Thần tứ diện hay tứ diện Phật là một cái tên khá mới với người dân Việt Nam chúng ta nói chung, nhưng với những ai đã từng qua Thái Lan và ghé thăm “xứ sở chùa Vàng” thì hiểu rất rõ sự linh thiêng của tượng Phật bốn mặt đặt tại trung tâm thủ đô Băng Cốc.
Gần 95% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền (bao gồm các phái Thiền Lâm Thái Lan, Dhammayuttika Nikaya và Santi Asoke). Một nhóm nhỏ người Thái Lan (4.6%) theo đạo Hồi, 0.7% dân số theo đạo Thiên Chúa. Ngoài ra, còn có các tôn giáo khác. Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan được sự hậu thuẫn và quan tâm lớn từ Chính phủ. Các nhà sư được hưởng nhiều lợi ích do chính phủ mang lại, ví dụ như được sử dụng các phương tiện giao thông công cộng miễn phí. Có thể nói đây là quốc gia Phật giáo với tín ngưỡng tôn sùng lớn mạnh nhất.
Thái Lan - Xứ sở chùa Vàng và vẻ đẹp của Tứ Diện Thần
Thái Lan không những được mệnh danh là quốc gia Phật giáo lớn thứ 2 thế giới mà còn là một trong những thiên đường du lịch giá rẻ ở Đông Nam Á. Hình ảnh người dân thân thiện, ẩm thực phong phú với đảo Phuket thơ mộng, thủ đô Băng Cốc sầm uất, thành phố biển Pattaya rực rỡ…đã khiến quốc gia này trở thành một điểm đến lý tưởng trong những năm trở lại đây. Với chi phí giá rẻ, Thái Lan đang là điểm lựa chọn du lịch hàng đầu của người dân nước ta hiện nay.
Tứ diện thần - xứ sở chùa Vàng
Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khu giải trí náo nhiệt thì Thái Lan còn nổi tiếng là “xứ sở chùa Vàng” và đặc biệt được biết đến với sự linh thiêng của tượng Tứ Diện Thần (Phật bốn mặt) đặt tại trung tâm thủ đô Băng Cốc. Băng Cốc không chỉ có chùa, mộ tháp đá Phật giáo mà còn thấy vô số những “ngôi nhà thần linh” cầu kỳ, nguy nga rực rỡ ở khắp mọi nơi bên cạnh nhà ở, trường học, khu buôn bán, công trường xây dựng hay các tòa nhà cao tầng.
Có 4 loại miếu thờ thần linh thấy khắp Băng Cốc như:
- San Jao Ti: miếu thờ thổ chủ
- San Pra Phoom: miếu thờ phúc thần bảo hộ địa phương
- San Piyanda: miếu thờ thần giám sát
- San Phra Brahm: miếu thờ Thần Bốn Mặt Bahma. Miếu thờ cúng Thần Tứ Diện Bahma là ngôi nhà thờ thần linh mở rộng bốn mặt, thường thấy bên ngoài những ngôi nhà và văn phòng lớn, là nơi thờ vị Thần Hindu Phra Brahma, vị thần sáng tạo. Sau khi mời Thần Tứ Diện về ngụ nơi miếu này thì nơi đó trở nên linh thiêng đặc biệt, nó có thể trở thành điện thờ có uy linh lớn và người dân lũ lượt kéo tới để bày tỏ lòng tôn sùng và biết ơn đối với vị thần Brahma linh thiêng và cầu xin sự giúp đỡ (như điện thờ Erawan). Bốn mặt mở rộng của điện thờ ứng với bốn mặt tượng thần Brahma bên trong, mỗi mặt lần lượt biểu trưng cho đức hạnh của lòng tốt, sự nhân từ, lòng thương cảm và tính vô tư, không thiên vị của Tứ Diện Thần
Sự tích tứ diện thần
Trong truyền thuyết Phật Giáo Nguyên Thủy thì Đại Phạm Thiên tức là một vị Đại Thiên Thần Hộ Trì Chính Pháp nên có bốn Đại Đức Quý Báu là Từ Bi, Nhân Ái, Bác Ái và Công Chính.
