Xem thêm

Địa chi trong phong thủy: Tìm hiểu về quan hệ và ý nghĩa

Phap Ngo Thich
Tìm hiểu về địa chi từ A đến Z 1. Địa chi là gì? Trong tử vi phong thuỷ, thuật ngữ "địa chi" đóng một vai trò quan trọng, phản ánh số phận của mỗi...

Địa chi là gì Tìm hiểu về địa chi từ A đến Z

1. Địa chi là gì?

Trong tử vi phong thuỷ, thuật ngữ "địa chi" đóng một vai trò quan trọng, phản ánh số phận của mỗi người. Địa chi là thuật ngữ để chỉ 12 con giáp và có thể được gọi dưới nhiều tên gọi khác nhau như: chi, thập nhị chi, thập nhị địa chi. Hiện tại, có 12 địa chi tương ứng với 12 con giáp là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

2. Cách phân chia địa chi

2.1. Dương chi và âm chi

Trong địa chi, có sự phân chia thành dương chi và âm chi.

  • Dương chi: bao gồm các con giáp thuộc số lẻ như Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Các địa chi này có đặc điểm là động, nên mọi hung - cát đều ứng nghiệm khá nhanh.
  • Âm chi: bao gồm các con giáp thuộc số chẵn như Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi. Các địa chi này có đặc điểm mềm dẻo hơn nhiều so với dương chi, do đó hung hay cát đều ứng nghiệm chậm hơn.

2.2. Địa chi nhị hợp và tam hợp

Trong địa chi, còn có sự chia thành những bộ tuổi hợp nhau.

  • Địa chi nhị hợp: bao gồm các tuổi Sửu và Tý, Dần và Hợi, Dậu và Thìn, Tuất và Mão, Ngọ và Mùi, Thân và Tỵ.
  • Địa chi tam hợp: bao gồm các tuổi Thân - Tý và Thìn, Dần - Ngọ và Tuất, Hợi - Mão và Mùi, Tỵ - Dậu và Sửu.

Cách phân chia địa chi Địa chi sẽ chia ra những bộ tuổi hợp nhau

2.3. Địa chi theo tương phá

Phân chia địa chi theo tương phá bao gồm:

  • Tý - Dậu phá nhau.
  • Ngọ - Mão phá nhau.
  • Thân - Tỵ phá nhau.
  • Dần - Hợi phá nhau.
  • Thìn - Sửu phá nhau.
  • Tuất - Mùi phá nhau.

2.4. Địa chi theo tương hại

Tương hại tức là khi kết hợp với nhau sẽ không tốt, mang lại nhiều khó khăn cho nhau. Trong phong thủy, địa chi theo tương hại sẽ là:

  • Tuổi Tý và tuổi Mùi.
  • Tuổi Sửu và tuổi Ngọ.
  • Tuổi Dần và tuổi Tỵ.
  • Tuổi Mão và tuổi Thìn.
  • Tuổi Thân và tuổi Hợi.
  • Tuổi Dậu và tuổi Tuất.

2.5. Phân chia địa chi theo lục xung

  • Tý xung Ngọ
  • Sửu xung Mùi
  • Dần xung Thân
  • Mão xung Dậu
  • Thìn xung Tuất
  • Tỵ xung Hợi

2.6. Phân chia địa chi theo bán tam hợp

  • Bán hợp sinh bao gồm: Hợi và Mão - mộc, Dần và Ngọ - hỏa, Tỵ và Dậu - kim, Thân và Tý - thủy.
  • Bán hợp mộ bao gồm: Mão và Mùi - mộc, Ngọ và Tuất - hỏa, Dậu và Sửu - kim, Tý và Thìn - thủy.

2.7. Phân chia địa chi theo tam hội

  • Tuổi Dần, tuổi Mão và tuổi Thìn sẽ thuộc phương Đông mộc.
  • Tuổi Tỵ, tuổi Ngọ và tuổi Mùi sẽ thuộc phương Nam hỏa.
  • Tuổi Thân, tuổi Dậu và tuổi Tuất sẽ thuộc phương Tây kim.
  • Tuổi Hợi, tuổi Tý và tuổi Sửu sẽ thuộc phương Bắc thủy.

