Xem thêm

Mật Tông – Sự Kết Hợp Giữa Ấn Độ Giáo và Phật Giáo Đại Thừa

Phap Ngo Thich
Mật Tông là một trong những khái niệm không còn quá xa lạ với nhà tu hành lâu năm. Đây là một tư tưởng Phật giáo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, vì nhiều đặc...

Mật Tông là một trong những khái niệm không còn quá xa lạ với nhà tu hành lâu năm. Đây là một tư tưởng Phật giáo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, vì nhiều đặc thù riêng mà Phật giáo Mật Tông vẫn còn xa lạ đối với nhiều Phật tử nói riêng và người hướng Phật nói chung. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp quý vị tìm hiểu rõ hơn Mật Tông là gì, các pháp khí trong Mật Tông, các nghi thức tu Mật Tông,... Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết của chúng tôi.

Mật Tông là gì?

Mật Tông còn có tên gọi khác là Mật giáo, Châm ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật thừa… Mật tông là một từ gốc Hán, được dùng để chỉ pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Theo cách hiểu đơn giản, “Mật” có nghĩa là bí mật, chỉ những giáo lý, phương pháp tu tập được truyền dạy cho những người có duyên với tông phái này.

phat-giao-mat-tong-1

Mật Tông giáo được hình thành vào khoảng thế kỷ V - VI tại Ấn Độ. Đây là một pháp tu bí mật có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ) và nó được căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền mà hình thành. Tựu chung, Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật, sử dụng “mật ngữ” của chư Phật làm phương tiện tu hành. Mật Tông sử dụng tôn chỉ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông. Ở đây “Tam mật” chính là Thân mật - Khẩu mật - Ý mật.

Mật Tông được chia thành 2 phái khác nhau là Kim Cương Thừa (Vajrayana) và Chân ngôn thừa (Mantrayana). Sự phát triển của pháp môn này gắn liền với nhiều luận sư nổi tiếng như Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI),... Họ đều là những người đã góp công vào việc đưa Mật Tông du nhập Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính của nơi đây.

Tìm hiểu về Phật Giáo Mật Tông

Xưa kia, Mật Tông chỉ truyền dạy cho các học trò đời sau thông qua khẩu quyết (lời dạy) của Sư thừa (người truyền dạy). Vì thế mà tông phái này đã không được truyền bá rộng rãi. Chỉ những Phật tử hữu duyên mới có cơ hội được lĩnh hội tri thức và tìm hiểu về Pháp môn nay. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin mà việc truyền bá Mật giáo đến với nhiều quốc gia diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Phật giáo Mật Tông tại Trung Quốc

Phật giáo Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ VII và thịnh hành vào khoảng thế kỷ VIII. Sở dĩ có sự thịnh hành này là nhờ sự truyền pháp của ba vị cao tăng Ấn Độ là Thiện Vô Uý, Kim Cương Trí và Bất Không Kim Cương.

phat-giao-mat-tong-5

Ba vị cao tăng được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na-lan-đà. Cả ba vị cao tăng này đều được Sư Long Trí (đệ tử Ngài Long Thọ) truyền pháp.

  • Thiện Vô Úy, được coi là tổ sư của Mật Tông Trung Hoa. Ngài là người dịch Đại Nhật kinh, là loại kinh căn bản của tông môn này sang chữ Hán.
  • Hai dòng Mật tông Ấn Độ Chân Ngôn thừa và Kim Cương thừa khi truyền đến đại sư Nhất Hạnh - đệ tử của Ngài Thiện Vô Úy thì được nhập lại làm một ở Trung Quốc.

Khi được truyền bá và phát triển tại Trung Quốc, nhiều nhà sư đã công nhận tầm quan trọng của Phật giáo trong thời kỳ này. Không dừng ở việc công nhận, rất nhiều nhà sư đã đến truyền dạy một giáo thuyết dung hợp giữa Thiền, Tịnh Độ với một trường phái khác.

