Xem thêm

Tìm hiểu về lịch sử ra đời của đạo Phật

Phap Ngo Thich
Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, trong đó Phật giáo đã xuất hiện từ lâu đời và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trên thế giới về cả tín ngưỡng và tâm...

Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, trong đó Phật giáo đã xuất hiện từ lâu đời và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trên thế giới về cả tín ngưỡng và tâm linh. Vậy lịch sử ra đời của đạo Phật như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Đạo Phật do ai sáng lập?

Trong lịch sử ra đời của đạo Phật, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - vị thái tử đã từ bỏ ngai vàng quyền quý để hành khất và đắc đạo - chính là người đã sáng lập ra đạo Phật. Câu chuyện về con đường tu đạo của Ngài đã trở thành giai thoại trong nhiều thế kỷ qua và được lưu truyền, ca tụng cho đến tận ngày nay.

lịch sử ra đời của đạo Phật-1 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Sinh thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái tử Tất Đạt Đa, phụ thân là Tịnh Phạn, mẫu thân tên gọi Ma Gia. Ngay từ lúc được thụ thai, cuộc đời Ngài đã gắn liền với những câu chuyện thần kỳ. Hoàng Hậu Maya mơ thấy một con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông của bà, nhà hiền triết có tên là A Tư Đà thì tiên tri rằng Thái tử sẽ trở thành vị vua vĩ đại hoặc một bậc thế tôn cao quý trong tương lai.

Ngày Đức Phật đản sanh tại khu vườn Lâm Tỳ Ni, mẫu thân Ngài qua đời, sau đó ai nấy đều ngạc nhiên khi Ngài bước đi bảy bước và nói “Ta đã đến nơi”. Cuộc đời Thái tử Tất Đạt Đa thuận lợi và hoan lạc theo đúng chuẩn mực của người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Ngài cũng kết hôn với nàng Da Du Đà La và có được một cậu con trai đặt tên là La Hầu La. Tuy nhiên, đến năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ kế vị vua cha và di sản hoàng tộc, quyết định đi tìm chân lý đích thực của cuộc sống, lang thang hành khất khắp nơi như một người tầm đạo.

Phật giáo có thể được định nghĩa bằng nhiều góc nhìn khác nhau. Trong đó, cách giải thích đầy đủ nhất sẽ thường bao hàm các nội dung như:

  • Giáo lý của Đức Phật dùng để giảng pháp cho chúng sinh giác ngộ
  • Hướng chúng sinh tới thân tâm trong sạch, phát triển con người theo con đường Đạo đức
  • Tu tập thân tâm bình lặng theo con đường Thiền tập
  • Khai sáng tâm linh và tâm hồn, nhìn nhận cuộc đời bằng con đường Trí tuệ

Lịch sử ra đời của đạo Phật

Sau khi từ bỏ cuộc sống hiện tại đủ đầy vinh hoa, quyền uy và hạnh phúc, Thái tử Tất Đạt Đa bắt đầu hành trình cầu đạo giải thoát của mình. Khi ấy, Ngài chu du khắp đất nước Ấn Độ, từ chân núi Himalaya ở cực Bắc đến bên ven bờ sông Hằng ở cực Nam. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời gian, sức lực và trí lực cho công cuộc tìm kiếm giá trị đích thực của hạnh phúc và sự giải thoát.

lịch sử ra đời của đạo Phật-2 Đạo Phật - Hành trình cầu đạo giải thoát

Trong suốt quá trình hành khất, bởi vì cảm thấy được việc chúng sinh dễ chìm đắm vào ái dục và định kiến, Ngài luôn trăn trở tìm cách cảm hóa con người để họ chấp nhận và giác ngộ được giáo lý mà Ngài đã chứng đắc.

Chính điều này đã thúc đẩy Ngài thực hiện ba lần thỉnh cầu để phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên, đồng thời gióng lên tiếng trống Pháp. Bằng trí tuệ và sự giác ngộ sâu sắc của chính mình, Ngài bắt đầu thực hiện sứ mệnh con đường cứu khổ cứu nạn khắp bốn phương ba cõi. Ngay khi Ngài tuyên bố khai mở con đường dẫn đến cõi Niết Bàn, bất sanh bất diệt, "cửa bất tử rộng mở cho những ai chịu nghe", thì cũng là lúc bánh xe Pháp chuyển vận và Phật giáo ra đời.

Trong lịch sử ra đời của đạo Phật, chưa có một phong trào truyền giáo nào chính thức được tổ chức, tuy nhiên những giáo lý mà Đức Phật giảng dạy vẫn được lan truyền rộng rãi từ Ấn Độ sang nhiều quốc gia Châu Á khác.

Theo từng thời kỳ và ở mỗi một nền văn hóa mới, đạo Phật lại được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và các yếu tố tâm linh riêng. Thế nhưng, bản chất cùng ý nghĩa tinh túy được chắt lọc liên quan đến trí tuệ và lòng từ bi trong đạo Phật vẫn được những tăng ni, Phật tử, đạo hữu lưu giữ truyền lại đến tận ngày nay.

Hiện tại, Đạo Phật chia thành hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Trong đó, Tiểu Thừa hiện phát triển ở Đông Nam Á, thường nhấn mạnh vào giải thoát cá nhân. Còn Đại Thừa với hình thức Phật giáo ở Trung Quốc và Tây Tạng chú trọng vào tu tập phổ độ chúng sanh.

Xu hướng du lịch hành hương xứ Phật của các tín đồ Phật tử hiện nay

Tại Việt Nam, có rất nhiều người theo đạo Phật. Bên cạnh việc đảnh lễ, chiêm bái thông thường, nhiều con dân Phật tử còn mong muốn được tìm hiểu lịch sử ra đời của đạo Phật khi đặt chân đến các vùng đất Phật, các địa điểm tâm linh nổi tiếng quốc tế, hay những nơi gắn liền với các sự kiện trọng đại liên quan đến sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật như Tứ động tâm. Chính vì vậy, các công ty cung cấp dịch vụ du lịch như Joys Việt Nam đã tổ chức những chương trình đảnh lễ xá lợi Phật hay những chuyến đi hành hương dài ngày để đáp ứng nhu cầu của chúng Phật tử.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các tour du lịch như thế này, Joys mời Quý du khách tham khảo thông tin cụ thể trên website chính thức của chúng tôi.

1