2.8. Phân chia địa chi theo tứ hành xung

Ngoài ra, còn có 3 bộ tứ hành xung không nên kết hợp với nhau:

  • Bộ số 1 bao gồm: tuổi Dần và tuổi Thân, tuổi Tỵ và tuổi Hợi.
  • Bộ số 2 bao gồm: tuổi Thìn và tuổi Tuất, tuổi Sửu và tuổi Mùi.
  • Bộ số 3 bao gồm: tuổi Tý và tuổi Ngọ, tuổi Mão và tuổi Dậu.

3 bộ tứ hành xung trong 12 con giáp 3 bộ tứ hành xung trong 12 con giáp

3. 12 địa chi có ý nghĩa như thế nào?

Các địa chi tương ứng với 12 con giáp có mối liên hệ chặt chẽ với sự sinh - diệt của vạn vật và tạo thành chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng. Dưới đây là ý nghĩa của từng địa chi:

  • Địa chi Tý (tuổi Chuột): đại diện cho thời điểm cây cối, vạn vật được nuôi dưỡng bằng dương khí để nảy mầm.
  • Địa chi Sửu (tuổi Trâu): đại diện cho vạn vật, cây cối đã nảy mầm và bắt đầu lớn.
  • Địa chi Dần (tuổi Hổ): đại diện cho vạn vật, cây cối đang phát triển và bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành.
  • Địa chi Mão (tuổi Mèo): đại diện cho vạn vật, cây cối bắt đầu vươn cành và lá để sinh sôi phát triển.
  • Địa chi Thìn (tuổi Rồng): đại diện cho sự phát triển tốt đẹp của muôn cây, cần một cú hích lớn để phát triển toàn diện.
  • Địa chi Tỵ (tuổi Rắn): đại diện cho sự lớn mạnh toàn diện của vạn vật, muôn loài.
  • Địa chi Ngọ (tuổi Ngựa): đại diện cho sự cường tráng, phát triển mạnh mẽ của vạn vật, cây cối.
  • Địa chi Mùi (tuổi Dê): đại diện cho sự khởi đầu về hương vị của vạn vật, cây cối.
  • Địa chi Thân (tuổi Khỉ): đại diện cho sự trung niên, chín chắn của vạn vật, cây cối, muông thú.
  • Địa chi Dậu (tuổi Gà): đại diện cho sự già đi của vạn vật, muôn loài.
  • Địa chi Tuất (tuổi Chó): đại diện cho sự lụi tàn của muôn loài, cây cối.
  • Địa chi Hợi (tuổi Lợn): đại diện cho hình ảnh tàng trữ, lưu giữ các tinh túy cốt lõi để chuẩn bị nuôi dưỡng hạt mầm mới xuất hiện. Kết thúc một chu kỳ của tuần hoàn của mặt trăng.

Ý nghĩa 12 địa chi trong phong thủy Ý nghĩa 12 địa chi trong phong thủy

4. Địa chi tương ứng theo giờ, thời gian và tiết trời

Dưới đây là bảng địa chi tương ứng với giờ, thời gian và tiết trời mà bạn nên biết:

