Xem thêm

Ý Nghĩa Gà Trống trong phong thủy, Đặt ở đâu tốt nhất 2024

Phap Ngo Thich
Trong phong thủy, Gà Trống được sử dụng phổ biến nhằm mang đến may mắn, tài lộc và vượng khí cho gia chủ, đồng thời hóa giải những thế sát cho ngôi nhà. Người xưa...

Trong phong thủy, Gà Trống được sử dụng phổ biến nhằm mang đến may mắn, tài lộc và vượng khí cho gia chủ, đồng thời hóa giải những thế sát cho ngôi nhà. Người xưa quan niệm tiếng gà trống vào sáng sớm giúp xua đuổi những linh hồn xấu và báo hiệu ánh bình minh đang lên, bắt đầu một ngày mới.

Gà trống là một trong những hình ảnh phổ biến đối với người Việt Nam, trong phong thủy Gà Trống còn có tác dụng hóa giải các thế sát trong nhà, chiêu tài lộc và hỗ trợ cho người làm kinh doanh.

Gà là một trong những loài động vật có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của con người. Trong đó hình tượng gà trống từ lâu đã trở thành một trong những hình tượng văn hóa dân gian của người Việt Nam. Trong truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh xa xưa gà cũng được coi là một trong những sính lễ thách cưới của Vua Hùng khi gả con gái Mị Nương gồm: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Ý Nghĩa Hình ảnh con gà trống trong cuộc sống

Gà trống trên các di chỉ: Trên trống đồng Ngọc Lũ, người ta tìm thấy hình ảnh gà trống xem lẫn với những con hưu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những biểu tượng gà trống này tượng trưng cho thời gian và kinh nghiệm săn bắn của người xưa.

Gà trống trong truyền thuyết: Con gà trống trong truyền thuyết được nhắc đến trong Sơn Tinh - Thuỷ Tinh và An Dương Vương (1). Trong truyền thuyết An Dương Vương, hình ảnh về con gà trống được biến hoá thành Kê tinh chuyên phá hoại, quấy rối cuộc sống con người. Bởi tiếng gáy vang khắp núi rừng và tư thế hùng dũng nên gà trống được người xưa tôn kính như linh vật.

Gà trống trong thần thoại: Biểu tượng con gà trong thần thoại xuất hiện từ thần thoại Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời của Trung Hoa. Trong thần thoại, khi Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời, mặt trời thứ 10 sợ hãi nên trốn sau những đám mây, cuộc sống con người chìm trong tăm tối. Con người và muôn vật thay nhau gọi mặt trời đều không thành công, khi con gà trống cất tiếng gáy vang, mặt trời tò mò tìm xuống làm trái đất bừng sáng trở lại. Từ đó linh vật gà trống được nhiều người tôn thờ và tiếng gáy gà trống trở thành dấu hiệu gọi bình minh.

Gà trống trong tính ngưỡng dân gian: Trong tín ngưỡng dân gian, mỗi khi cúng thần linh hay tổ tiên người ta thường dâng con gà trống luộc chín và để nguyên con. Gà trống được xem như cầu nối giữa con người với thế giới thần linh. Con gà gần gũi với nhà nông nên biểu tượng con gà trở thành biểu tượng của sự thịnh vượng, no đủ và tượng trưng cho thời gian. Hình ảnh con gà đứng trên núi cao cất tiếng gọi bình minh trở thành biểu tượng của sự dũng mãnh, uy nghiêm.

Gà trống trong võ thuật: Từ hình tượng con gà trống với dáng đi bệ vệ, tư thế hiên ngang khi gáy, người ta đã sáng tạo ra bộ quyền cước với tên gọi Hùng Kê quyền trứ danh. Trong võ thuật, đây được xem là bộ quyền đẹp, uyển chuyển và đầy sức mạnh.

Gà trống trong nghệ thuật: Hình ảnh con gà trống được bắt gặp khá nhiều trong thơ, ca, nhạc, hoạ, điêu khắc và các loại hình nghệ thuật khác. Tiếng gà trống gáy vang trở thành cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn với “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” hay con gà trở thành trung tâm của những bức tranh “Làng Hồ” đậm chất thôn quê.

Ý nghĩa gà trống trong phong thuỷ

Với đặc tính của loài, Gà là loài ngủ sớm và thức dậy sớm. Gà trống báo sáng theo quy luật và rất chuẩn xác, “dĩ kê vi hậu” người xưa dùng gà để đo lường thời gian (gà gáy vào ban đêm thường bắt đầu vào khoảng 11 - 12h đêm và cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ sẽ gáy một lần, từ đó người ta căn theo số lần gà gáy để tính thời gian). Người xưa cũng quan niệm tiếng gà trống gáy sáng còn giúp xua đuổi những linh hồn xấu bằng việc báo hiệu bình minh đang lên.

