Xem thêm

Bắt đầu chép kinh Địa Tạng từ đâu?

Phap Ngo Thich
Nhiều Phật tử có nguyện vọng chép kinh Địa Tạng hồi hướng công đức cho người thân đã mất, nhưng lại không biết chép kinh Địa Tạng từ đâu. Thiết nghĩ, chúng ta cần hiểu...

Nhiều Phật tử có nguyện vọng chép kinh Địa Tạng hồi hướng công đức cho người thân đã mất, nhưng lại không biết chép kinh Địa Tạng từ đâu. Thiết nghĩ, chúng ta cần hiểu rõ vấn đề này, để có thể thực tập một cách có ý nghĩa với những lời dạy cao quý của Đức Phật.

Giới thiệu kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng có tên đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Đây là bản kinh nói về hạnh nguyện và công đức của Địa Tạng Vương Bồ tát, gọi ngắn gọn là Bồ tát Địa Tạng. Vị Bồ tát này phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh đang chịu những khổ đau trong các cõi luân hồi.

Kinh Địa Tạng phổ biến ở các nước Phật giáo Đại thừa, sử dụng chủ yếu trong các nghi thức cầu siêu cho người quá vãng. Đặc biệt vào tháng Bảy âm lịch hằng năm, các chùa Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam thường trì tụng kinh này trong suốt tháng, nhằm hồi hướng công đức cho các chúng sanh đang chịu đang khổ ở cảnh giới địa ngục.

Nhiều người có nguyện vọng nhưng lại không biết chép kinh Địa Tạng từ đâu Nhiều người có nguyện vọng nhưng lại không biết chép kinh Địa Tạng từ đâu

Chép kinh Địa Tạng là một trong những phương pháp tu học thiết thực, giúp mỗi người có cơ hội đào sâu những lời dạy cao quý của Đức Phật. Không chỉ thế, nhiều người khi chép kinh còn gắn liền với tâm nguyện siêu độ vong linh ông bà, cha mẹ, người thân… đã qua đời.

Rộng hơn nữa, việc chép kinh còn cầu nguyện cho chúng sanh đang chịu khổ đau trong các cõi luân hồi sớm được siêu thoát. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chép kinh Địa Tạng từ đâu, chúng ta nên tìm hiểu xem việc chép kinh Địa Tạng có lợi ích gì

Công đức chép kinh Địa Tạng

Toàn bộ kinh văn gồm 13 phẩm, trong đó phẩm thứ sáu có tên là “Như Lai tán thán” nghĩa là Đức Phật khen ngợi Bồ tát Địa Tạng. Đồng thời, phẩm này còn nói về những lợi ích khi lễ bái và cúng dường Bồ tát Địa Tạng, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng, khuyên nhủ người khác noi theo công hạnh của Bồ tát Địa Tạng…

Theo nội dung kinh văn, những ai cung kính Bồ tát Địa Tạng và kinh Địa Tạng đều sẽ có được nhiều công đức lớn lao. Những phước đức có thể kể ra như tiêu trừ tội chướng, được thân xinh đẹp, thoát kiếp nô lệ, siêu độ vong linh… Nhờ phước đức ấy mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên… gia trợ hộ trì.

Có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng để chúng ta chọn lựa nhằm giải tỏa thắc mắc chép kinh Địa Tạng từ đâu Có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng để chúng ta chọn lựa nhằm giải tỏa thắc mắc chép kinh Địa Tạng từ đâu

Chép kinh Địa Tạng không chỉ để đồng thời cầu nguyện cho âm siêu dương thới, mà quan trọng hơn cả là học theo hạnh nguyện từ bi của Bồ tát Địa Tạng. Bằng tấm lòng từ bi, mỗi người Phật tử nỗ lực để giúp đỡ cho các chúng sang đang chịu đau khổ, trong khả năng mà mình có thể.

Hình ảnh Bồ tát Địa Tạng nhắc nhở chúng ta tinh tấn hơn nữa trên con đường tu học, do đó nhiều Phật tử lựa chọn kinh Địa Tạng để biên chép nhằm nhắc nhở nhau về đức tính cao cả của vị Bồ tát này. Tuy nhiên, Phật tử phải chép kinh Địa Tạng từ đâu?

Cần phải chép kinh Địa Tạng từ đâu?

Hiện nay, có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng tiếng Việt, điển hình như bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Thượng tọa Thích Nhật Từ… Phật tử có thể chọn lựa chép kinh Địa Tạng theo bản nào cũng được. Vì phong cách hành văn của các dịch giả tuy khác nhau, nhưng nội dung lời dạy trong kinh không khác biệt.

Như vậy, có lẽ Phật tử đã được giải tỏa thắc mắc chép kinh Địa Tạng từ đâu. Tiếp đến, khi chép kinh, người viết cần giữ ba nghiệp thanh tịnh: tay viết, miệng đọc, đầu suy nghĩ. Như vậy, chúng ta sẽ có được sự tập trung vào lời kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc.

Trước khi đi vào vấn đề chép kinh Địa Tạng từ đâu, chúng ta cần hiểu công việc này có lợi ích gì Trước khi đi vào vấn đề chép kinh Địa Tạng từ đâu, chúng ta cần hiểu công việc này có lợi ích gì

Phật tử có thể khuyến khích những người xung quanh cùng chép kinh. Hành động cao quý do chính tay mình làm, bảo người khác làm, hay vui mừng trước việc làm lành của người khác, đều mang lại công đức. Do đó, chúng ta truyền cảm hứng cho nhiều người cùng tham gia chép kinh là một cách nhân rộng mầm thiện ra cộng đồng.

Đến với kinh Địa Tạng, chúng ta có dịp học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng. Ngoài ra, hiếu thảo cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong kinh, Phật tử cần nương theo những lời dạy ấy để làm tròn nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ và ông bà.

Xem thêm bài viết chi tiết về Công đức chép kinh Địa Tạng

Thỉnh sổ chép kinh Địa Tạng ở đâu?

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Đặc biệt là kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, xem tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

1