Địa chi Tháng tương ứng Tiết trời Dương lịch Giờ
Tháng 11 Đại tuyết 7/12 - 4/1 23h - 1h
Sửu Tháng 12 Tiểu hàn 5/1 - 3/2 1h - 3h
Dần Tháng 1 Lập xuân 4/2 - 4/3 3h - 5h
Mão Tháng 2 Kinh trập 5/3 - 4/4 5h - 7h
Thìn Tháng 3 Thanh minh 5/4 - 4/5 7h - 9h
Tỵ Tháng 4 Lập hạ 5/5 - 4/6 9h - 11h
Ngọ Tháng 5 Mang chủng 5/6 - 6/7 11h - 13h
Mùi Tháng 6 Tiêu thử 7/7 - 6/8 13h - 15h
Thân Tháng 7 Lập thu 7/8 - 6/9 15h - 17h
Dậu Tháng 8 Bạch lộ 7/9 - 7/10 17h - 19h
Tuất Tháng 9 Hàn lộ 8/10 - 6/11 19h - 21h
Hợi Tháng 10 Lập đông 7/11 - 6/12 21h - 23h
  • Tuổi Tý (23h - 1h): Đây là khoảng thời gian loài chuột hoạt động mạnh nhất để kiếm ăn.
  • Tuổi Sửu (1h - 3h): Đây là khoảng thời gian trâu bò sẽ nhai lại thức ăn đã tích trữ.
  • Tuổi Dần (3h - 5h): Thời gian này hổ bắt đầu trở về hàng để nghỉ ngơi sau một ngày đi săn mồi.
  • Tuổi Mão (5h - 7h): Khoảng thời gian này loài mèo sẽ nghỉ ngơi sau khi bắt con mồi.
  • Tuổi Thìn (7h - 9h): Đây là thời điểm mà con người thường cảm thấy thoải mái và sung sức nhất nên người xưa sử dụng con rồng để đại diện cho sự sung túc.
  • Tuổi Tỵ (9h - 11h): Thời điểm này rắn cũng ẩn mình vào hang để nghỉ ngơi lấy sức.
  • Tuổi Ngọ (11h - 13h): Đây cũng là khoảng thời gian các chú ngựa sẽ nghỉ ngơi.
  • Tuổi Mùi (13h - 15h): Thời điểm này dê bắt đầu đi ăn cỏ.
  • Tuổi Thân (15h - 17h): Khoảng thời gian này khỉ bắt đầu trở về hang sau khi kiếm đủ thức ăn và để chuẩn bị nghỉ ngơi.
  • Tuổi Dậu (17h - 19h): Thời gian này gà về chuồng để nghỉ ngơi.
  • Tuổi Tuất (19h -21h): Khoảng thời gian này, các chú chó bắt đầu hoạt động mạnh để trông nhà cửa cho gia chủ.
  • Tuổi Hợi (21h - 23h): Thời điểm này lợn bắt đầu ngủ nghỉ sau một chuỗi các hoạt động trong ngày.

5. Mối quan hệ của các địa chi trong phong thủy ngũ hành

5.1. Phân chia địa chi theo ngũ hành

  • Hành Kim bao gồm: tuổi Thân và tuổi Dậu.
  • Hành Mộc bao gồm: tuổi Dần và tuổi Mão.
  • Hành Thủy bao gồm: tuổi Hợi và tuổi Tý.
  • Hành Hỏa bao gồm: tuổi Tỵ và tuổi Ngọ.
  • Hành Thổ bao gồm: tuổi Tuất, tuổi Sửu, tuổi Thìn và tuổi Mùi.

5.2. Phân chi địa chi theo phương vị

Nếu tính theo phương vị, địa chi được phân chia như sau:

  • Hướng Đông sẽ bao gồm: tuổi Dần và tuổi Mão.
  • Hướng Tây sẽ bào gồm: tuổi Thân và tuổi Dậu.
  • Hướng Nam sẽ bao gồm: tuổi Tỵ và tuổi Ngọ.
  • Hướng Bắc sẽ bao gồm: tuổi Hợi và tuổi Tý.
  • Khu vực trung tâm, trung hòa bốn phương sẽ bao gồm các địa chi còn lại là: tuổi Thìn, tuổi Tuất, tuổi Sửu và tuổi Mùi.

Mối quan hệ của địa chi trong phong thủy ngũ hành Mối quan hệ của địa chi trong phong thủy ngũ hành

Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến địa chi mà bạn cần biết. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm đến thuật ngữ này trong phong thủy.

1