Xem thêm

Nằm ngủ nghe kinh Phật có tội không?

Phap Ngo Thich
Nghe Kinh, niệm Phật hằng ngày: Tạo thêm phước đức Phần lớn chúng ta trong cuộc sống hiện đại luôn bận rộn, nhưng không vì thế mà ta bỏ lỡ cơ hội nghe pháp. Dù...

Nghe Kinh, niệm Phật hằng ngày nghiệp ác tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, hành thiện tạo thêm phước đức.

Nghe Kinh, niệm Phật hằng ngày: Tạo thêm phước đức

Phần lớn chúng ta trong cuộc sống hiện đại luôn bận rộn, nhưng không vì thế mà ta bỏ lỡ cơ hội nghe pháp. Dù không thể trực tiếp nghe từ các vị Tỳ-kheo như xưa, chúng ta vẫn có những phương tiện để có thể nghe pháp bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Việc nghe kinh phật , niệm Phật hằng ngày không chỉ giúp chúng ta loại bỏ nghiệp ác, mà còn giúp tăng trưởng căn lành và tạo thêm phước đức.

Tất cả kinh Phật dạy ý không khác, đều nhắc chúng ta phải qui tụ tâm lăng xăng về chỗ lặng lẽ, không còn dấy động nữa.

Qui tụ tâm lăng xăng về chỗ lặng lẽ

Khi tham gia buổi giảng đường, chúng ta cần tỏ ra trọng pháp và cung kính lắng nghe. Ngày xưa, người thuyết ngồi cao, người nghe ngồi thấp hơn để thể hiện sự kính trọng giáo pháp. Ngày nay, khi vào giảng đường, vị giảng sư ngồi trên cao, thính chúng ngồi dưới thấp trang nghiêm cung kính. Việc hiểu và thông suốt kinh Phật là khó, nhưng chúng ta có thể tranh thủ nghe pháp trong những khoảnh khắc rảnh rỗi của cuộc sống hiện đại, kể cả khi lái xe, làm việc nhà, hay thư giãn, nghỉ ngơi.

Đối với người không có duyên với Tam bảo, Phật pháp trở nên xa lạ hơn. Dù sống gần chùa và thấy Phật, họ vẫn không dễ dàng có nhân duyên với Phật pháp. Thời Phật còn tại thế, có những trường hợp như bà lão ở gần tịnh xá Kỳ Hoàng. Bà cứ đi qua tịnh xá nhưng không hề biết mình may mắn được sinh ra cùng thời với Đức Phật. Đó là trường hợp hiếm, gọi là Phật pháp khó gặp.

Hãy đọc và học Kinh Phật

Dù chúng ta đang sống trong mạt pháp, chúng ta vẫn có cơ hội nghe pháp từ chư tăng. Một số người đã hiểu được yếu chỉ của Phật pháp và chuyên cần trì danh niệm Phật. Tuy nhiên, cũng không ít người bỏ qua cơ hội này. Mặc dù trông thấy chùa và gặp được chư tăng, họ không quan tâm đến sách Phật giáo và không tìm đọc. Đây là bất hạnh lớn nhất trong đời người.

Khi đã có cơ hội như vậy, chúng ta không nên để qua một kiếp người mà chỉ lo ăn, mặc, đẹp, xấu. Cuộc sống này chỉ là tạm thời, và chúng ta sẽ có một ngày tàn lụi. Đó là phước hết thì mạng cũng chết. Chúng ta phải sống có ý nghĩa hơn, không để mất phước báo mong manh và không để đời sau khó khăn.

Trích: Các bài giảng về Tịnh Độ

1