Phạm Thiên (Brahma) là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ, là cha của các thần và của cả loài người. Brahma cùng với Shiva và Visnu hợp thành bộ ba gọi là Trimurti. Visnu và Shiva là hai thế lực đối lập, còn Brahma là thế lực cân bằng.
Thần Tứ Diện Brahma tạo ra nữ thần Satarupa từ chính cơ thể mình. Nàng đáng yêu đến nỗi Brahma nhìn nàng đăm đăm. Mỗi khi nàng nhích qua một bên để tránh thì Brahma lại mọc ra một đầu khác để nhìn. Cuối cùng Brahma đã phục được Satarupa. Họ lui về sống ở một nơi bí mật trong 100 năm thiên giới. và Manu con người đầu tiên được sinh ra…
Tứ diện thần Thái Lan - hình dáng Tứ diện thần
Hình dáng Tứ Diện Thần gồm bốn khuôn mặt quay ra bốn hướng với đầy đủ mắt, tai, mũi, miệng và có tám cánh tay và bàn tay, mỗi tay Tứ Diện Thần lại cầm một Pháp khí riêng biệt. Mỗi thứ lại có ý nghĩa khác nhau:
- Tay cầm Lệnh Kỳ biểu hiện cho Vạn Năng Pháp Lực
- Tay cầm Phật Kinh biểu hiện cho Trí Tuệ
- Tay cầm Pháp Loa Ốc Báu biểu hiện cho sự Phúc Lành
- Tay cầm Quyền Trượng biểu hiện cho Công Danh Thành Tựu
- Tay cầm Minh Luân - Vòng xe ánh sáng biểu hiện cho Tiêu Tan Phiền Não
- Tay cầm Bình Nước biểu hiện Khát Khao Có Cầu Tức Có Cung
- Tay cầm Niệm Châu biểu hiện cho việc Làm Chủ Luân Hồi
- Tay còn lại ấn trước ngực biểu hiện cho sự Cảm Thông Che Chở
Cách cúng tứ diện thần Thái Lan
Theo nghi lễ thì mặt chính diện chính là biểu tượng cho Từ, sau đó thuận theo chiều kim đồng hồ sẽ là Bi, Hỷ và Xả.
Hiểu được hàm ý này sẽ giúp người cầu nguyện có được sự chuẩn xác trong việc tế bái cầu nguyện. Vì thông thường chúng ta khi có dịp du lịch Thái vì không hiểu ý nghĩa nên không biết tiến hành cầu nguyện ra sao. Chính Diện đại diện cho Từ, chính cũng đại biểu cho học nghiệp, chức nghiệp, danh tiếng và địa vị, mặt thứ hai (Thuận kim đồng hồ) đại biểu Bi là chuyên về ái tình, hôn nhân và quan hệ giao tiếp, mặt thứ ba biểu hiện cho Hỷ là về thu nhập và phú quý, mặt thứ tư biểu hiện cho Xả là sức khỏe và tiêu tai giải nạn.
Hiểu đúng, có tâm nguyện chính xác ngoài việc giúp cho chuyến đi việc làm của ta thêm ý nghĩa, cũng là cái mà cha ông ta dạy “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”… Đừng mơ mơ hồ hồ mà đánh rơi mất một cơ hội Chiêm Bái Thánh Tượng và suy ngẫm lại chính mình. Phật dạy “Chính Niệm - Chính Tư Duy“.
Lễ cúng tứ diện thần thái lan
Nếu có dịp du lịch Thái Lan, nhất định mọi người phải dành thời gian đến chiêm bái Tứ Diện Phật (Phật 4 mặt) để cầu sức khỏe, anh lành, may mắn cho bản thân và gia đình của mình nhé!