Tại Trung Quốc, pháp môn Mật Tông phát triển thịnh hành ở thời Đường. Càng về sau này thì Mật giáo dần dần thoái trào và tưởng chừng đã bước vào thời kỳ suy vi hẳn.

Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng

Trước kia, khi Mật Tông vẫn chưa được truyền bá tại Tây Tạng, dân chúng nơi đây chưa có một tôn giáo nào đậm nét, họ chỉ có đạo giáo cổ truyền của người dân bản xứ, được gọi là đạo Bon. Thời kỳ đó, người ta chỉ biết thờ cúng chư thần, thậm chí họ còn thở cả hung thần, ác quỷ.

Pháp môn Mật Tông được truyền vào Tây Tạng muộn hơn nhiều so với Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ thứ VIII, nhà vua Trisong Detsen (740-786) đã có thỉnh cầu được rước hai vị cao tăng đến từ Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita. Tại đây, Kim Cương thừa đã cùng với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng kết hợp với nhau tạo ra trường phái mới là Lạt Ma giáo.

phat-giao-mat-tong-7

Mật Tông ở Tây Tạng có 4 tông phái chính như sau:

  • Phái Cổ Mật hay Cựu phái (Nyingmapa, Ninh mã phái): Đây là tông do Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma - Jungney) sáng lập vào năm 749. Ngài chính là vị giáo sư danh tiếng của viện đại học Nalanda Phật giáo.
  • Phái Mật Tông Kagyu (Ca - nhĩ - cư phái)
  • Phái Mật Tông Sakya (Tát - ca phái)
  • Phái Hoàng Mạo (Guelugpa, Cách - lỗ phái): Tông phái này do Ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào khoảng thế kỉ XIV. Lúc này, Phật giáo đã bị mê mờ vì nhiều quan niệm và niềm tin sai lầm huyễn hoặc. Vị sư này đã dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ những người tu hành nên tinh tấn tiến tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh. Nhờ cuộc cải cách của Ngài mà tôn giáo có những thay đổi tích cực. Về sau, phái của Sư được đổi tên thành Lạt Ma giáo, trở thành phái đứng đầu nhà nước Tây Tạng, do Đức Đại Lai Lạt Ma nắm giữ quyền cai trị dân chúng và trông nom mối đạo.

Ở Tây Tạng, đệ tử được thu nhận vào Mật Tông giáo phải thông qua nghi lễ khai ngộ (initiation), nghi lễ này sẽ được tiến hành bởi một vị Lạt Ma giỏi, có tên tuổi. Bên cạnh đó, Phật giáo Mật Tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua thiền định và niệm chân ngôn. Dòng truyền thừa này vào Tây Tạng cũng được xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.

Phật Giáo Mật Tông Việt Nam

Mật Tông du nhập vào Việt Nam khá sớm, từ khoảng những năm 600 (thế kỷ thứ VI). Pháp môn xuất hiện là do vị Tỳ Ni Đa Lưu Chi - một pháp sư Ấn Độ đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì trong chùa Pháp Vân. Sau đó, chùa đã mở các lớp và tiến hành truyền dạy đến tăng sĩ Việt Nam. Bộ kinh mà vị thiền sư kia dịch chính là bộ kinh của Mật Giáo và có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều Thiền.

phat-giao-mat-tong-3

Ở những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình vào thời Đinh, thời Lê Đại Hành đều có những bản điêu khắc kinh Phật đảnh Tôn Thắng Đà La Ni, một bản kinh đặc trưng của Phật giáo. Những vết tích để lại này đã chứng minh được thời gian hình thành phật giáo Mật Tông tại Việt Nam.

