Trong kinh phật , có rất nhiều bộ Kinh hướng chúng sinh đến những điều tốt đẹp, cuộc sống an lạc, giảm bớt khổ đau bất hạnh dựa trên nền tảng của trí tuệ và sự từ bi. Tuy nhiên, đôi khi sẽ khiến các Phật tử băn khoăn không biết nên chọn bộ nào. Dưới đây là 3 bộ Kinh Phật cầu an được nhiều người tụng nhất.
Kinh Dược Sư
Kinh này có cách gọi đầy đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh và được dịch từ phiên bản chữ Hán của thầy Huyền Trang. Bổn nguyện của vị Dược Sư Như Lai là có thể trị được tất cả những bệnh phiền não bao gồm thân và tâm. Bởi vậy, vào những ngày đầu năm, đầu tháng và các ngày rằm, hầu hết các ngôi chùa đều sẽ tụng kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ bệnh tật.
Caption: Bài tụng kinh cầu an tại nhà
Kinh vô lượng thọ
Đây là một loại Kinh giúp con người ta hiểu rõ hơn những triết lý Phật giáo về sự sống, cái chết và cả luân hồi. Đây cũng là một bộ Kinh được coi là có điểm khác biệt với những bộ Kinh khác. Các bộ Kinh khác chỉ có 1 bản duy nhất vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ giảng duy nhất 1 lần. Ấy vậy mà bộ Kinh này lại được thuyết giảng nhiều lần với nhiều phiên bản khác nhau, điều này cũng phần nào cho thấy sự quan trọng đối với các quý Phật tử. Bộ Kinh này sẽ được sử dụng cho 3 yếu tố sau đây: Là bộ Kinh được trì tụng để vãng sanh, nghiên cứu giáo lý, giúp những ai gặp tôi nặng dễ siêu thoát, vãng sanh về cõi cực lạc. Không chỉ vậy, những lời Kinh trong bài Kinh này còn giúp người đọc thấy được sự bình an, nguồn động lực to lớn để vượt qua khó khăn trong đời sống.
Caption: Bài tụng kinh cầu an tại nhà (2)
Kinh Địa Tạng
Kinh này có tên đầy đủ là Địa Tạng Bổn Nguyên, là một trong những bài diễn thuyết của Đức Phật tại cung trời Đao Lợi. Nội dung chính của bộ Kinh này sẽ xoay quanh khái niệm ‘’Hiếu’’, đề cập đến bổn phận và trách nhiệm của người sống với người đã qua đời. Bởi vậy, bài Kinh này sẽ khuyến khích Phật tử nương tựa vào quyền năng và sự giúp đỡ của Bồ Tát Địa Tạng để tu tập thân tâm, vừa giải thoát cho chính mình mà còn cho những chúng sinh đang rơi vào con đường ác nghiệp.
Caption: Bài tụng kinh cầu an tại nhà (3)
Cách tụng Kinh cầu an
Tụng Kinh là một cách để chúng ta hiểu và thấm nhuần ý nghĩa từng câu, từng chữ của bài Kinh, tiếp thu một cách sâu sắc và triệt để lời dạy của Đức Phật. Đồng thời, còn giúp các Phật tử có thể tự tu học, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, giác ngộ, thay đổi suy nghĩ, loại bỏ những thói hư tật xấu của chính mình. Sau đây là 3 bước để quý Phật tự thực hành tụng Kinh cầu an chuẩn nhất:
-
Bước 1: Tư thế ngồi tụng Kinh ngay ngắn, nghiêm trang, quần áo chỉnh tề, lựa chọn không gian yên tĩnh, thanh tịnh. Khi tụng Kinh hãy chuẩn bị một tinh thần thật minh mẫn, tỉnh táo, loại bỏ hoàn toàn tạp niệm và những suy nghĩ xấu trong đầu.
-
Bước 2: Trước khi tụng hãy tiến đến ban thờ Phật và thắp 3 nén hương, thực hành vái lậy trước ban thờ, có thể là trước kim thân của Đức Phật, Bồ Tát, chư vị thần linh,… Sau đó, quý vị giữ nguyên tư thế đứng hoặc ngồi để bắt đầu thọ trì cầu an cho bản thân hoặc gia đình, người bệnh, thai nhi,…
-
Bước 3: Sau khi đã tụng hết bộ Kinh sẽ đến phần cầu nguyện và hồi hướng công đức . Lưu ý đặc biệt ở phần này quý vị cần hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh trên thế gian, bao gồm dòng họ, tổ tiên, ông bà từ muôn lượng kiếp và cả bản thân. Cuối cùng, sau khi hồi hướng sẽ đứng dậy vái ba lần và niệm Nam Mô A Di Đà Phật ba lần.
Caption: Bài tụng kinh cầu an tại nhà (4)
Ý nghĩa việc tụng Kinh cầu an
Cầu an là mong ước, cầu nguyện để bản thân hoặc người thân được an lành, tránh khỏi những khổ đau hay bất hạnh, tai ương. Khi đọc, tụng Kinh cầu an có thể giúp mọi người dễ dàng chiêm nghiệm, hiểu rõ những lời Đức Phật dạy sau đó ứng dụng vào đời sống hàng ngày nhằm đem đến sự bình an, vui vẻ, lợi lạc cho mọi người. Đồng thời, mục đích của những bộ Kinh cầu an còn giúp sám hối tội lỗi, giải trừ nghiệp chướng, tránh khỏi đau khổ và hoạn nạn tai ương.
Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc về Top 3 bộ Kinh cầu an và cách tụng đem lại may mắn, bình an. Tụng Kinh cần có sự thành tâm của gia chủ để bày tỏ sự biết ơn đối với Thần Phật, gia tiên và nhận được sự bảo vệ, che chở.