Xem thêm

"Khám phá Bản thân: Hiểu rõ Ta là ai và Tầm quan trọng của việc thấu hiểu bản thân"

Phap Ngo Thich
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào lòng tâm của bản thân để hiểu mình là ai và những điều cần thiết để khám phá và thấu hiểu bản thân. Hãy cùng Hướng...

Khám phá Bản thân

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào lòng tâm của bản thân để hiểu mình là ai và những điều cần thiết để khám phá và thấu hiểu bản thân. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tôi là ai?

Tổng thống Pháp Charles De Gaulle đã từng nói: "Sẽ không có điều gì vĩ đại được thực hiện nếu không có những con người vĩ đại, và con người chỉ vĩ đại khi họ quyết tâm trở nên vĩ đại."

Những điều chúng ta có thể làm hoặc không làm, những điều khả thi hay không khả thi đều liên quan nhiều đến niềm tin "Tôi là ai" của chúng ta. Khi chúng ta gặp một vấn đề mà bản thân "cảm thấy" không thể giải quyết, chúng ta tạo ra "rào chắn" - nhân dạng hay hình ảnh hạn chế, yếu kém của bản thân.

Nhân dạng bản thân thực sự là gì? Đó đơn giản là niềm tin rằng chúng ta có những khác biệt so với người khác. Khả năng không đổi, nhưng cách chúng ta sử dụng khả năng của mình hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta định hình bản thân. Vậy, "Tôi là ai?".

Có nhiều cách để mô tả bản thân - thông qua trạng thái cảm xúc, nghề nghiệp, địa vị, thu thập, vai trò, hành vi, những vật sở hữu, tín ngưỡng, vẻ bề ngoài, quá khứ, thậm chí qua những gì mà chúng ta không phải thế.

Nhận dạng của bạn bè cũng có xu hướng ảnh hưởng đến chúng ta. Thường thì khi bạn tin họ là người như thế nào, đó cũng là sự phản ánh niềm tin của bạn về chính mình.

Khám phá bản thân là phải nhận dạng bản thân, xác định "Tôi là ai". Ngoài ra, việc khám phá bản thân còn phải quản lý được bản thân. Việc quản lý bản thân phải theo sự tiến triển của việc nhận dạng bản thân và phải luôn luôn xác định lại bản thân trong một thế giới năng động và cởi mở ngày nay.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải trả lời nhiều câu hỏi trong tương lai như:

  • Hy vọng và ước mơ của bạn là gì?
  • Bạn sẽ ở đâu trong 10 hay 15 năm tới?
  • Bạn sẽ sống 10 năm tiếp theo như thế nào?
  • Hiện tại bạn sống như thế nào để có thể tạo dựng nên tương lai như mong muốn?
  • Trong hiện tại và về lâu dài, điều gì là quan trọng nhất đối với bạn?
  • Bạn có thể làm gì để định hình nên vận mệnh cuộc đời mình?

Muốn trả lời những câu hỏi trên đòi hỏi chúng ta phải hiểu được bản thân mình và quản lý được bản thân mình. Boris Pasternak từng nói: "Chúng ta sinh ra để sống chứ không phải đề chuẩn bị sống". Do đó, chúng ta cần phải biết mình là ai trong cuộc đời này. Đó chính là khám phá ra bản thân mình.

Tầm quan trọng của việc thấu hiểu bản thân với việc chọn nghề nghiệp đúng đắn

Hiểu rõ bản thân không những giúp chúng ta kiểm soát những cảm xúc tiêu cực mà còn giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi hiểu rõ bản thân, chúng ta mới có thể lên kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn.

Để được thành công, hạnh phúc trong cuộc đời thì việc đầu tiên và vô cùng quan trọng đó là phải thấu hiểu bản thân. Thấu hiểu chính bản thân mình là cả một quá trình nổ lực liên tục chứ không hề đơn giản. Khả năng nhận thức và khả năng lắng nghe hỗ trợ rất nhiều trong việc thấu hiểu bản thân.

Hàng năm có hàng ngàn tân sinh viên nhập học ngành học mà không mong muốn, hoặc không biết sau này mình sẽ ra làm nghề gì. Cũng số lượng đó, 70% tân cử nhân ra trường làm trái ngành nghề hoặc thất nghiệp một thời gian dài vì không tìm được công việc phù hợp cho mình. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là các bạn sinh viên thường không hiểu bản thân mình có gì và mình muốn gì ở cuộc đời này. Khi được hỏi, rất nhiều người không xác định được dự định của bản thân trong vòng 2-5 năm tới, và hoặc có ước mơ chung chung như "muốn có việc làm lương cao, ổn định, gia đình hạnh phúc". Nhưng làm thế nào để đạt được ước mơ đó, rất ít người trả lời được.

Như vậy, thấu hiểu bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp đúng đắn rất quan trọng.

Một số quan điểm khoa học về khám phá bản thân

Muốn quản lý người khác, trước hết chúng ta phải có khả năng quản lý chính mình. Theo Peter Drucker, khám phá bản thân hay quản lý bản thân có nghĩa là học cách phát triển chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải định vị bản thân tại nơi mà chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất cho tổ chức và cộng đồng. Lịch sử thuộc về những người thành công - một Napoleon, một De Vinci, một Mozart - họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại.

Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân họ - những mặt mạnh, những giá trị của họ và cách tốt nhất mà họ có thể làm việc. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của những cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Nhưng cơ hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty trong thời đại ngày nay không quản lý công việc của nhân viên. Những công nhân trí thức phải biết cách trở thành nhà quản lý của chính mình một cách hiệu quả.

Hầu hết chúng ta, kể cả những người có khả năng khiêm tốn nhất, đều phải học cách quản lý bản thân. Để quản lý bản thân, trước hết phải xác định những điểm mạnh của mình.

Xác định đúng những điểm mạnh của bản thân

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì. Họ thường xuyên sai lầm. Thường thì mọi người biết họ giỏi ở cái gì và thậm chí sau đó nhiều người sai hơn là đúng. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con người có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công và cứ thế tiếp diễn. Nhưng thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.

Để xác định đúng điểm mạnh của mình, một cách đơn giản nhất là phân tích những thông tin phản hồi. Bất cứ khi nào chúng ta phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng, hãy viết ra những gì chúng ta mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh kết quả thực sự so với mong muốn trong quá khứ.

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ chỉ cho chúng ta thấy đâu là những điểm mạnh của mình chỉ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất mà chúng ta nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho chúng ta rằng họ đang làm cái gì vả thất bại khi làm, cái gì đã ngăn cản họ có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra cho thấy chúng ta đặc biệt không có khả năng ở lĩnh vực nào, lĩnh vực nào họ chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó.

1