Tượng Thần Tứ Diện bốn mặt luôn ẩn chứa những câu chuyện tâm linh chưa lý giải được.
-
Vào khoảng những năm 1950, một trong những dự án hoành tráng lúc bấy giờ tại Băng Cốc là khách sạn Erawan, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn. Chính phủ Thái Lan mới cho xây dựng Tứ Diện Thần đặt tại góc đường nơi tòa nhà đang thi công với hy vọng mọi điều xấu tiêu tan. Từ đó, khách sạn Erawan được thi công suôn sẻ hoàn thành. Kể từ đó, người dân Thái Lan cũng như du khách nước ngoài truyền tai nhau về giai thoại này và thường xuyên lui tới cúng Thần Tứ Diện để được toại nguyện mọi mong muốn.
-
Không những thế, dần dần ai cũng tin rằng việc thờ cúng Thần Tứ Diện mang lại sự bình an. Bởi lẽ đã có rất nhiều điều kỳ lạ xoay quanh tượng Tứ Diện Thần mà những người khi được nghe kể sẽ không khỏi ngạc nhiên. Một trong những câu chuyện đó là sự thoát chết của một em bé trong tại nạn máy bay Tupolev Tu - 134 rơi tại Phnom Penh vào 3-9-1997. Hầu như không một ai còn sống sót trên chiếc máy bay ấy nhưng duy chỉ có một em bé vẫn còn sống và không bị thương tích gì. Sau đó người ta phát hiện trên cổ em có đeo một sợi dây chuyền hộ thân hình tượng mặt dây chuyền Phật 4 mặt.
-
Một câu chuyện kỳ lạ khác cũng xảy ra vào ngày 26-12-2014 tại đảo Phuket. Nơi này được biết đến như một địa điểm thơ mộng tại Thái Lan. Thế mà nó chẳng may phải hứng chịu một cơn địa chấn sóng thần dữ dội khiến hơn 3000 người thiệt mang và bị thương khoảng 4500 người. Hầu như tất cả nhà cửa đều bị cuốn trôi hoàn toàn bởi đợt càn quét kinh khủng ấy. Tuy nhiên vẫn có một đứa bé - con của một nhân viên tòa đại sứ Tây Ban Nha may mắn thoát chết. Khi sóng thần cuốn phăng mọi thứ thì đứa bé bị hất văng lên ngọn dừa và sống sót. Điều kỳ lạ là trên cổ đứa bé cũng có một sợi dây chuyền hộ thân hình tượng Phật bốn mặt, tương tự như em bé trong vụ rơi máy bay tại Phnom Penh.
Mặt dây chuyền phật 4 mặt
Niềm tin của người dân Việt Nam đối với tượng Phật bốn mặt
Hằng năm, có rất nhiều người dân nước ta sang thủ đô Băng Cốc để chỉ đến đền Erawan xin cầu một năm làm ăn phát đạt, gia đạo êm ấm.
Trở lại với niềm tin của người dân Việt Nam đối với tượng Phật bốn mặt. Xoay quanh Tứ Diện Thần không chỉ có những giai thoại trên mà ngay chính cả những người Việt khi sang Thái cũng mang theo một niềm tin đối với tượng Phật này. Bên cạnh đó, đội tuyển muay Việt Nam thi đấu giải Cúp thế giới cũng có mặt tại Băng Cốc đã may mắn thoát chết trong vụ nổ bom ngày 17-8-2015 tại trung tâm thủ đô Băng Cốc có ít nhất 20 người tử vong và 125 người bị thương. Một số thành viên trong đoàn dự thi vẫn chưa hết bàng hoàng trước những gì đã chứng kiến về vụ khủng bố trên, bởi khu vực nổ bom rất gần với địa điểm thi đấu của họ. Theo những gì họ kể thì trước ngày xảy ra vụ nổ, đoàn Việt Nam đã đến cầu nguyện tại tượng Tứ Diện Thần và có ý định sẽ quay lại đây sau khi thi đấu xong. Thế nhưng, vào chiều 17-8, khi quyết định quay lại đền Erawan thì những thành viên trong đoàn đã “may mắn” không vào đền ngay mà đi tham quan, mua sắm ở nơi khác vì thời điểm đó du khách đến viếng Tứ Diện Thần rất đông. Họ đã thoát chết “may mắn” và “kỳ lạ” trong khi chính thời điểm đó quả bom khủng bố đã được đặt tại đền. Với sức công phá cao làm thiệt hại về người, tan hoang cảnh vật ở đó nhưng tượng Tứ Diện Phật không hề vỡ nát mà chỉ sứt mẻ ít ở phần cằm của tượng. Chính điều đó lại làm cho người dân nơi đây cũng như du khách đến viếng thêm niềm tin vào sự linh thiêng của Phật bốn mặt.
