Xem thêm

Top 13 Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Linh Thiêng Ở Đồng Nai

Phap Ngo Thich
Đi lễ chùa đầu năm là một trong những tập quán rất tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước...

Đi lễ chùa đầu năm là một trong những tập quán rất tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật. Ngoài những khu du lịch và địa danh nổi tiếng, Đồng Nai cũng là thánh địa của rất nhiều ngôi chùa đẹp. Với những ai muốn làm một chuyến du lịch tâm linh ở các chùa ở Đồng Nai thì hãy nhanh chân lên với danh sách các chùa nổi tiếng ở Đồng Nai này nhé!

Chùa Bửu Phong

Chùa Bửu Phong nằm trên ngọn núi Bửu Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, là ngôi chùa cổ tự rêu phong cổ kính, có những pho tượng với những nét điêu khắc đặc biệt Á Đông. Chùa ở Đồng Nai này được xây dựng vào năm 1679, theo hình “chữ Tam” gồm chánh điện, giảng đường, nhà thờ tổ, ngoài ra còn có nhiều phòng Ni phái và nhà dưỡng tăng. Trong chùa đẹp ở Đồng Nai này có những pho tượng mang nét đặc biệt Á Đông và nhiều cổ vật như cặp nai vàng đời Nguyễn, đầu “phường cổ” (nhà Phật), tượng Phật nằm, tháp Bửu Phong rêu phong cổ kính và Xá Lợi - một báu vật nhà Phật. Xung quanh chùa có Long Đầu Thạch (còn gọi là Hàm Rồng, Hầm Hổ) và đài Tam Thế Phật, đã từng là hầm bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong chiến tranh. Lúc đầu chùa Bửu Phong - ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Nai này chỉ là thảo am nhỏ, sau do Thiền sư Pháp Thông xây cất tôn nghiêm. Chùa được trùng tu mở rộng vào năm 1829 và các năm gần đây chùa đã được công nhận Di tích Lịch sử nghệ thuật cấp Quốc gia.

mat-tien-chua-buu-phong

Chùa Bạch Liên

Chùa Bạch Liên là ngôi chùa có vườn tượng Phật lộ thiên lớn nhất Việt Nam, được khởi công xây dựng, trùng tu vào đầu năm 1996 và hoàn thành vào năm 1998 gồm 6 Phật cảnh: Phật đản sanh, Phật xuất gia, Phật khổ hạnh, Phật thành đạo, Chuyển pháp luân, Phật nhập Niết bàn, các tượng phật được thiết kế rất hoành tráng và cân đối, hài hòa. Trong khuôn viên rộng rãi và thoáng mát, Bạch Liên tự như làm bừng sáng lên cả một vùng bởi vẻ tinh sạch và thuần khiết: những con đường và những hàng cây nối dài và chạy vòng quanh. Trên những tán lá biếc xanh, từng đóa sứ trắng ngà tỏa hương nồng nàn. Ngày nay, Phật Tích Tòng Lâm được xưng tụng như là một trong những thắng cảnh của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vào một ngày nắng ấm, bạn hãy hành hương về đây, trong không gian tràn đầy bóng cây râm mát của những tàng cổ thụ, bạn thử dạo theo dòng suối uốn quanh, nước trong xanh in bóng cảnh quan tuyệt đẹp và bầu trời khoáng đạt.

