Tượng Tam Đa, còn được biết đến với cái tên tượng Phúc - Lộc - Thọ, là một trong những bức tượng trưng bày cực kỳ được yêu thích tại Việt Nam. Loại tượng này có thể trưng bày tại bàn thờ để thờ cúng trong trong nhà hoặc cũng có thể chưng tại phòng khách, nơi mà nhiều người thấy nhất và dễ được để ý nhất tại gia đình. Nói đến loại tượng này đặc biệt là tượng gỗ Tam Đa, luôn luôn mang đến cho gia chủ những điều may, điềm vận tiền tài, cùng sức khỏe an khang theo phong tục Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về loại tượng này!
Tổng quan về tượng Tam Đa
Còn được biết đến với nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc, tượng Tam Đa còn được biết đến nhiều hơn với cái tên tượng Phúc - Lộc - Thọ. Đây là những hình tượng được xây dựng dựa trên những con người thật, việc thật tại Trung Quốc xưa. Người ta thường hay biết đến ông Phúc với cái tên Quách Tử Nghi, ông Thọ với tên thật là Đông Sơn Sóc và cuối cùng là ông Lộc với cái tên Đậu Tử Quân.
Về ông Phúc trong tượng Tam Đa
Là một con người có thật ở thời Đường, Quách Tử Nghi giữ vị trí thừa tướng đương triều. Bản thân là một người xuất thân từ quý tộc, sở hữu hàng nghìn mẫu ruộng lớn nhưng ông vẫn cống hiến đời mình cho triều chính và xã tắc đương thời. Ngay thẳng, công minh, liêm khiết, chính trực có lẽ chính là những cụm từ không quá đỗi hoa mỹ khi nói về ông bởi những điều này chỉ làm rõ nên sự thật.
Ông Phúc có cuộc sống làm quan chẳng mấy khá giả nhưng lại khai chi tán diệp cực tốt, con đàn, cháu đống, gia đình hòa thuận. Nhờ sự thanh liêm của mình, mãi cho đến khi mất ông vẫn không mang một tiếng ô uế nào, ngược lại 5 đời cháu của ông đều có mặt đầy đủ và tôn kính ông hết mực. Bởi suốt cuộc đời ông đều sống tốt, sống có ích và có phúc đức đủ đầy nên từ đó mà truyền thuyết về ông Phúc Quách Tử Nghi đã ra đời.
Về ông Lộc trong tượng Tam Đa
Cũng là một thừa tướng đương triều dưới thời nhà Tấn, ông Lộc Đậu Tử Quân lại hoàn toàn trái ngược với ông Phúc Quách Tử Nghi. Bởi lẽ, Đậu Tử Quân là một tham quan chính hiệu, suốt cuộc đời của mình, ông chỉ toàn nhận vô vàn đút lót đến từ hàng loạt nịnh thần. Mua quan, bán tước, chạy tội cho bản thân và dòng tộc ông đều trải qua đủ cả. Của cải của ông Lộc chất cao đến mức như núi. Tuy nhiên, vì một điều bất khả dĩ khiến ông sinh bệnh đến mức chết đi chính là thiếu đi cháu đức tôn. Trước khi từ giã cõi đời, ông để lại một câu bất hủ “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?”. Bởi thế mà người đời gắn cho ông hình tượng ông Lộc.
Tổng quan về loại tượng Phúc - Lộc - Thọ
Ý nghĩa về mặt phong thuỷ của tượng Tam Đa
Thông qua các câu chuyện trên của ba vị, có thể thấy rằng số phận con người thường rất bấp bênh và khó đạt được những điều mà mình mong cầu. Chính vì vậy cho nên ba ông Phúc, Lộc và Thọ là biểu trưng cho chính những nguyện vọng và mong muốn của con người chúng ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Mỗi vị trong bộ tam sẽ biểu trưng cho từng điều viên mãn khác nhau.
Ý nghĩa về mặt phong thuỷ của ông Phúc
Ông Phúc chính là biểu trưng cho điều tốt lành, sự may mắn và con hiền, cháu thảo. Ta có thể dễ dàng nhận thấy tượng của ông Phúc sẽ luôn bế thêm một đứa bé. Người ta đặt ông Phúc trong nhà với quan niệm rằng ông sẽ mang lại nhiều may mắn và phúc phần cho gia đình mình.
Ý nghĩa về mặt phong thuỷ của ông Lộc
Ông Lộc còn thường được gọi với tên là ông Thần Tài, là biểu trưng cho tài lộc và sự thịnh vượng. Đặc điểm của tượng ông Lộc đó chính là ông luôn đội mũ quan và trên tay ông luôn cầm ngọc. Đây là điều hàm ý rằng khi đặt tượng ông trong nhà thì gia chủ sẽ thuận lợi hơn trong công việc và tiền tài.
Ý nghĩa về mặt phong thuỷ của tượng Phúc - Lộc - Thọ
Ý nghĩa về mặt phong thuỷ của ông Thọ
Đúng như cái tên của mình, ông Thọ chính là một biểu trưng cho sức khoẻ và sự trường thọ. Ông được các nghệ nhân chế tác với đặc điểm là một ông tiên già sở hữu vầng trán rộng và cao, có râu và tóc bạc phơ. Một tay ông cầm đào tiên còn tay còn lại thì chống gậy. Phần thân ông có buộc thêm một quả hồ lô để chứa tiên đơn luyện bên trong. Khi đặt ông Thọ trong nhà, gia chủ mong muốn người nhà của mình luôn được khoẻ mạnh và ít bị đau ốm.
Cách trưng bày tượng Tam Đa theo đúng phong thuỷ
Dưới đây chính là các cách trưng bày tượng sao cho đúng theo phong thuỷ nhất được các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng:
- Về mặt thứ tự: tượng của ông Phúc nằm ở bên phải, tiếp theo là tượng ông Lộc ở chính giữa và bên phải sẽ là tượng của ông Thọ. Khi đặt các vị đúng theo thứ tự này thì gia chủ sẽ nhận được nhiều phù trợ trong cuộc sống như công việc được thăng tiến, con cháu trong nhà ngoan ngoãn hay tiền bạc được dồi dào,…
Cách trưng bày tượng Phúc - Lộc - Thọ theo đúng phong thuỷ
- Về mặt vị trí: loại tượng này được đặt ở rất nhiều nơi trong nhà. Tuy nhiên nếu muốn có phong thủy tốt nhất thì bạn nên đặt ở vị trí chính diện nhà để lấy may, một trong hai bên cửa chính để đón phúc đón lộc và cầu thọ, hoặc chưng ngay phòng khách, phòng làm việc, vị trí hướng vào trong phòng.
Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về tượng Tam Đa cũng như cách trưng bày tượng trong nhà sao cho đúng phong thuỷ nhất có thể. Với các cách bài trí tượng được tổng hợp ở trên cộng thêm các kiến thức về phong thuỷ, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để có thể trưng bày tượng được hiệu quả để mang lại nhiều tài lộc và may mắn đến cho gia đình của mình.