Xem thêm

Đại Thế Chí Bồ Tát: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Phap Ngo Thich
Đại Thế Chí Bồ Tát Là Ai? Đại Thế Chí Bồ Tát, còn được gọi là Vô Biên Quang Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Linh Cát Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát...

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai (Quán Thế Âm Bồ tát sau khi thành Phật) nhập Niết bàn thì Đại Thế Chí Bồ tát sẽ bổ xứ làm Phật, kế tiếp ra đời mà độ hóa chúng sanh

Đại Thế Chí Bồ Tát Là Ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát, còn được gọi là Vô Biên Quang Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Linh Cát Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát hay Thế Chí, là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải của Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh, cổ đeo ngọc anh lạc. Bồ tát Đại Thế Chí cùng Quán Thế Âm Bồ tát và Đức Phật A Di Đà thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh của thế giới Cực Lạc ở phương Tây.

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai (Quán Thế Âm Bồ tát sau khi thành Phật) nhập Niết bàn thì Đại Thế Chí Bồ tát sẽ bổ xứ làm Phật, kế tiếp ra đời mà độ hóa chúng sanh

Trong thuở xa xưa, ở thời Vô Lượng Đức Tựu An Lạc, Đức Phật lúc bấy giờ có hiệu là Kim Quang Sư Tử Du Hỷ, Ngài thị hiện để độ hóa chúng sanh. Một ngày nọ, vua Oai Đức, hiệu là Pháp Vương, trị vì dân chúng bằng chánh pháp, thấy hai hoa sen mọc ở hai bên của Ngài, trong mỗi hoa sen là một vị đồng tử. Nhà vua đã cùng đến hai vị đồng tử đến chỗ Đức Phật nghe pháp. Vua Oai Đức chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn hai vị đồng từ là Quán Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát.

Theo Kinh Bi Hoa (Kinh Đại Bi Liên Hoa), tiền thân của Đại Thế Chí Bồ tát là hoàng tử Ni Ma, con trai thứ hai của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm (người sau này là Đức Phật A Di Đà) và là em trai của thái tử Bất Huyền (sau là Quan Thế Âm Bồ tát). Khi chưa xuất gia học đạo, hoàng tử Ni Ma nghe lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng. Hoàng tử thực hiện những hạnh tu sau đây:

  • Bốn nghiệp của miệng gồm: Không nói lời thêu dệt, không nói láo xược, không nói lời độc ác, không nói lời hai chiều.
  • Ba nghiệp của thân gồm: Không trộm cướp của người, không sát hại chúng sanh, không tà dâm.
  • Ba nghiệp của ý gồm: Không hờn giận oán cừu, không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không si mê ám muội mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Giác, cầu một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ như cõi Phật.

Sau khi Phật Bảo Tạng nghe những lời nguyện của hoàng tử Ni Ma, đã thọ ký và nói rằng sau khi hoàng tử trải qua đời vị lai và hằng hà sa kiếp, Ngài sẽ trở thành Bồ tát phụ tá bên cạnh Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực lạc, hiệu là Đại Thế Chí. Và sau khi thành Phật, Ngài sẽ có Phật hiệu là Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương, bổ xứ làm Phật kế tiếp ra đời mà độ hóa chúng sanh.

Theo Mật Tông Phái, Ngài có thân màu trắng, tay phải đặt trước ngực, tay trái cầm hoa sen mới nở, ngồi trên tòa sen màu đỏ

Hình tượng Đại Thế Chí Bồ tát

Theo các tài liệu Phật Giáo, Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời, có quyền lực nhất. Trong phái Mật Tông của Nhật Bản, Ngài là một trong số 13 vị Phật thuộc trường phái này. Theo Mạn Đồ La Thai Tạng Giới của Mật Tông Phái, Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ tát đứng hàng thứ 2 trong viện Quan Âm. Ngài có thân màu trắng, tay phải đặt trước ngực, tay trái cầm hoa sen mới nở, ngồi trên tòa sen màu đỏ, có mật hiệu là Trì luân kim cương.