chua-bach-lien

Thiền Viện Thường Chiếu

Thường chiếu là một trong những thiền viện đầu tiên thuộc hệ thống Trúc Lâm thiền viện do hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập, tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; đoạn cây số 76-77, quốc lộ 51. Ngày nay, thiền viện Thường Chiếu là một điểm tham quan mà du khách thường ghé tới trên đường từ TPHCM đi Vũng Tàu. Thường Chiếu là pháp danh một vị thiền sư nổi tiếng đời Lý, thuộc thế hệ thứ 12 của Thiền phái Vô Ngôn Thông trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Ngôi chùa Thường Chiếu - ngôi chùa ở Đồng Nai này đầu tiên là một căn nhà lá, mái tôn, nằm chơ vơ trên một dãy đất cát trắng phếu với sỏi đá khô cằn. Thầy Đắc Huyền được Hòa thượng bổ nhiệm làm lính tiên phong - trụ trì đầu tiên - với số chúng là 4 vị. Mấy anh em xuống núi trong giai đoạn này quả thật là phải “cạp đất mà ăn”. Vì vậy hòa thượng luôn động viên, tiếp sức qua những lần về thăm. Thầy không chỉ dùng lời mà còn cộng sự, cuốc đất trồng khoai, thân giáo chư tăng. Bây giờ ngồi mà nhớ lại hồi xưa, nếp nhà tranh, ánh đèn dầu, khung trời nắng cháy. Ai tới đây rồi cũng phải ngao ngán. Thường Chiếu lúc đó, không biết ra sao ở ngày mai. Song nhờ có Hòa thượng luôn yểm trợ tinh thần, giúp chư tăng vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tâm nguyện tu hành của mình nên rồi tất cả cũng kham nhẫn được. Vạn sự khởi đầu nan, xưa nay vẫn vậy. Đến 30/04/1975, đất nước giải phóng, lịch sử khang trang. Chư tăng Ni cũng thay đổi cuộc sống tu hành của mình theo nhịp đổi thay chung của đất nước. Thế là tăng ni của cả hai viện Chân Không và Bát Nhã khóa 2 cùng xuống núi, về đây làm ruộng rẫy. Thầy Phước Hảo và thầy Đắc Pháp cũng có mặt trong giai đoạn này để hướng dẫn chúng tu học và lao động. Tuy nhiên thời gian chỉ có hai tháng thì giao lại cho thầy Nhật Quang làm Huynh trưởng. Ngẫm lại trong cuộc vô thường, cũng chỉ là đùa mà thôi.

Trong thập niên 1990, nhiều hạng mục khác được xây dựng, trùng tu như tổ đường, giảng đường, thiền thất và toàn bộ cơ sở nhà tăng, thư viện,… Năm 1998, tổ đường Thiền viện Thường Chiếu được đại trùng tu. Trong khu đất rộng 10ha, hiện nay thiền viện đang ngày càng được mở rộng và trở thành trung tâm của các Thiền viện nổi tiếng khác trong vùng như thiền viện Viên Chiếu, thiền viện Linh Chiếu, thiền viện Huệ Chiếu, thiền viện Phổ Chiếu, thiền viện Liễu Đức,… Ngoài chánh điện, tháp trống, tháp chuông, thiền viện còn có tăng đường, thư viện, tông môn tàng thư - nơi lưu giữ nhiều bộ sách quý do Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và biên soạn. Phía sau chánh điện là tổ đình trang nghiêm, trai đường; khu thiền viện còn có nhà khách, tăng thất, khu thiền thất, bệnh xá, nhà trù,…

485-Cong-thien-vien

Chùa Đại Giác

Chùa Đại Giác - ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Nai tọa lạc tại 393/A2 ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong vùng đất cổ cù lao Phố. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Mặt tiền chùa hướng Tây Bắc, nhìn ra sông Đồng Nai.

Chùa Đại Giác - ngôi chùa đẹp ở Đồng Nai được xây dựng vào năm 1665 và là một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của vùng đất Biên Hòa. Chùa có diện tích 3000m2 với ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo Việt được khởi dựng sớm nhất ở Đồng Nai và là chứng tích cho bước đường Nam tiến ở nửa đầu TK XVII của 3 nhà sư thuộc dòng Lâm Tế ở Đàng Trong. Ngoài giá trị này, ở chùa Đại Giác còn có các tượng Phật, hoành phi, liễn đối, phù điêu,… mang nhiều đề tài phong phú, được chạm khắc công phu, sơn son thiếp vàng. Tất cả đã thể hiện tài năng chạm khắc của những nghệ nhân xưa với nền mỹ thuật truyền thống vùng Đông Nam Bộ.

Tương truyền vào cuối thế kỷ XVIII, gia đình chúa Nguyễn có thời gian tạm trú ở chùa nên năm 1820, công chúa Ngọc Anh con thứ 3 của Nguyễn Vương đã cúng một tấm biển khắc 3 chữ “Đại Giác Tự” (bằng chữ Hán). Bên trái khắc: Minh Mạng nguyên niên, mạnh đông cốc đán. Bên phải khắc: Tiên triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Anh.

