Tìm hiểu về Kinh Vu Lan
Phẩm Kinh Vu Lan bao gồm ba phần: Phần dẫn nhập, phần Chánh kinh và phần hồi hướng. Đây là một nghi thức thuần Việt có nhiều bài sám nguyện, thường được tụng suốt mùa Vu Lan tháng bảy như là tháng báo hiếu của người con Phật.
Kinh Vu Lan có thể được đọc tụng hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, nghi thức này có thể được sử dụng trong những dịp chúc mừng sinh nhật mẹ cha, chúc thọ cho ông bà và ngay cả các khóa lễ kỳ siêu cho cha mẹ quá cố và cửu huyền thất tổ.
Bìa Kinh Vu Lan và Báo hiếu.
Mục Kiền Liên Bồ tát trong Kinh Vu Lan qua lăng kính của Tổ sư Minh Đăng Quang. Vì tính đa dạng của nghi thức, người thọ trì đọc tụng phải chọn đúng bài sám nguyện với nội dung thích hợp. Tụng nghi thức này là để tiếp tục nuôi lớn các hạt giống biết ơn và đền ơn đối với hai đấng sinh thành.
Niên đại xuất hiện của Kinh Vu Lan này không rõ, nhưng gần nhất là vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Mặc dù tính chất nguyên thủy của bài kinh còn và gắn liền với văn hóa Trung Quốc, nhưng giá trị giáo dục đạo hiếu và đạo đức làm người trong hai kinh này là điều nổi bật và không thể phủ nhận. Kinh Vu Lan nhấn mạnh tính giáo dục và đạo đức con người.
Ý nghĩa Kinh Vu Lan
Thuật ngữ Vu Lan viết đủ là Vu Lan Bồn là từ dịch âm của người Trung Quốc về chữ Phạn "Ullambana". Một dịch âm khác nữa là Ô Lam Ba Na, tuy tương đối gần âm với chữ Phạn hơn nhưng chữ này lại không thông dụng trong giới Phật giáo.
Theo quan niệm thông thường, "ullambana" được ngài Trí Húc dịch nghĩa là "giải đảo huyền", về sau được diễn dịch thành "giải đảo huyền, cứu thống khổ". Giải là động từ có ý nghĩa là cởi trói, hay giải phóng ai ra khỏi một cái ách nào đó. Đảo là "ngược" hay "dốc đầu xuống đất, chân chỏng lên trời", nhằm ám chỉ cho hình thức nghiêm khắc và đau đớn tột độ của hình phạt.
Huyền là "treo". Như vậy "giải đảo huyền" có nghĩa là "tháo bỏ các cực hình treo ngược của nghiệp xấu" và "cứu thống khổ" là cởi trói ách đau khổ cùng cực của chúng sinh trong các đường dữ.
Theo tinh thần của Kinh Vu Lan, cái khổ nguy khốn nhất của chúng sinh là bị sinh vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, tháo gỡ cái cực hình treo ngược là tháo gỡ cái ách bị đày đọa trong cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.
Đại hiếu Mục Kiền Liên tôn giả.
Cách tụng Kinh Vu Lan
Những lời Phật dạy trong Kinh Vu Lan nghĩa lý rất thâm sâu và vi diệu, đọc qua một hai lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời Đức Phật dạy.
Trước khi tụng Kinh Vu Lan, ta nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho thẳng. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.
Điều quan trọng khi tụng Kinh Vu Lan là phải thể nhập được những ý nghĩa trong Kinh và ứng dụng, thực hành trong đời sống. Khi tụng Kinh Vu Lan mà không phá trừ được kiêu mạn, không thực hành hạnh khiêm cung thì mất rất nhiều công đức.
Các Phật tử nên tụng Kinh Vu Lan ở chùa thì sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bởi vì ở chùa có sự trang nghiêm, yên tĩnh. Khi đọc Kinh ta dễ chú tâm, không bị ngoại cảnh chi phối. Nhờ vậy mà tam nghiệp thanh tịnh, mắt chỉ đọc Kinh, thân ngồi trang nghiêm và ý nghĩ ý nghĩa thâm sâu trong từng lời kinh. Theo đó, sẽ mang lại công đức lớn.
Hơn nữa, khi tụng Kinh Vu Lan ở chùa nếu có những chỗ không hiểu thì có chư Tăng giảng giải cho hiểu hơn. Tụng kinh ở nhà sẽ thiếu một trong ba hình tướng của Tam Bảo đó là chư Tăng.
Những món chay ngon cho mùa Vu Lan
Những lời Phật dạy trong Kinh Vu Lan nghĩa lý rất thâm sâu và vi diệu, đọc qua một hai lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính. Phải có tâm tha thiết trân quý những lời Đức Phật dạy.
Khi về chùa tụng Kinh có chư Tăng, có đông Phật tử tụng Kinh, ý nghĩa thâm sâu của Kinh Vu Lan càng được vang vọng đi khắp, đi sâu vào tâm thức của mình, làm cho sức mạnh tâm linh vững mạnh, cảm thấy niềm an lạc và tự tâm mình thấu hiểu được ý nghĩa của Kinh Vu Lan.
Có như thế, trí tuệ ta ngày càng sáng suốt, tam độc tham, sân, si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu.
Chỉ có con đường tự chuyển hóa tâm thức chính mình, qua sự hướng dẫn của Tam Bảo, hành vi và lời nói của chúng ta sẽ trở nên thiện. Đây là con đường cứu độ bản thân và tha nhân có hiệu quả nhất. Mọi hình thức trông chờ vào tha lực của người khác chỉ là phản ánh của một nhận thức sai lầm về quy luật nhân quả "ai làm lấy chịu, ai tu nấy chứng" của Đức Phật và tệ hơn nữa là một sự đổ vỡ của đời sống hướng thượng của bản thân.
Kinh Vu Lan và lễ hội báo hiếu đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống mãi trong đạo đức chữ hiếu và đạo lý làm người, của tất cả con người trên hành tinh.
Để tải xuống Kinh Vu Lan, quý Phật tử có thể tải xuống tại đây!