tín đồ phụng thờ, nhưng không ăn chay trường, tụng kinh niệm Phật, không thực tập tu hành, nghĩa là chỉ biết nghe người khác nói lại, thờ xá lợi có phước báo, nên phụng thờ.

Có những nhà cư sĩ thuần túy phát tâm phụng thờ xá lợi rất tôn kính, quý trọng, hằng ngày tụng kinh niệm Phật ba thời khóa lễ, dù có bận rộn việc xã hội cũng vẫn hkông bỏ 03 thời kinh. Những cư sĩ đó xứng đáng phụng thờ xá lợi Phật, Thanh văn A la hán.

Các Sư tu Mật tông ở Việt Nam, rất quý trọng xá lợi Phật, nên phát tâm phụng thờ xá lợi Phật, không thờ xá lợi các vị thánh khác. Hằng ngày tinh chuyên hành trì mật chú cúng dường xá lợi, coi như Đức Phật còn hiện tiền. Từ đó họ quyết tâm tinh tấn tu hành. mong một ngày như ý nguyện hoắng pháp độ sanh.

Cũng có những cư sĩ nam, cư sĩ nữ tôn thờ xá lợi Phật, chư vị A la hán, chư vị Tháng Tăng, chuyên tâm trì chú Đại Bi thỉnh thoảng do nhờ thần lực gia trì thần chú Đại Bi “xá lợi Phật phát sanh ra nhiều hạt”; rồi đem đi cúng dường xá lợi cho các Chùa khác hay các cư sĩ Phật tử liên hữu. Như trường hợp nữ cư sĩ Tâm Huệ, ở Bình Dương, thờ xá lợi, chuyên trì thần chú Đại Bi nhiều năm, cảm ứng xá lợi Phật phát sanh nhiều hạt, cư sĩ trích phần dâng cúng dường các tự viện, quý Sư Thầy, góp phần tô bồi tuyên lưu chánh pháp.

Ngày xưa chư tôn túc, Trưởng lão dùng gỗ mít, các lọai gỗ quý tạc tượng Phật phụng thờ. Nếu đem gỗ làm củi đốt thì không có giá trị gì cả, ngược lại đem điêu khắc thành tượng Phật đem lên bàn thờ, trăm họ sẽ đảnh lễ, giá trị vô biên. Việc tín ngưỡng tôn thờ xá lợi cũng như thế, trước nhất phải có đức tin, không nghi ngờ thật giả, việc tôn thờ xá lợi mới có giá trị đó là những phần thân thể của Phật thánh. Hành giả cũng thường xuyên kết khóa gia trì thần chú Đại Bi, các chú lực khác của Phật, sẽ ảnh hưởng lực đến những viên xá lợi và được phụng thờ theo truyền thống tâm linh, chắc chắn tăng trưởng phước đức vô lượng.

Khi chiêm ngưỡng xá lợi, quan trọng nhất là phải thấy xá lợi chính là hiện thân của Phật và cũng là hiện thân của tất cả mọi tánh đức cao quí của đấng giác ngộ. Với dòng ánh sáng trắng rót xuống đảnh đầu, tất cả ác nghiệp thân miệng ý kết thành khói đen, hay thành nước đục, và bị tống ra khỏi thân thể qua các lỗ chân lông, tạo thành một thế giới thanh tịnh, nơi đó ta đang an trú.

Phật tại thế con lại trầm luân

Phật nhập diệt con được thân người

Tủi phận thân con nhiều tội chướng

Bùi ngùi khó gặp đặng kim thân

1