Đầu TK XIX, Nguyễn Vương cho trùng kiến ngôi chùa này, xây lầu chuông, lầu trống, tạc pho tượng A Di Đà cao 2.25m. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ. Pho tượng Phật A Di Đà có giá trị cả về tín ngưỡng tôn giáo lẫn lịch sử văn hóa, đem đến nét độc đáo và hấp dẫn riêng. Ngoài ra, chùa còn thờ Phật Thích Ca mâu ni, Phật Di Lặc, Quan Thánh đế quân, 5 vị diêm vương, 2 phán quan, Linh Sơn Thánh Mẫu,…

Chùa ở Đồng Nai này được hòa thượng Thích Thiện Hỷ cho đại trùng tu vào năm 1959 theo kiểu kiến trúc cổ nhưng bằng nguyên vật liệu hiện đại: tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói vảy cá, nền lót gạch bông. Đến năm 1967, Hòa thượng cho xây nhà Tổ. Cây Bồ Đề trong sân chùa được trồng năm 1939. Chùa Đại Giác được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1990.

Toancanh

Chùa Long Thiền

Chùa Long Thiền - ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Nai tọa lạc tại số K2/3B ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1ha bên bờ sông Đồng Nai. Từ Biên Hòa đi qua cầu Hóa An rẽ trái, đi tiếp khoảng 500m rồi lại rẽ trái về hướng sông là sẽ đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1664 và là một trong ba ngôi chùa ở Đồng Nai có niên đại sớm nhất, được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Trụ trì chùa là hòa thượng Thích Huệ Thành, người có công đức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo lại chùa cũng như có nhiều đóng góp cho công tác Phật sự ở Đồng Nai.

chua-long-thien-823x420

Viên Giác Thiền Tự (Chùa Đèn Cầy)

Nếu có dịp ghé chân đến “chùa Đèn” - chùa đẹp ở Đồng Nai, du khách như được mở ra cả không gian để khám phá nét hài hòa giữa vẻ đẹp thiên tạo và nhân tạo. Nhờ nhãn quan của một người am hiểu kiến trúc như thầy Giác Hiếu, theo thời gian Viên Giác Thiền Tự dần hiện lên những công trình kiến trúc chuẩn mực. Dù mới tạo dựng từ năm 1996 nhưng kiến trúc Viên Giác Thiền Tự mang vẻ cổ kính theo phong cách những ngôi thiền tự thời Lý-Trần. Khi xây dựng ngôi chùa đẹp ở Đồng Nai này, vị thầy khai sáng muốn cho du khách thập phương cảm nhận sự bình an, tĩnh lặng khi đến chùa. Các pho tượng được tôn trí trong khuôn viên chùa hầu hết đều bằng xi-măng, mang một phong cách độc đáo. Qua những tác phẩm điêu khắc này, ta có thể hiểu được cảnh sinh hoạt, đời sống của chư Tăng và Phật tử trong chùa, không khí trang nghiêm của ngôi Thiền Tự và nếp sống tu hành chân chính của ngôi chùa Đồng Nai này.

Những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tu học cho Tăng Ni, Phật tử gần xa, từ đầu năm 2010, Đại Đức trụ trì đã phát nguyện đại trùng tu Viên Giác Thiền Tự theo quy hoạch tổng thể trong khuôn viên rộng hơn 5 ha với nhiều công trình quy mô đang được xây dựng. Theo đồ án quy hoạch, chùa chia thành 2 khu vực: nội viện và ngoại viện. Khu nội viện, chiếm diện tích 2ha, bao gồm chánh điện và các khu Tăng xá, thiền thất,… Các hạng mục này được thi công và hoàn tất năm 9/2012. Khu vực ngoại viện có diện tích 3ha, bao gồm các công trình lớn như lâm viên đại bi chú, trong đó thể hiện 84 tôn tượng hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm trong cảnh giới Đại Bi Chú và giảng đường Thiện Tường có diện tích hơn 6500m2 với chiều dài 80m và chiều ngang 80m, chia làm 3 tầng. Tầng 1 được chia thành 12 gian (tượng trưng cho Thập Nhị Đại Nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát), trong đó được xây 48 thiền thất (tượng

1