Rằm tháng 7, đặc biệt vào ngày lễ Vu Lan, là dịp để tưởng nhớ và tri ân công ơn của những người đã khuất và giúp linh hồn siêu thoát. Vì vậy, việc chuẩn bị mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 mang nét đẹp tương hợp giữa tâm linh, tôn giáo với sự thanh tịnh và lòng thành kính trong văn hóa cúng kiếng. Cùng Homedy tham khảo những mâm cúng chay rằm tháng 7 đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa và thể hiện lòng thành tâm trong bài viết dưới đây nhé!
Rằm tháng 7 cúng chay có được không? Nên cúng chay hay mặn?
Hằng năm, đến ngày 15/7 âm lịch (Rằm tháng 7), nhà nhà lại sửa soạn mâm lễ cúng thành tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn? Rằm tháng 7 cúng chay có được không?
Một số người cho rằng cúng chay là cần thiết, vì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là lễ Vu lan hoặc xá tội vong nhân - hai quan niệm tín ngưỡng trong Phật giáo. Trong khi đó, một số khác cho rằng mâm cúng Phật và chúng sinh nên làm cỗ chay, trong khi cúng tổ tiên và thần linh thì nên làm cỗ mặn hoặc chay mặn tuỳ ý.
Tuy nhiên, thực tế chứng tỏ việc làm cỗ chay hay mặn không phải là quy định cứng nhắc. Các chư tăng và chuyên gia nghiên cứu văn hóa tâm linh Việt Nam thống nhất rằng, mâm cúng rằm tháng 7 là chay hay mặn tùy thuộc vào tín ngưỡng, hoàn cảnh, điều kiện thực tế của mỗi gia đình. Quan trọng nhất trong nghi thức cúng là lòng thành tâm và kính cẩn của người cúng.
Ý nghĩa của phong tục thờ cúng không nằm trong những món ăn trên mâm cỗ, mà quan trọng là giúp con cháu nhớ cội nguồn, sống hướng thiện, tích cực. Việc tôn vinh thần linh, tổ tiên và sự kính cẩn đến các vong linh không phụ thuộc vào loại thức ăn đặt trên mâm cúng, mà dựa trên tình thương và lòng thành của mỗi người.
Gợi ý mâm cơm chay cúng rằng tháng 7 từ đơn giản đến phức tạp
Cúng chay rằm tháng 7 là một nghi lễ truyền thống trong tín ngưỡng Việt Nam. Đằng sau những mâm chay thanh tịnh được bày biện tinh tế, sắp xếp gọn gàng, chỉn chu mang thông điệp tri ân và tỏ lòng sở nguyện đến các vị thần linh và tổ tiên tộc họ.
Mâm cúng chay ngày rằm tháng 7 thường bao gồm lễ cúng Phật, cúng thần linh gia tiên và mâm cúng chúng sinh. Dưới đây là gợi ý mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 từ đơn giản đến đầy đủ, phong phú, mời các bạn tham khảo!
Mâm cúng chay rằm tháng 7 - Mâm cúng Phật
Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày Vu Lan, là một ngày lễ quan trọng đối với người theo đạo Phật, bắt nguồn từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Mâm cơm chay cúng Phật trong ngày rằm tháng 7 là nghi thức không thể thiếu trong các gia đình theo đạo Phật, có bàn thờ Phật. Mâm chay cúng rằm tháng 7 mang ý nghĩa rất cao cả, thể hiện lòng biết ơn với bề trên, tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, cũng như tiếc thương cho các linh hồn bất hạnh.
Để cúng Phật, bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả đơn giản và thường nên cúng vào ban ngày. Có thể có sự khác biệt trong cách chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật rằm tháng 7 tùy theo từng vùng miền, thói quen của từng gia đình. Dưới đây là một số mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 mà gia chủ có thể tham khảo để chuẩn bị mâm cơm cúng Phật đầy đủ nhất.
- Bí và cà rốt luộc
- Ngô ngọt xào dầu hào
- Nấm đùi gà kho tương
- Xôi ngũ sắc
- Miến xào rau củ
- Canh bí đỏ
- Bánh chưng chay
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 tươm tất
- Chè bột lọc
- Chả giò chay đậu xanh
- Gỏi bưởi chay
- Xôi vò
- Bánh bao chay vị cốm hấp
- Canh khổ qua nhồi đậu hũ chay
- Mì xào chay
Thực đơn chay cúng rằm tháng 7 với những món chay hấp dẫn
- Chả chay kho tiêu
- Cà tím mỡ hàng
- Canh đậu phụ nấu nấm
- Rau muống xào tỏi
- Miến trộn chay
- Chè sen long nhãn
- Hoa quả thắp hương
Một số hình ảnh về mâm cơm chay cúng Phật ngày rằm tháng 7 hấp dẫn:
Rằm tháng 7 cúng chay có được không?
Mâm cúng chay ngày rằm tháng 7 được bày biện cẩn thận, tinh tế
Mâm cúng chay cúng Phật Rằm tháng 7
Những món chay tinh tế và đa dạng trên mâm cơm chay cúng rằm tháng 7
Các món chay với màu sắc hấp dẫn, thơm ngon
Mâm cúng chay rằm tháng 7 - Mâm cúng thần linh và gia tiên
Không có bất kỳ quy tắc cứng nhắc nào về mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên trong ngày rằm tháng 7, mà sẽ tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình. Gia chủ có thể chuẩn bị các món cúng dựa trên sở thích của gia tiên khi còn sống hoặc theo phong tục mỗi vùng miền, và đặc điểm mùa vụ.