Theo Mạn Đồ La Thai Tạng Giới của Mật Tông Phái thì Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ tát đứng hàng thứ 2 trong viện Quan Âm

Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Bồ Tát Đại Thế Chí có thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, trong thiên quang của Ngài có 500 hoa báu, mỗi mỗi bông hoa có 500 đài báu, mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu thuộc mười phương chư Phật. Ngài có da màu vàng tử kim, nhục kế như hoa Bát đầu ma, ở giữa nhục kế của Ngài có một bình báu, rất khác với hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát.

Theo A lợi đa la đà la ni a lỗ lực, Quan Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát có toàn thân màu vàng, xung quanh tỏa hào quang màu trắng. Đức Đại Thế Chí Bồ tát tay trái cầm hoa sen, tay phải cầm phất trần trắng.

Hiện nay, hình tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được biết đến phổ biến nhất là trong bộ Tây Phương Tam Thánh. Theo Kinh Quán Thế Âm Bồ tát thụ ký, Tây Phương là cõi nằm cách đây trăm nghìn ức cõi, ở cõi ấy có vị Phật, Phật hiệu là A Di Đà Như Lai, Ứng cúng, Chính biến tri đang nói Pháp. Đức Phật A Di Đà là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương tây, bên cạnh Đức Phật A Di Đà là 2 vị Bồ tát gồm Quán Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát. Đây là 2 vị thị giả đắc lực, giúp đỡ Đức Phật trong việc giáo hoá chúng sinh, thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh.

Đại Thế Chí Bồ tát thường được thờ cùng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Linh Cát Bồ tát

Đại Thế Chí Bồ tát là đại diện của trí tuệ, Ngài dùng tâm niệm Phật Tam Muội để tiếp độ người niệm Phật về cõi Tịnh Độ. Nếu Quan Thế Âm Bồ tát dùng lòng từ bi để lắng nghe tiếng khổ và cứu độ chúng sinh, thì Đại Thế Chí Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ dẫn đường cho chúng sinh, cứu vớt chúng sinh khỏi mê chướng, đạt được thành tựu giải thoát.

Hình tượng của Ngài có ý nghĩa là dùng trí tuệ để giúp chúng sinh diệt trừ phiền não, cứu vớt chúng sinh khỏi mê chướng và vũng bùn ác. Ngài vận dụng ánh sáng trí tuệ để chiếu soi giúp chúng sinh nhìn thấu mọi việc, diệt trừ tất cả phiền não, thoát khỏi những mê chướng tội lỗi.

Đại Thế Chí Bồ tát thường được thờ cùng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh

Một số lưu ý khi thờ tôn tượng Linh Cát Bồ tát

Khi thờ tôn tượng Linh Cát Bồ tát, chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn tượng Phật có tính thẩm mỹ cao, bố cục hợp lý, gương mặt trang nghiêm, thần thái từ bi.
  • Chuẩn bị bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm, đầy đủ các vật dụng cần thiết như lư hương, hoa quả, nước sạch, đèn thờ.
  • Đặt bàn thờ phải cao hơn đầu gia chủ, tránh đặt ở những không gian không phù hợp.
  • Dùng khăn mới để lau tượng Phật từ trên xuống.
  • Không đặt tượng tạm lên bàn ghế trước khi đặt lên bàn thờ.
  • Không đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên đối diện nhau.

Trên đây là một số thông tin về Đại Thế Chí Bồ tát, hình tượng và ý nghĩa của việc thờ tôn tượng. Thờ tượng Phật, Bồ tát không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài mà chủ yếu là ở tinh thần thành kính và lòng thành tâm. Chúng ta cần siêng làm việc thiện, điều thiện, cúng dường Đức Phật A Di Đà cùng 2 vị Bồ tát, thành kính với Tam Bảo để được dẫn dắt tu hành và chứng đắc Thánh quả sau này.

1