Trong một số sách cổ còn viết lại rằng gà trống có ngũ đức: văn - võ - dũng - nhân - tín, điều này được giải thích trong Hõa Kinh rằng:

  • Đầu đội mũ (mào gà trống): là Văn, chiếc mào gà dựng đứng cao thẳng thể hiện chí khí. Trong tiếng hán mào gà đọc là quan đồng âm với quan lại nên còn được cho là có tác dụng chiêu tài, công thành danh toại.
  • Bước đi nhanh là Võ: Gà trống thường đi đầu đàn và dẫn theo cả đàn gà, dáng gà đi mạnh mẽ nhanh nhẹn.
  • Gặp địch dám chiến đấu là Dũng: bằng việc linh hoạt di chuyển và những cú mổ chuẩn xác, gà trống có thể chiến thắng được những loài như Rắn để bảo vệ đàn của mình.
  • Có miếng ăn biết gọi đàn là Nhân: khi gặp nơi có thức ăn gà thường kêu lên để cả đàn cùng ra ăn chung với nhau.
  • Luôn căn gác ban đêm là Tín: gà ngủ sớm và thức đêm, tiếng gà gáy báo hiệu thời gian cho mọi người. Gà gáy sáng gắn liền với bình minh, xua tan bóng tối cũng như canh gác khỏi những kẻ hiểm độc chuyên lợi dụng những góc tối để tấn công và hãm hại người khác.
  • Gà trống gáy vào buổi sáng và vui mừng đón ngày mới mang hàm nghĩa báo hiệu bình minh và xua tan đi những thế lực đen tối.
  • Tượng gà trống phong thuỷ được nhiều người lựa chọn để đặt trong nhà nhằm hoá giải sát khí, mang lại hạnh phúc, may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Tượng gà trống phong thuỷ nên đặt ở đâu?

Theo quan niệm phong thủy về ngũ hành âm dương thì Gà (Dậu ở hướng Tây) thuộc hành Kim nên thích hợp đặt ở hướng Tây của ngôi nhà. Nếu đặt hình tượng gỗ gà trống ở hướng nam thì có tác dụng thu hút may mắn.

Đặc điểm nổi bật nhất của ý nghĩa Gà trống theo phong thủy đó là có thể giải trừ các thế sát cho ngôi nhà, đặc biệt là “đào hoa sát”. Nếu đặt gà trống trong phòng khách nhìn thẳng ra trước cửa nhà có thể ngăn chặn được sự không chung thủy của người bạn đời. Khi chồng hoặc vợ đã có tình cảm với người khác ở bên ngoài, thì nên đặt một cặp gà trống bên trong tủ quần áo của chồng hoặc vợ, mỗi góc tủ một con để hóa giải.

Trong phòng ăn ở các gia đình thường có nhiều ống dẫn khí tròn dài, hình ảnh này liên hệ gần với hình dạng của loài rắn nên không tốt. Nên bày tượng gà trống ở đây vì gà có thể trị được rắn và ngăn chặn được những năng lượng xấu từ ống thoát khí.

Gà trống có tư thế vương giả nên hỗ trợ rất tốt cho các nhà lãnh đạo, việc đặt một tượng gỗ gà trống trong nhà còn giúp bảo vệ cho cá nhân, tránh bị tiểu nhân nói xấu sau lưng. Trong công việc kinh doanh nên đặt một tượng gà trống quay mặt về các dãy phòng làm việc để tránh những bất đồng ý kiến và thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Chất liệu tượng gà trống

Con gà được xem như linh vật gà trống mang đến may mắn, tài lộc cho gia đình, do đó, không chỉ cần đặt tượng con gà trống đúng vị trí phong thuỷ mà còn cần lựa chọn chất liệu phù hợp để mang đến lợi ích phong thuỷ cao nhất.

Nếu mục đích của gia chủ là trấn hưng sự sống, thu hút sinh khí cho gia đình nên đặt tượng con gà trống có chất liệu bằng đồng.

Ngôi nhà có sát khí hoặc các khí xấu ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình nên đặt tượng con gà bằng sứ.

Đặc biệt, nên chọn mua tượng gà trống bằng gỗ với chất liệu gỗ tự nhiên để mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình. Tượng gỗ con gà trống được điêu khắc từ gỗ tự nhiên có màu sắc bắt mắt, đường nét điêu khắc tinh xảo và thể hiện được tư thế oai hùng của con gà trống.

Đặt tượng gà phong thuỷ trong nhà cũng như các tượng gỗ phong thuỷ khác đều có những cấm kị khi đặt trong nhà. Do đó, trước khi tìm đến những cơ sở bán tượng gà trống để mua về cho mình một mẫu tượng ưng ý nên tham khảo kĩ ý nghĩa gà trống và vị trí đặt tượng con gà hợp phong thuỷ nhất.

Mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến hãy liên hệ đến Hotline: 0986106625

Bài Viết Liên Quan: Ý Nghĩa Tượng Hổ Trong Phong Thủy và Cách Bài Trí 2021

1