Tuy nhiên, quan trọng là chuẩn bị mâm cơm chay cúng tháng 7 tươm tất, bao gồm các món đa dạng và thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với thần linh, tổ tiên. Một số gợi ý về thực đơn chay cúng rằm tháng 7 các vị thần linh và gia tiên như sau:
-
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 đầy đủ:
- Giò/chả chay
- Xôi đỗ xanh
- Cải thìa sốt nấm hương
- Nem rau nấm
- Canh bóng nấu chay
- Đậu hũ non sốt nấm
- Gỏi hoa chuối ngó sen
-
Mâm chay cúng rằm tháng 7 hấp dẫn:
- Xôi gấc
- Gà kho tàu chay
- Giò thủ chay
- Đậu que luộc
- Canh kiểm chay
- Gỏi ngó sen tôm chay
- Kho quẹt chay
-
Thực đơn chay cúng rằm tháng 7 phong phú:
- Chả quế chay
- Xôi đậu xanh
- Rau củ luộc
- Canh chua chay
- Đậu hũ chiên xù
- Sườn xào chua ngọt chay
- Nấm đùi gà kho tiêu
- Chè bột lọc nhân đậu xanh
Một số hình ảnh về mâm cơm chay cúng thần linh và gia tiên ngày rằm tháng 7 hấp dẫn:
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7
Mâm cúng chay rằm tháng 7 đơn giản
Thực đơn chay cúng rằm tháng 7 đa dạng
Mâm cúng chay rằm tháng 7 - Mâm cúng chúng sinh (cô hồn)
Cúng chúng sinh còn gọi là cúng cô hồn hoặc cúng ngoài trời, thể hiện lòng nhân ái của người ở dương gian với những linh hồn vất vưởng lang thang không có nơi nương tựa, không được thăm cúng. Mâm cúng chay ngày rằm tháng 7 cho chúng sinh nên được đặt ngoài sân hoặc trước cửa vào nhà, và thực hiện vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục, vì vậy đây là thời gian tốt nhất để cúng.
Cô hồn thường có chiếc cổ rất bé, do đó người ta thường chuẩn bị những thức ăn dạng lỏng như cháo, nước mía, nước dừa,... Ngoài ra, còn có một số lễ vật như tiền vàng, quần áo giấy, gạo, muối trắng, đường… để đặt trên mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 chúng sinh.
Mâm cỗ cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:
- Muối, gạo (sau khi cúng xong thì sẽ dùng để rắc bốn phương tám hướng).
- 12 bát cháo trắng nấu loãng
- 5 loại hoa quả
- Quần áo giấy với nhiều màu sắc khác nhau: xanh lam, vàng, hồng, xanh lá mạ,…
- Các loại bỏng ngô và kẹo bánh
- Tiền trần (thường là tiền lẻ) và vàng mã
- Hương/nhang và nến
- 3 chén/ly nước nhỏ.
Những điều cần lưu ý khi làm mâm cúng chay rằm tháng 7
Mâm cơm chay ngày rằm tháng 7 thường được sắp xếp tỉ mỉ và tinh tế, kết hợp giữa các món chay truyền thống và lễ vật tượng trưng. Số lượng và loại lễ vật trong mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 có thể khác nhau theo mỗi vùng miền, điều kiện và tín ngưỡng tâm linh của từng gia đình. Tuy nhiên, để có một lễ cúng ý nghĩa, gia chủ nên lưu ý một số phong tục và cách bày biện cho mâm cúng chay rằm tháng 7 như sau:
- Thứ tự lễ cúng: Thực hiện lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên trước. Sau đó, thực hiện lễ cúng chúng sinh, cô hồn cuối cùng.
- Vị trí đặt mâm cúng: Mâm cúng chúng sinh cô hồn không được đặt trong nhà, mà nên được sắp xếp thực hiện ở ngoài sân, ngõ, hoặc trước cửa nhà.
- Bày biện mâm cơm chay: Mâm cúng Phật nên được đặt ở vị trí cao hơn, sau đó mới đến mâm cúng thần linh, gia tiên.
- Lưu ý về lễ vật: Trong ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn vất vưởng, vì vậy nên ghi rõ người nhận những lễ vật cúng như quần áo, vàng mã dành cho gia tiên.
- Đồ cúng rằm tháng 7 được chọn lựa cẩn thận, tươi ngon, không bị hỏng.
- Kiêng cúng chúng sinh bằng món mặn. Khi cúng cô hồn xong thì không được mang lại đồ cúng vào trong nhà.
Như vậy, việc chuẩn bị mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 không chỉ là nét đẹp tâm linh và tôn giáo mà còn thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ và tri ân công ơn các bậc bề trên và thần linh, tổ tiên. Hy vọng với những mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 mà Homedy đã chia sẻ trong bài viết trên đã mang tới cho bạn nhiều gợi ý thú vị để chuẩn bị mâm cúng rằm thơm ngon, đủ đầy và ý nghĩa.
Trần Dung