Xem thêm

Thiên sứ: Vũ khí siêu nhiên của địa giới

Phap Ngo Thich
Bức "Schutzengel" của Bernhard Plockhorst mô tả một thiên sứ hộ mệnh đang trông chừng hai đứa trẻ. Thiên sứ (tiếng Anh: Angel) là những thực thể siêu nhiên phục vụ Thiên Chúa được tìm...

Thiên thần Bức "Schutzengel" của Bernhard Plockhorst mô tả một thiên sứ hộ mệnh đang trông chừng hai đứa trẻ.

Thiên sứ (tiếng Anh: Angel) là những thực thể siêu nhiên phục vụ Thiên Chúa được tìm thấy trong nhiều tôn giáo hữu thần. Các thiên sứ thường thi hành nhiệm vụ của các sứ giả là kết nối Thiên đàng với nhân giới, họ hướng dẫn, bảo vệ nhân loại và là bề tôi trung thành của Thiên Chúa.

Các thiên sứ trong nghệ thuật thường có hình dáng giống con người với vẻ đẹp phi thường, dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi, họ được miêu tả một cách đáng sợ và vô nhân đạo. Họ thường được xác định trong tác phẩm nghệ thuật Kitô giáo với đôi cánh to lớn cùng quầng hào quang trên đầu và phát ra ánh sáng thần thánh.

Từ nguyên

Trong tiếng Anh

Từ "angel" trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ "engel" (thay a đọc g) rồi qua tiếng Latinh "angelus", từ này lại đến từ tiếng Hy Lạp cổ "ἄγγελος" "ángelos", nghĩa là "sứ giả".

Trong tiếng Việt

Thiên sứ trong tiếng Việt được dịch từ những văn bản từ điển Việt-Bồ-La qua các giáo sĩ người Bồ Đào Nha từ hội Dòng Tên, viết bằng chữ Hán là 天使, bao gồm chữ Thiên (天) trong Thiên đàng và chữ Sứ (使) trong Sứ giả. Vậy Thiên sứ mang nghĩa đen là "sứ giả từ thiên đàng". Trong một số tài liệu, thiên sứ cũng được gọi là "thiên thần", nhưng tên gọi này không đúng lắm vì thiên sứ không phải là một vị thần.

Thiên sứ học

Thiên sứ học (angelology) là một nhánh gần gũi với thần học, tuy Thiên sứ học không phải là Thần học (Theology), nghiên cứu về hệ thống đẳng cấp của thiên sứ, sứ giả hoặc các quyền lực trên chốn khinh không, chủ yếu quan hệ với Do Thái giáo. Thiên sứ học thường được bỏ qua, nhưng có những người tin rằng đạo Zoroastra có ảnh hưởng trên thiên sứ học của Do Thái giáo, và ngược lại.

Thiên sứ trong Kinh Tanakh (Cựu Ước)

Tên trong Kinh Thánh của thiên sứ, מלאך ("malakh"), có ý nghĩa sâu xa hơn khi được thêm vào danh xưng của Thiên Chúa như "thiên sứ của Chúa", hoặc "thiên sứ của Thiên Chúa". Có những danh xưng khác dành cho thiên sứ như "Các con trai của Thiên Chúa". Theo Do Thái giáo, danh xưng Elohim chỉ dành riêng cho một Thiên Chúa duy nhất; song có những lúc Elohim (thế lực), bnē 'Elohim, bnē Elim, được dùng để chỉ các thực thể có quyền năng lớn. Thiên sứ có thể mang hình dạng loài người, thích ứng với sứ mạng thực thi. Hình tượng này của thiên sứ tương tự như sự miêu tả dành cho Chúa Giê-Su trong sách Khải Huyền.

Quan điểm Cơ Đốc giáo

Trong Tân Ước, thiên sứ thường xuất hiện như là những sứ giả đem mặc khải đến từ Thiên Chúa như khi hiện đến cho Thánh Giuse, cho Chúa Giê-su, cho Maria, cho Phê-rô. Các thiên sứ thi hành nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có việc chầu quanh Ngai Thiên Chúa và ca hát chúc tụng. Trong các phẩm hàm này, Cherubim và Seraphim là thân cận nhất với Thiên Chúa, trong khi các Thiên thần và trưởng thiên sứ hoạt động tích cực trong tiếp xúc với loài người.

1