Cứ thế, không ít người dân Việt Nam tin rằng thờ cúng Thần Tứ Diện (tượng Phật bốn) sẽ mang lại sự yên bình, may mắn, thịnh vượng tại những vùng đất có sự hiện diện của Tứ Diện Thần. Không biết từ khi nào người dân Việt chúng ta không chỉ sang thủ đô Băng Cốc để đến đền Erawan xin cầu một năm làm ăn phát đạt, gia đạo êm ấm mà còn mua những đồ trang sức được làm phép mạnh của các vị thầy có hình Tứ Diện Thần về đeo với mong muốn mang lại sự sung túc tài lộc và hạnh phúc trong tình cảm. Vị thần được tôn sùng nhất không chỉ được người dân nước ta đón nhận bằng cách đúc kết lại trong những mặt dây chuyền nhỏ gọn mà còn được lập miếu thờ cúng Thần Tứ Diện tại những nơi linh thiêng để người dân đến viếng.
Cách thờ cúng Thần Tứ Diện
Như đã nói ở trên muốn biết cách thờ cúng Thần Tứ Diện thì phải hiểu rõ được các nghi lễ và phân biệt được đâu là mặt chính, đâu là mặt tiếp theo và ý nghĩa của từng khuôn mặt, hiểu đúng, có tâm nguyện chính xác sẽ giúp chúng ta có sự chuẩn xác trong việc tế bái cầu nguyện như thế mọi chuyện mới được toại nguyện.
Theo nghi lễ mặt chính diện chính là biểu tượng cho Từ, sau đó thuận theo chiều kim đồng hồ sẽ là Bi, Hỷ và Xả:
- Chính Diện đại biểu Từ chính cũng đại biểu cho Học nghiệp, Chức nghiệp, Danh tiếng và Địa vị.
- Mặt thứ hai (Thuận kim đồng hồ) đại biểu Bi là chuyên về Ái Tình, Hôn Nhân và quan hệ giao tiếp.
- Mặt thứ ba biểu hiện cho Hỷ là về thu nhập và phú quý
- Mặt thứ tư biểu hiện cho Xả là sức khỏe và tiêu tai giải nạn.
Thần chú Tứ Diện Phật, câu chú Phật 4 mặt:
Để Tứ Diện Thần đáp ứng được toại nguyện, người cầu nguyện không chỉ chú ý đến cách thờ cúng Thần Tứ Diện mà còn phải chú ý đến những câu chú Tứ Diện Phật thì mọi sự mới được suôn sẻ và linh ứng. Dưới đây là kinh Phật 4 mặt để các bạn niệm khi cúng Tứ Diện Thần và đeo sợi dây chuyền hộ thân hình tượng Phật bốn mặt.