Kể từ lúc hình thành tại Việt Nam, Mật Tông đã được các chùa mở lớp và truyền dạy. Đến năm 1936, thiền sư Nhẫn Tế, người được xem là vị tăng sĩ Việt Nam đầu tiên thọ pháp với Lâm Tây Tạng. Vị Thiền sư này đã có cơ duyên tiếp xúc với Mật giáo được hình thành trên nhiều quốc gia khác nhau cũng như quốc gia hình thành ra trường phái này. Kể từ đó, pháp môn Mật Tông ngày càng được phát triển rộng rãi hơn tại Việt Nam.

Phật giáo Mật Tông thờ ai?

Trước kia, khi chưa có những hiểu biết về Phật giáo Mật Tông, nhiều người đã cho rằng đây là một trường phái tà đạo, sử dụng danh nghĩa chư Phật nhưng lại đi thờ hung thần, ác quỷ. Tuy nhiên, khi được các tu trì truyền dạy những kiến thức đúng và đủ về Mật Tông, họ mới hiểu được nhiều hơn về giáo phái Mật Tông cũng như những vị Phật mà Mật Tông thờ.

phat-giao-mat-tong-2

Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai là những vị Phật được thờ phụng trong Mật tông. Mỗi vị Phật đại diện cho một trí tuệ khác nhau, bao gồm:

  • Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Vairochana) - Trí tuệ toàn hảo
  • A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya), hay Phật Dược Sư Mật Tông - Trí tuệ không dao động
  • Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) - Trí tuệ bình đẳng
  • A Di Đà Như Lai (Amitabha) hay Phật A Di Đà Mật Tông - Trí tuệ quan sát diệu kỳ
  • Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi) - Trí tuệ thành tựu

Ngoài ra, Mật Tông còn thờ Các vị Bồ Tát như:

  • Đức Quán Thế Âm Bồ Tát,
  • Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
  • Đức Phổ Hiền Bồ Tát,
  • Đức Địa Tạng Bồ Tát,
  • Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay,
  • Đạo Sư Liên Hoa Sanh,
  • Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara….

Bát Đại Hộ Pháp Mật Tông Tây Tạng:

  • Yama: (Dạ Ma) Thần chết
  • Mahakala: Đại Hắc Thiên
  • Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
  • Kubera (Vaisravana, Jambhala, Tài Bảo Thiên Vương)
  • Hayagriva : Mã Đầu Minh Vương
  • Palden Lhamo : Vị nữ thần
  • Tshangs Pa or ‘White Brahma’ (Phạm Thiên Trắng)
  • Begtse: Thần Chiến Tranh

phat-giao-mat-tong-6

Các pháp khí trong Mật Tông

Pháp khí Mật Tông vô cùng phong phú, đa dạng chất liệu như vàng, bạc, đồng. Mỗi loại pháp khí, câu thần chú đều sẽ mang một hàm nghĩa tôn giáo khác nhau và mang đậm màu sắc huyền bí.

Mật tông thần chú

Thần Chú Mật tông mang nghĩa bao trùm tất cả các Pháp, gìn giữ tư tưởng cao thượng từ nội tâm. Mỗi câu thần Chú chính là một tâm ý của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng sinh. Để xét ý nghĩa thì rất khó giải nghĩa chính xác, bởi các câu thần Chú thường được giữ bí mật bởi chư Phật. Tuy vậy, khi Phật tử và tăng sĩ tụng niệm vẫn nên thành tâm, nghiêm túc, thể hiện sự thành kính thọ trì của mình đối với các Ngài.

phat-giao-mat-tong-8

Pháp khí trong Mật Tông

Pháp khí Mật Tông hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ,... Đây là những dụng cụ được sử dụng bởi các tín đồ Phật pháp xuyên suốt quá trình tu hành. Hiểu theo nghĩa rộng, pháp khí là tất cả các dụng cụ dùng để tu chứng Phật pháp, thực hành các loại pháp sự để dâng pháp cúng dường,... Hoặc đơn giản hơn, pháp khí là những dụng cụ mà chúng Tăng sử dụng trong tư pháp hoặc tu hành hằng ngày. Theo nghiên cứu ghi nhận được, Phật khí Mật Tông được chia làm 6 loại lớn, bao gồm: Kính lễ, tán tụng, cúng đường, trì nghiệm, hộ thân và khuyến giáo.

