Xem thêm

Phật Di Lặc – Nụ Cười Từ Bi Và Sảng Khoái Biểu Tượng Của Hạnh Phúc Viên Mãn

Phap Ngo Thich
Phật Di Lặc với tôn tượng là hình ảnh đầu trọc, bụng bự, khuôn mặt từ bi, ánh mắt sáng và nụ cười tươi tắn, sảng khoái. Ngài là biểu tượng của sự viên mãn,...

Phật Di Lặc với tôn tượng là hình ảnh đầu trọc, bụng bự, khuôn mặt từ bi, ánh mắt sáng và nụ cười tươi tắn, sảng khoái. Ngài là biểu tượng của sự viên mãn, đủ đầy, tự do và hạnh phúc. Tượng Phật Di Lặc thường được dùng để trang trí trong nhà, nơi làm việc, kinh doanh... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa phong thủy và vị trí nên đặt tượng sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề này.

Nguồn gốc Đức Phật Di Lặc

Phật Di Lặc là vị Phật được biết đến với cái bụng bự, khuôn mặt tươi vui, nụ cười sảng khoái. Hình ảnh Đức Phật Di Lặc đại diện cho tâm tư, ước muốn về một thế giới tràn ngập tiếng cười, mang nụ cười vào Phật giáo và vào đời.

Theo kinh Phật, Ngài là vị Phật thứ 5 sẽ xuất hiện trên trái đất để cứu thế nối ngôi Phật Thích Ca Mâu Ni (4 vị trước gồm: Đức Cấu Lưu Tôn, Đức Câu Na Hàm, Đức Ca Diếp, Phật Thích Ca Mâu Ni).

Như vậy Đức Di Lặc là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên trái đất, đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh chứng ngộ thành Phật.

Ngài được tiên đoán sẽ giáng sinh trần thế trong thời kỳ mạt pháp khi đạo Phật bị loài người lãng quên. Người ta dự đoán khi nhân thọ 80000 năm, tức khoảng hàng trăm triệu năm nữa theo năm trái đất, Đức Di Lặc sẽ hạ thế.

Hình ảnh Phật Di Lặc

Những truyền thuyết và dự báo về sự xuất hiện của Đức Di Lặc được nhắc đến rất nhiều trong các kinh điển Phật giáo như Đại Thừa, Nguyên thủy, Kim Cương Thừa. Phật Di Lặc chính là vị Phật sẽ chứng ngộ thành Phật và thuyết giảng lại cho chúng sanh như những vị Phật khác trong lịch sử. Năm Đức Phật ra đời trên trái đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật và Đức Di Lặc chính là hóa thân của Thành sở tác trí (ngũ trí). Phật Di Lặc chính là người sẽ sáng lập nên hệ phái Duy Thức của Đại Thừa.

Trong Phật giáo Tây Tạng, Ngài được thờ cúng rộng rãi. Qua các bức tranh, tượng khắc thì hình ảnh của Ngài thường được miêu tả với hình ảnh ngồi trên ngai vàng, chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn, mang ý nghĩa là Ngài luôn sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh, Ngài cũng được miêu tả như một vị hoàng tử Ấn Độ.

Ngài với nụ cười tươi tắn, hạnh phúc

Đối với Phật giáo Trung Quốc, hình ảnh Đức Di Lặc chính là Bố Đại hòa thượng chuyển thế. Truyền thuyết có lưu thế rằng, nhà sư có tướng người mập mạp, trán hẹp, đầu trọc, bụng lớn, nói năng vô định, thích ngủ đâu thì ngủ và người thường cầm trên tay một cây gậy, mang theo một túi vải để đựng đồ vật người ta cho.

Ông là một nhà tiên tri rất chính xác về thời tiết. Với dáng người mập mạp, hiền hòa, vẻ mặt sáng rực, miệng luôn tươi cười, ánh mắt từ bi, Ngài đi đến đâu ở đó sẽ hết buồn đau, oán giận, muộn phiền, Ngài biến tất cả thành tiếng cười, niềm vui, niềm hạnh phúc và sự đủ đầy.

Trong văn hóa Việt Nam, hình ảnh Đức Phật Di Lặc được thờ cúng rộng rãi trong chùa chiền, miếu mạo, đình làng, trong gia đình, nhà hàng, khách sạn, công ty,... Biểu tượng Phật Di Lặc mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, giàu sang, hạnh phúc và an lạc.

Truyền thuyết về Bồ Tát Di Lặc

Phật Di Lặc trong tiếng Phạn có tên là Metteyya, Maitreya (Sanskrit), Jhampa (Tây Tạng), Milo (Nhật Bản), Từ Thị (Trung Quốc). Tên của Ngài có nghĩa là sự từ bi, có lòng thương xót chúng sanh, mang trên mình trí tuệ và chủng tử từ bi. Tên của Ngài xuất phát từ truyền thuyết vì muốn giáo hóa chúng sanh nên từ lúc đầu mới phát tâm, Ngài đã không ăn thịt chúng sanh, không sát sinh.

Còn theo Đại Nhật Kinh Sớ, Từ Thị còn có nghĩa là chủng từ từ bi, gồm hai chữ: chữ Từ trong Tứ vô lượng tâm gồm: từ, bi, hỷ, xả của Phật, Thị là chủng, họ tộc, do lòng từ đó sinh ra từ chủng tính Như Lai hay Phật tánh, có năng lực làm cho tất cả thế gian không đoạn dứt Phật chủng.