Nam Mô Ta Sa, Bha ga qua tô, A Ra Ha tô, Sang Ma, Sang Bút, Đà Sa (3 Lần) Prom Ma Cha Lô Ka, Ti Pa Ti, Sa Ham Pa Ti Chát An Ta Li, An Ti Qua Rang, Ya Cha Ta San, Ti Cha San, Ta Áp Pa Ra, Cha Cát Cha, Ti Kát Tay, Say Tút Cam Măng, Pi Ít Măng Bát Chăng (7 Lần)
Như vậy là đủ rồi, nếu các bạn có thời gian, thì niệm câu trên 3 lần sau đó câu dưới 108 lần, còn không thì chỉ đơn giản như vậy là đủ rồi.
Nên chọn chất liệu nào để xây bàn thờ Tứ Diện Thần
Có nhiều gia đình Việt còn tự mình lập miếu thờ, am thờ hoặc bàn thờ Tứ Diện Thần tại gia đình mình để được toại nguyện mọi mong muốn như học nghiệp, chức nghiệp, danh tiếng và địa vị, mặt thứ hai (Thuận kim đồng hồ) đại biểu Bi là chuyên về ái tình, hôn nhân và quan hệ giao tiếp, mặt thứ ba biểu hiện cho Hỷ là về thu nhập và phú quý, mặt thứ tư biểu hiện cho Xả là sức khỏe và tiêu tai giải nạn.
Khi lập ban thờ Thần Tứ Diện chúng ta phải chú ý đến chất liệu và kích thước khi lập ban. Tùy thuộc vào diện tích đất cũng như điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà người ta có thể lập miếu thờ Tứ Diện Thần sao cho hợp lý. Ở những nơi đông người miếu thờ Tứ Diện Thần thường được lập to để nhiều người đến cúng viếng, tại các gia đình thì miếu thờ Tứ Diện Thần được làm đơn giản và nhỏ gọn hơn. Vì là nơi thờ thần nên rất hạn chế việc tu sửa, nếu có thể các bạn nên lựa chọn xây miếu thờ Tứ Diện Thần bằng đá khối màu vàng hoặc màu đỏ. Miếu thờ bằng đá khối có thể nói trường tồn theo thời gian, sau nhiều năm không bị xuống cấp, càng để lâu ngôi miếu thờ trông càng cổ kính việc tu sửa miếu thờ gần như là không có.
Nếu các bạn lựa chọn xây miếu thờ Tứ Diện Thần thì nên lựa chọn đá nguyên khối với các màu đá vàng hoặc đá đỏ, giá thành có cao hơn 1 chút so với dạng đá ốp nhưng về độ bền vững thì hơn hẳn.
Xưởng điêu khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình chúng tôi chuyên cung cấp các mẫu am thờ Tứ Diện Thần bằng đá, Cây hương thờ Tứ Diện Thần, Ban thờ Tứ Diện Thần, miếu thờ Tứ Diện Thần bằng đá.
Bàn thờ thần 4 mặt thái lan
Bàn thờ 4 mặt
Bàn thờ thần tứ diện
Cây hương thờ Tứ Diện Thần 1 - Bàn thờ Thần Tứ Diện
Cây hương thờ phật 4 mặt - Cây hương thờ Thần Tứ Diện - Tứ Diện Thần
Ban thờ Tứ Diện Phật - Ban thờ Tứ Diện Thần - Tứ Diện Thần
Xem thêm: Bàn thờ ngoài trời bằng đá đẹp nhất Việt Nam
Xem hướng đặt bàn thờ ngoài trời
Văn khấn cây hương ngoài trời
Đá mỹ nghệ Ninh Vân là nơi sản xuất và cung cấp các mẫu bàn thờ thiên, cây hương đá ngoài trời với mẫu mã, kích thước đa dạng. Các sản phẩm được điêu khắc bằng đá mỹ nghệ khai thác thủ công có tuổi thọ cao, bền đẹp với thời gian. Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá:
Xưởng Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân-Ninh Bình
Địa chỉ: xã Ninh Vân-Hoa Lư-Ninh Bình
Website: https://damyngheninhvan.com.vn/
Email: [email protected]