Xem thêm

1 tháng ăn chay 10 ngày là những ngày nào và có ý nghĩa gì?

Phap Ngo Thich
Hiện nay, không chỉ người Phật tử mới thực hiện chế độ ăn chay mà còn có rất nhiều người để phòng ngừa bệnh tật. Theo đạo Phật, trong một tháng, có 10 ngày để...

Hiện nay, không chỉ người Phật tử mới thực hiện chế độ ăn chay mà còn có rất nhiều người để phòng ngừa bệnh tật. Theo đạo Phật, trong một tháng, có 10 ngày để ăn chay và kiêng ăn thịt, cá. Vậy ăn chay 10 ngày đó là những ngày nào và có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Ăn chay 10 ngày 1 tháng là ngày nào?

Thông thường, có 2 kiểu người ăn chay . Kiểu 1 là ăn chay trường , có nghĩa là ăn chay trong một thời gian dài, có thể kéo dài đến hết cuộc đời. Kiểu thứ 2 là ăn chay kỳ , ăn định kỳ vào một số ngày trong tháng.

Lịch 10 ngày ăn chay tính theo lịch âm trong tháng đó là: ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và sức khỏe thì sẽ có người chỉ ăn chay 2 ngày hoặc 4 ngày trong tháng.

an-chay-10-ngay [Ăn chay là kiêng ăn thịt, cá và ngăn cấm sát sinh.]

Ý nghĩa của 10 ngày ăn chay trong tháng:

  • Ngày 1 âm lịch là ngày đạt Đạo của Định Quang Phật, ăn chay ngày này giúp tiêu trừ các tội nghiệp chướng.
  • Ngày mùng 8 âm lịch là ngày đạt Đạo của Phật Dược Sư Như Lai, ăn chay ngày này giúp tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng công đức.
  • Ngày 14 âm lịch là ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát, ăn chay ngày này giúp tiêu trừ các điều ác, phát sinh các điều thiện.
  • Ngày 15 âm lịch là ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai, ăn chay ngày này tiêu trừ sát sinh, điều xấu sinh trưởng trí tuệ, an vui.
  • Ngày 18 âm lịch là ngày đạt Đạo của Quan Bồ Tát, ăn chay ngày này giúp tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng tuổi thọ.
  • Ngày 23 âm lịch là ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát, ăn chay ngày này được tiêu trừ tội nghiệp chướng, sát sinh.
  • Ngày 24 âm lịch là ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát, ăn chay ngày này diệt trừ phiền não, tăng trưởng trí tuệ.
  • Ngày 28 âm lịch là ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật.
  • Ngày 29 âm lịch là ngày đạt Đạo của dược vương bồ tát , ăn chay ngày này diệt trừ các tật bệnh, ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp.
  • Ngày 30 âm lịch là ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai, ăn chay ngày này tăng trưởng phước đức, thành tựu Bồ Đề.

Xem thêm các bài viết kiến thức Phật giáo khác:

  • Nội dung và ý nghĩa của 12 nhân duyên trong Phật giáo
  • Ý nghĩa cơ bản của các bài kinh phật thường tụng ở đạo Phật

II. Ý nghĩa của 10 ngày ăn chay

Theo quan niệm của Phật giáo, ăn chay là phương pháp nuôi dưỡng lòng từ bi của mỗi người, tránh sát sinh động vật và thanh tịnh tâm hồn. Việc ăn chay cũng mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người trân trọng những năm tháng vừa qua, sống tích cực và làm việc chăm chỉ hơn. Tháng cũ đã qua là khởi đầu cho tháng mới, con người cần xem xét và rút ra kinh nghiệm để trở nên tốt hơn.

an-chay-10-ngay [Ăn chay còn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe]

Bên cạnh đó, từ góc nhìn khoa học, các món chay chủ yếu được làm từ thực vật và ít dầu mỡ. Vì vậy, việc ăn chay có nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe, giúp tránh được các căn bệnh tiểu đường, béo phì và tim mạch.

Trên đây là một số thông tin về việc 10 ngày ăn chay trong một tháng. Số ngày ăn chay trong tháng không bắt buộc cố định mà tùy thuộc vào lòng tin và sức khỏe của mỗi người. Ưu điểm của việc ăn chay cũng là một cách tốt để giúp bạn thanh lọc cơ thể và giảm bớt lo lắng.

Nam Mô A Di Đà Phật.

1