Ngài là biểu tượng cho niềm vui, an lạc

Còn theo Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc chính là A-Dật-Đa (tiếng Phạn: Ajita, Hán dịch là Vô Thắng, Vô Năng Thắng hoặc Vô Tam Độc), một vị đệ tử của Phật Thích Ca. Nhưng theo Kinh Thuyết Bản trong Trung A-Hàm 13, Kinh Xuất Diệu 6 và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di-lặc và A-dật-đa là hai nhân vật khác nhau.

Tạo Hình Bồ Tát Di Lặc

Như chúng ta cũng biết, Phật Di lặc có tạo hình rất đặc biệt, khác hẳn với những vị Phật khác, phải nói là dáng vẻ kỳ quái. Bồ Tát Di Lặc với vẻ mặt tươi cười, bụng bự, không nghiêm trang, quần áo không chỉnh tề. Trong khi, hình tượng của các vị Phật khác là sự uy nghiêm, trầm mặc thì Phật Di Lặc lại là vị Phật mang nụ cười sảng khoái, yêu đời, thân hình mập mạp, chân chất mà gần gũi.

Điều này có lẽ giải thích cho những ngụ ý sâu xa sau đó của Phật giáo trong việc xây dựng hình tượng của vị Phật này.

Ý Nghĩa Của Phật Di Lặc

Phật Di Lặc là hình tượng về vị Phật trong truyền thuyết. Ngài là người rất được chúng sanh tôn sùng và bày tỏ lòng kính lễ. Hình ảnh của Ngài có ý nghĩa sâu sắc trong Đạo Phật cũng như trong phong thủy.

Hình ảnh Ngài trong Đạo Phật

Trong quan niệm Phật giáo, Phật Di Lặc là một vị Bồ Tát thứ 5 nối ngôi Phật Thích Ca Mâu Ni trong Đạo Phật. Là vị Phật đại diện cho Ngũ trí Phật, người sẽ chứng thành Phật giáo, truyền bá cứu khổ cho chúng sanh trên trái đất.

Tượng Phật làm bằng gỗ

Hình ảnh của ngài trong Đạo phật mỗi quốc gia, mỗi khu vực khác nhau. Trong Phật giáo Ấn Độ, hình ảnh đức Phật Di Lặc là một người có thân hình thanh mảnh, vẻ ngoài tuấn tú, cao sang, quyền quý, có dáng dấp của một vị hoàng tử. Nhưng trong Đạo Phật của Việt Nam, Trung Quốc thì được mô phỏng với hình dáng của một vị sư đầu trọc, bụng căng tròn, mặt bầu bĩnh, mập mạp, nụ cười tươi tắn, sảng khoái và tự do, phúc hậu.

Phật Di Lặc trong đạo Phật là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, cho dù Ngài có ở trong tạo hình như thế nào đi chăng nữa.

Trong phong thủy

Phật Di Lặc trong phong thủy được gọi với cái tên dân dã là "Phật cười" bởi dáng vẻ từ bi, vui vẻ và an lạc của Ngài. Chính vì vậy, Phật Di Lặc trong phong thủy chính là biểu tượng của hạnh phúc và đủ đầy trong phong thủy.

Theo truyền thuyết, Phật Di Lặc có phát nguyện là nơi nào có sự xuất hiện của Ngài thì những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng đều tan biến chỉ còn lại con người hạnh phúc, vui vẻ. Nụ cười nội tâm của Ngài chính là ánh sáng soi rọi thế gian.

Dân gian tin rằng khi đứng trước tượng Phật nhìn ngắm khuôn mặt của người buồn phiền có thể được xua tan, cảm thấy phấn chấn, vui vẻ. Xoa bụng Phật sẽ gặp được may mắn và nhiều sự tốt lành.

trang sức mặt Di Lặc

Chính vì vậy, hình tượng Phật Di Lặc đang trở thành lựa chọn của đông đảo mọi người. Hình ảnh của Ngài xuất hiện với nụ cười rạng rỡ, thân hình mập mạp và tướng ngồi tự do, thoải mái, ung dung tự tại. Tượng của Ngài được trưng bày ở nhiều nơi, trong các gia đình, chùa chiền, đền, miếu, một vài địa điểm công cộng và một vài địa danh nổi tiếng.

Ngày nay, cùng với sự đa dạng hóa trong phong thủy, hình ảnh Ngài thường được khắc họa cùng những hình ảnh khác như đồng tiền, gậy như ý, quả đào mang ý nghĩa của sự phát tài, sung túc, trường thọ và an khang.

Tượng Phật trong phong thủy

Tuy nhiên, chính vì điều này mà đã gây ra không ít tranh cãi về biểu tượng của Phật Di Lặc. Dù mang hình tượng nào, mọi người cũng tin rằng Ngài là biểu tượng cho sự may mắn, dồi dào nguồn năng lượng tích cực, đẩy lùi những điều xấu xa mang đến cho người thành tín sự giàu có, an lạc.

Chính vì vậy, người ta thường chế tác tượng Phật theo hình tượng của Hòa thượng túi vải Bố Đại để mang theo bên mình hoặc đặt tượng trưng bày trong gia chung, công ty, bàn làm việc.

Ngày nay, có rất nhiều vật phẩm phong thủy được chế tác theo hình tượng của Phật Di Lặc như mặt dây chuyền, chuông, tượng... với các chất liệu khác nhau như vàng, bạc, gỗ, sứ ngọc, chúng ta có thể tùy ý lựa chọn.

Xem thêm: Trang Sức Phật Giáo Phong Thủy

1