Đối với nhiều người, Tam Thế Phật là một khái niệm còn mơ hồ. Bởi vì bộ tượng này thường chỉ xuất hiện tại chùa và có rất ít Phật tử thờ cúng tại gia. Thế nhưng sự thật là biểu tượng Tam Thế Phật là nguồn cội của rất nhiều giáo lý minh triết trong đạo Phật. Nó đại diện cho sự toàn vẹn của chư Phật khắp mười phương từ quá khứ, hiện tại cho tới tương lai.
Tam Thế Phật gồm những ai?
Tam Thế Phật là bộ tượng bao gồm 3 bức tượng Phật giống nhau và được tạc trong tư thế ngồi thiền. Trong Tam Thế Phật, chữ “Tam” có nghĩa là “Ba”, chữ “Thế” được hiểu là “Thời”, vì vậy Tam Thế Phật có nghĩa là ba vị Phật đại diện cho thời quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong đó, đại diện cho thời quá khứ là Phật A Di Đà, đại diện cho thời hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni và cuối cùng đại diện cho thời tương lai là Phật Di Lặc. Điều này cũng cho thấy sự vô lượng vô biên của chư Phật mười phương trong vũ trụ.
1. Phật A Di Đà đại diện cho quá khứ
Phật A Di Đà (Tiếng Phạn: Amitabha - Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ tông, một chi nhánh của Phật giáo thực hành chủ yếu ở khu vực Đông Á.
Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. Do đó, Ngài đã được Phật Thích Ca nhắc đến như một ví dụ điển hình của việc tu tập hướng đến giác ngộ trong quá khứ, trước khi Phật Thích Ca có mặt trong thời đại này.
2. Phật Thích Ca đại diện cho hiện tại
Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) là người sáng lập ra Phật giáo mà chúng ta biết ngày nay, một nhân vật có thật trong lịch sử. Xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca.
Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch (15/4) năm 624 TCN (theo lý giải của Phật giáo Nam Tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của Phật giáo Bắc Tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni, nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Trong suốt cuộc đời của mình, Phật Thích Ca dành hầu hết thời gian cho việc giảng dạy chân lý. Cái nhìn sâu sắc và chân thật về bản chất của cuộc sống này. Với các hướng dẫn cụ thể được lưu truyền qua hàng thế kỷ, giáo lý của Phật Thích Ca đã và đang là kim chỉ nam cho rất nhiều Phật tử trên khắp thế giới trong thời đại ngày nay.
3. Phật Di Lặc đại diện cho tương lai
Theo kinh điển, Phật Di Lặc là vị Phật tương lai, người kế vị của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Di Lặc (tiếng Phạn: Maitreya, tiếng Pali: Metteyya) là một vị Bồ tát xuất hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng dạy pháp cho chúng sinh khi những giáo pháp Phật giáo bị lãng quên.
Phật Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của niềm vui và hạnh phúc. Do đó, nhiều Phật tử gọi Ngài là “Phật cười”. Nụ cười của Ngài lan tỏa giúp hóa giải mọi hận thù, phiền não hay áp lực căng thẳng trong cuộc sống.
Một số người nói rằng chữ “Thế” còn được hiểu là thế giới hay cõi Phật trong vũ trụ Phật giáo bao gồm:
- Phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư
- Phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà
- Trung tâm là thế giới Ta Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni
Tuy nhiên, như chúng ta thấy trong Tam Thế Phật không có Phật Dược Sư, người ngự trị ở phương Đông trong Ngũ Phương Phật. Do vậy, cách giải nghĩa Tam Thế Phật là đại diện cho thế giới chư Phật từ Đông sang Tây và từ phải sang trái, từ trên xuống dưới là sai hoàn toàn!
Ý nghĩa của việc thờ Tam Thế Phật
Tam Thế Phật còn có tên gọi khác là “Tam Thế Tam Thiên Phật” hay “Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân”. Có nghĩa là tôn vinh hình tướng chân thật, nhiệm màu, diệu kỳ của chư Phật tồn tại khắp không gian và thời gian.
Nếu bạn là một Phật tử thuần thành, đi chùa nhiều hay có quan sát một chút thì biết rằng Tam Thế Phật rất ít khi được thờ phượng tại gia. Bởi vì đa phần Phật tử đều theo trường phái Tịnh độ, và biểu tượng Tam Thánh Phật bao gồm: Phật A Di Đà, Bồ tát Đại Thế Chí và Bồ tát Quan Âm sẽ phổ biến hơn.
Mặc dù vậy, vẫn có một số ít Phật tử thờ Tam Thế Phật tại nhà với ý nghĩa rút kinh nghiệm từ quá khứ, tập trung cho thời điểm hiện tại để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Hàng ngày các Phật tử thường tụng kinh và nguyện sống theo giáo lý của Tam Thế Phật. Với mong muốn có lòng từ bi vô hạn như lời thề nguyện của Phật A Di Đà, trí tuệ siêu việt và thực tiễn như Phật Thích Ca, và từ đó hướng đến cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn trong tương lai như nụ cười của Phật Di lặc.
Ngoài mục đích nhắc nhở chúng ta sống theo lời Phật dạy, việc thờ cúng tượng Tam Thế Phật tại gia cũng mang lại sức khỏe và bình an cho gia đình. Dạo gần đây, các cửa hàng phong thủy đã đưa bộ Tam Thế Phật vào danh sách vật phẩm phong thủy mang lại may mắn và bình an cho gia chủ. Đây là một phong tục thờ cúng lâu đời của người châu Á cần được gìn giữ.