Một số pháp khí tiêu biểu thường được sử dụng khi hành lễ là:

  • Chuông chày kim cang.
  • Dao phurba (kilaya).
  • Cờ tây tạng.
  • Pháp khí dùng cúng dường mandala.
  • Kèn ốc loa.
  • Luân mạn đà la.
  • Rìu kim cương.
  • Khăn khata.
  • Tranh thang.
  • Bánh xe mani (kinh luân).

Điều kiện và những nghi thức để tu trì Mật Tông

Hiện nay, Mật Tông được truyền bá rộng rãi đến nhiều Phật tử. Họ tìm đến Mật Tông với mong muốn giải tỏa điềm xấu. Tuy nhiên, về điều kiện và những nghi thức để tu trì Mật Tông thì không phải ai cũng hiểu.

Điều kiện để tu Mật Tông

Mật Tông được xem là một pháp tu cực kỳ cao cấp. Do đó, khi tu Mật Tông, người tu tập cần phải có lòng phát triển định tâm, lòng tư bi, sự hiểu biết chính xác và sâu sắc về tánh Không, tâm xả ly,... Bên cạnh đó, phải có sự tích cực trong cuộc sống. Đây có thể xem là những điều kiện cơ bản để tu Mật Tông. Tuy nhiên, cửa Phật luôn rộng mở đối với hết thảy chúng sanh. Chỉ cần người tu thật lòng muốn tu tập, muốn “cứu độ chúng sinh” thì đều có thể tu tập.

phat-giao-mat-tong-4

Nghi thức tu Mật Tông

Các nghi thức tu Mật Tông rất đa dạng và đòi hỏi Phật tử phải có sự trang nghiêm, khó khổ trong suốt thời kỳ tu hành. Những nghi thức tu Mật Tông mà quý vị cần biết đó là:

  • Cách một - Hành giả Mật Tông cao cấp: Khi hành trì Mật Tông cao cấp, tu sĩ cần có cho mình một am riêng như hang, điện, rừng thiêng,... Đồng thời phải thực hiện tu tập theo thời gian từ 1 tuần lễ đến 3 năm nhập thất (như hành giả Milarepa).
  • Cách hai - Chư Hành giả khổ hạnh: Đối với Chư Hành giả khổ hạnh, việc tu tập sẽ được thực hiện theo thời khóa, có sự phân thời khóa biểu. Trong từng thời khóa sẽ gồm có 108 Thần chú Đại bi, 1080 Thần chú Vãng Sanh và Thần chú Chuẩn Đề Phật Mẫu. Bên cạnh đó, khi thực hiện hành trì cần kết hợp với việc chuông mõ trường canh. Điều này sẽ giúp tu sĩ dễ tụng niệm và giúp niệm Chú thêm linh nghiệm.
  • Cách ba - Hành giả khổ hạnh: Đối với nghi thức tu này, Hành giả khổ hạnh sẽ sử dụng không gian, phòng tu thoáng đã, cao ráo, sạch sẽ, ít để những vật dụng không cần thiết nhằm tránh bị chi phối trong quá trình tu niệm. Đây là cách tu Mật Tông tại gia. Đối với Phật tử, cần phải có phòng riêng, không bị vướng bận chuyện gia đình, họ phải có đủ quyết tâm tu hành để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin có liên quan tới Mật Tông, cách thức hành lễ và những điều cấm kỵ khi tu mà Buddhist Art muốn chia sẻ đến quý vị. Hy vọng thông qua bài viết trên, quý Phật tử sẽ có những hiểu biết rõ nhất về pháp môn này, từ đó thành tâm tụng trì để có thể mang đến kết quả tốt đẹp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

1