Xem thêm

Kinh cầu siêu cho người mới mất hàng ngày chuẩn nhất

Phap Ngo Thich
Trước đây, khi muốn cầu siêu cho người mới mất, gia đình phải đến chùa và nhờ các sư thầy soạn một bài tụng kinh và tiến hành nghi thức. Tuy nhiên, hiện nay đã...

Trước đây, khi muốn cầu siêu cho người mới mất, gia đình phải đến chùa và nhờ các sư thầy soạn một bài tụng kinh và tiến hành nghi thức. Tuy nhiên, hiện nay đã có bản mẫu kinh cầu siêu cho người mới mất sẵn, giúp gia đình tự thực hiện mà không cần đến sự hỗ trợ của các tăng ni Phật tử, sư thầy.

Cầu siêu là gì?

Cầu siêu là những lời thỉnh cầu của người thân của người vừa mất, với mong muốn linh hồn người đã khuất sớm giác ngộ, siêu thoát, quy về cửa Phật hoặc đầu thai sang một kiếp khác. Khi làm các nghi lễ cầu siêu, linh hồn của người mất sẽ được khai tâm mở nhãn, nhanh chóng giải thoát. Hiện nay, để tụng kinh cầu siêu cho người mới mất, người thân nên chọn kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng hoặc kinh Vu Lan.

Một nghi thức cầu siêu Một nghi thức cầu siêu

Khi một người vừa mới mất, linh hồn của họ thường có xu hướng vương vấn nơi trần thế do tình thương với người còn sống hoặc có nhiều việc chưa hoàn thành khi còn sống. Do đó, việc tụng kinh cầu siêu sẽ giúp linh hồn họ thanh thản hơn, dễ giải thoát hơn.

Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu

Nghi thức cầu siêu được bắt nguồn từ tấm gương hiếu thảo của Đức mục kiền liên bồ tát . Theo ghi chép, do mẹ của Ngài là Thanh Đề phạm phải những tội lỗi “tày đình” từ kiếp này qua kiếp khác nên bị đày xuống 18 tầng Địa Ngục. Phận làm con, vì muốn báo hiếu cha mẹ nên Ngài đã sử dụng thần thông để tìm thấy mẹ đang chịu cảnh đọa đày bởi các hình phạt nơi âm ty.

Cầu siêu được cho là xuất phát từ tích Mục Liên - Thanh Đề Cầu siêu được cho là xuất phát từ tích Mục Liên - Thanh Đề

Không thể kìm được nước mắt, Ngài đã đến thỉnh Đức Phật giúp đỡ và nhận được lời khuyên nên về niệm kinh, giúp mẹ trả hết những nghiệp kiếp đang gánh chịu thì mới có thể đầu thai chuyển kiếp. Sau ba tháng tu tập ba phần giới, cuối cùng Đức Mục Kiền Liên cũng cứu mẹ thoát khỏi Địa Ngục. Đây cũng chính là căn nguyên để người đời tin rằng, việc cầu siêu có ý nghĩa giúp người mất nhanh chóng tìm thấy lối đi, sớm đầu thai chuyển kiếp.

Vì sao có nhiều người đọc kinh cầu siêu cho người mới mất?

tụng kinh cầu siêu cho người mới mất hàng ngày không chỉ giúp người vừa qua đời sớm được an nghỉ, linh hồn được đầu thai chuyển kiếp mà còn là nghi lễ giúp người thân trong gia đình tưởng nhớ, dành thời gian tiễn đưa người chết đến chặng đường cuối cùng. Bên cạnh đó, kinh cầu siêu còn giúp tâm của những người còn sống được thanh thản, an yên hơn.

Tụng kinh cầu siêu để giúp người mất ra đi thanh thản hơn Tụng kinh cầu siêu để giúp người mất ra đi thanh thản hơn

Những đối tượng nên được tụng kinh cầu siêu bao gồm: Cửu Huyền Thất Tổ, Thai Nhi, Vong Kinh, Oan linh trái chủ, Con vật.

Nghi thức tụng kinh cầu siêu cho người mới mất

Dù hiện nay đã có các bài kinh cầu siêu cho người mới mất trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng không phải cứ đọc là có tác dụng mà chúng ta cần phải thực hiện đúng nghi thức. Nghi lễ cầu siêu được thực hiện như sau:

Dâng hương: Thắp 3 nén nhang thơm, sau đó gia chủ quỳ trên chiếu và vái 3 lần rồi cắm nhang vào bát.

Đọc kinh: Tiếp theo, người thân trong gia đình đọc các bài kinh theo thứ tự như sau, mỗi khi kết thúc một nhịp cần lạy một cái.

  1. Tán Phật, Quán tưởng.
  2. Bài đảnh lễ.
  3. Bài trì tụng.
  4. Tán lư hương (3 lần).

Sau khi đã đọc các bài kinh này, người thân có thể tụng kinh niệm chú đại bi và phát huyện trì kinh. Nếu không có kiến thức về cách chuẩn bị nghi lễ cầu siêu hay thứ tự các bài kinh, gia chủ nên nhờ các vị thiền sư, ni cô tại chùa hướng dẫn cụ thể. Sau khi đã trải qua 49 ngày, nếu có điều kiện, gia chủ có thể đọc hàng ngày đến ngày thứ 100 hoặc đến giỗ đầu.

Nội dung bài kinh cầu siêu cho người mới mất hàng ngày chuẩn nhất

Niệm hương lễ bái

Sau khi thắp đèn và đốt nhang trầm xong, gia chủ hãy đứng ngay ngắn, chắp tay ngang ngực mật niệm:

Tịnh pháp - giới chơn - ngôn Án lam xóa ha. (3 lần) Tịnh tam - nghiệp chơn - ngôn Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)

Dâng hương

Thắp 3 cây nhang và quỳ ngay thẳng, cầm nhang đưa lên trán niệm lớn bài cúng hương:

Nguyện thử diệu hương vân, Biến mãn thập phương giới, Cúng dường nhứt-thế Phật, Tôn pháp chư Bồ tát, Vô biên Thanh văn chúng, Cập nhứt thế Thánh-Hiền, Duyên khởi quang minh đài, Xứng tánh tác Phật-sự, Phổ huân chư chúng-sanh, Giai phát Bồ-Đề tâm, Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.

Xá 3 xá rồi đọc bài kỳ nguyện:

Kỳ nguyện

Tư thời đệ-tử chúng đẳng phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng-danh, tập thử công-đức, nguyện thập-phương thường-trú Tam-bảo, Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, tiếp dẫn đạo-sư A-Di-Ðà Phật, từ-bi tiếp độ hương linh….. pháp-danh….. phiền-não đoạn-diệt, nghiệp-chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sanh Tịnh-độ, ngưỡng kỳ chư Phật từ-bi phóng quang tiếp độ hương-linh vãng sanh Cực-lạc quốc.

Tán Phật

Pháp vương vô-thượng tôn Tam-giới vô luân thất Thiên nhơn chi Đạo-sư Tứ-sanh chi từ-phụ Ư nhứt niệm quy-y Năng diệt tam-kỳ nghiệp Xưng dương nhược tán-thán Ức kiếp mạc năng tận.

Đứng dậy cầm hướng lên lư rồi chắp tay đứng thẳng và niệm lớn bài Qu

1