Cách bài trí Tam Thế Phật trên bàn thờ
Ngày nay để đáp ứng nhu cầu thờ phượng của rất nhiều Phật tử, các xưởng sản xuất vật phẩm tâm linh đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên, thờ phượng là một vấn đề không phải đơn giản, nhất là tượng Tam Thế Phật thường chỉ thờ ở chùa chứ ít khi được thờ tại gia. Do đó, nếu bạn muốn thỉnh Tam Thế Phật về nhà để thờ cúng thì phải lưu ý một số điều sau đây trong cách bài trí:
- Việc đặt bàn thờ cần hướng ra cửa chính, tránh đặt hướng về nhà vệ sinh, nhà bếp hay phòng ngủ, phòng tắm. Cũng nên tránh những nơi như chân cầu thang.
- Không nên đặt thần thánh chung với bàn thờ Phật. Bởi lẽ thần thánh được xem là còn nằm trong lục đạo luân hồi, vẫn chưa được hoàn toàn giác ngộ. Phật tử thuần thành sẽ hiểu sự cấm kỵ này như một lẽ tự nhiên khi thờ cúng Phật.
- Nên sử dụng loại gỗ tốt để làm tượng Tam Thế Phật.
- Bàn thờ Phật nên được đặt ở nơi cao nhất, trên bàn thờ gia tiên. Nhưng không nên cao quá đầu để khi đốt nhang hay lau dọn cũng dễ dàng.
- Vào những dịp rằm hay lễ, gia chủ chỉ nên chưng hoa hoặc trái cây và tránh cúng vàng mã hay đồ cúng thức ăn mặn trên bàn thờ Phật. Những chén, bát đựng cũng chỉ nên dành cho việc cúng bái chứ không chung chạ với đồ dùng thường ngày.
- Không gộp chung bàn thờ Phật với bàn thờ gia tiên. Theo quan niệm thì Phật là thầy của vạn vật chúng sinh khắp mười phương ba cõi. Kể cả người đã khuất cũng cần đến sự phù hộ của Phật, do lẽ đó mà không được đặt ngang hay chung với bàn thờ gia tiên.
- Thờ Tam Thế Phật là phải một lòng thành tâm hướng Phật, nguyện thực hành theo lời dạy của Phật.
Trước khi thỉnh về, tượng Phật Tam Thế phải được sư thầy tụng kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn. Sau đó, gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ an vị Phật. Trong thời gian này gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, tụng kinh và suy ngẫm về những lời dạy của ba vị Phật Tam Thế.
Có thể tìm mua Tam Thế Phật ở đâu?
Như đã nói ở trên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều tượng Tam Thế Phật với nguồn gốc đa dạng. Một số cửa hàng tâm linh nhập tượng từ Đài Loan, Trung Quốc về bán với thiết kế tinh xảo và thần thái vô cùng. Ngoài ra, các xưởng sản xuất vật phẩm tôn giáo tại Việt Nam cũng đã đúc ra những bức tượng rất đẹp, mang đậm nét văn hóa và con người Việt Nam.
Một trong số đó phải kể đến Phúc Minh, cơ sở sản xuất tượng Phật uy tín tại Hà Nội. Tại đây bạn có thể tìm mua tượng Phật Tam Thế được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đá, đồng, sứ, nhựa composite hay bằng gỗ hoặc bột đá của Đài Loan.
Thường thì tượng Tam Thế Phật được đặt làm gia công theo yêu cầu để có được chi tiết tỉ mỉ và chất lượng cao, thể hiện lòng thành kính đối với ba vị Phật Tam Thế. So với đồng, điêu khắc hay phù điêu thì bột đá và composite có giá thấp hơn chút ít. Để tránh nhầm lẫn khi mua về thờ, quý Phật tử nên biết là bộ tượng Tam Thế Phật có hình dạng 3 vị Phật ngồi thiền kiết già với các tư thế thủ ấn tay khác nhau.
Một số hình ảnh Tam Thế Phật đẹp
Ảnh: Bộ tượng Tam Thế Phật bằng gốm sứ.
Ảnh: Bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng được chế tác tinh xảo.
Ảnh: Bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng nguyên chất.
Ảnh: Bộ Tam Thế Phật bằng gỗ rất đẹp.
Ảnh: Tượng Tam Thế Phật bằng composite phủ vàng.
Sự khác biệt giữa Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật
Nếu bạn là người mới tìm hiểu Phật giáo, có thể bạn sẽ nhầm lẫn giữa Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật. Hoặc có thể bạn cho đó là một.
Tuy nhiên, như đã mô tả bên trên, Tam Thế Phật là biểu tượng đại diện cho chư Phật của ba chiều không gian khác nhau. Còn Tam Thánh Phật thể hiện ba vị Phật và Bồ tát ngự trị tại cõi Tây Phương cực lạc, trong đó Phật A Di Đà là giáo chủ. Việc thờ Tam Thế Phật được xem là tôn vinh công đức của chư Phật đã mang đến bình an, ấm no cho cho chúng sinh từ quá khứ, hiện tại cho tới tương lai.
Ảnh: Hoa Sen Phật - Tượng Phật gỗ Phúc Minh