Xem thêm

Bài vị thờ gia tiên và cách lập bài vị chuẩn phong thủy

Phap Ngo Thich
Tìm hiểu về bài vị thờ gia tiên và ý nghĩa của bài vị trong thờ cúng Trên bàn thờ gia tiên thường có sự xuất hiện của chiếc bài vị thờ cúng. Đây không...

Tìm hiểu về bài vị thờ gia tiên và ý nghĩa của bài vị trong thờ cúng

Trên bàn thờ gia tiên thường có sự xuất hiện của chiếc bài vị thờ cúng. Đây không chỉ là vật dụng thờ cúng tâm linh mà còn là biểu tượng cho lòng hiếu kính, sự hoài niệm của con cháu trong gia đình. Hãy cùng khám phá cách lập bài vị chuẩn phong thủy nhé!

Bài vị thờ gia tiên là gì?

Bài vị là một tấm thẻ bằng gỗ dùng để ghi tên, chức tước, năm sinh, năm mất của người đã khuất. Bài vị là vật thờ cần thiết trong những gia đình là con trưởng hoặc phòng thờ dòng họ, từ đường.

Bài vị có 2 loại chính là bài vị gia tiên và bài vị cửu huyền thất tổ. Trong đó, cửu huyền thất tổ thường được thờ trong nhà thờ tổ hoặc từ đường.

Cửu huyền thất tổ có nghĩa là 9 đời trong thế hệ một gia đình. Thờ cúng cửu huyền thất tổ chính là thờ phụng tổ tiên; là tấm lòng kính trọng các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dạy dỗ và phù hộ cho con cháu đời sau.

Bài vị thờ gia tiên Caption: Bài vị thờ gia tiên

Ý nghĩa tục lệ thờ cúng bài vị gia tiên

Bài vị cũng có chức năng tương tự như di ảnh, dùng để ghi tên người, chức danh và ngày tháng năm sinh, tử của người đã khuất trong gia đình. Trong quá khứ, khi công nghệ chụp ảnh chưa được phát triển, tấm bài vị thờ gia tiên đã trở thành đồ linh thiêng của con cháu. Khi gia đình phải di dời đi nơi khác, tấm bài vị thờ tổ tiên luôn là vật được mang đi đầu tiên.

Bài vị là vật phẩm mang đậm tín ngưỡng của người Á Đông, do đó thường được làm từ những loại gỗ quý và hiếm. Bài vị là một trong những đồ thờ cúng có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Thờ cúng bài vị gia tiên là cách tưởng nhớ những người đã khuất và giáo dục con cháu đời sau mãi ghi nhớ công ơn của thánh thần, gia tiên.

Ý nghĩa thờ cúng bài vị gia tiên Caption: Ý nghĩa thờ cúng bài vị gia tiên

Cách viết và lập bài vị trên bàn thờ gia tiên

Bài vị gia tiên là vật dụng quan trọng có ý nghĩa trong phong thủy thờ cúng. Vì vậy, gia chủ nên lưu ý về nội dung và chữ viết trên bài vị để có thể thờ cúng chu đáo và tươm tất.

Nội dung cần có trên bài vị

Ngoài phần khung bên ngoài, phần trong lòng của bài vị rộng từ 3-4cm là nơi để viết nội dung. Chữ viết trên bài vị thường được viết bằng chữ Hán theo chiều dọc từ trên xuống, từ trái qua phải. Ở giữa là tên người được thờ, hai bên là vai vế hoặc năm sinh, mất của người đó. Hàng chính giữa ghi vai vế của người đã khuất.

Ví dụ: cha phải viết là hiển khảo; ông nội phải viết là tổ khảo; bà cố viết là tằng tổ tỷ; ông sơ là cao tổ khảo. Tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là họ tên của người được thờ bao gồm tên húy hoặc tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy nếu có. Hai bên của bài vị thường ghi năm sinh, mất của người quá cố.

Chữ viết trên bài vị

Số chữ viết trong nội dung phải đạt chuẩn tín ngưỡng, tức là số chữ phải chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 dư 3, căn cứ theo cách đếm theo thứ tự 4 chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính.

Ngoài ra, trong nội dung viết cần có vị trí, vai vế, chức danh của người đã mất kèm theo đó là ngày tháng năm sinh và tử của họ mới đầy đủ.

Các chữ số trên bài vị phải có tổng chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 dư 3, không được dư 1 hoặc dư 2, theo cách đếm theo thứ tự 4 chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính. Nếu là người nam thì phải vào chữ Linh, người nữ phải vào chữ Thính.

Vai vế trên bài vị

Trên bài vị cần chú ý ghi vai vế thờ cúng của những người được thờ cúng trong nhà, dòng họ. Ví dụ, B là người chủ cúng thì B thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời. Khi B mất, con B là C thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (B), C còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy, không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.

Bài vị được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng trên tủ thờ, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

Cách viết và lập bài vị thờ gia tiên Caption: Cách viết và lập bài vị thờ gia tiên

Các lưu ý khi lập bài vị thờ gia tiên đúng chuẩn

Chọn chất liệu gỗ làm bài vị

Như đã nói ở trên, bài vị gia tiên là vật phẩm có ý nghĩa tâm linh nên vật liệu làm nên bài vị cũng phải được chọn lọc kỹ lưỡng. Bài vị thường được làm bằng những loại gỗ quý dùng riêng cho việc sản xuất đồ thờ cúng như gỗ mít, gỗ hương, gỗ gụ, và nhiều loại gỗ khác.

Bài vị dù được làm từ các loại gỗ phổ thông hoặc cao cấp đều tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho không gian thờ cúng. Tuy nhiên, gia chủ cũng nên chọn mẫu bài vị thờ cúng đẹp, phù hợp với không gian thờ tự và nguồn kinh phí sẵn có mà không nên quá phá hoại tài chính.

Chọn chất liệu gỗ bài vị Caption: Chọn chất liệu gỗ bài vị

Chọn kích thước bài vị

Kích thước bài vị gia tiên sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, kích thước bài vị phải tỉ lệ với diện tích bàn thờ cũng như gian phòng thờ. Tuy nhiên, kích thước quy chuẩn của bài vị gia tiên cũng đã được nghệ nhân đúc kết từ nhiều năm làm nghề.

Theo quan niệm từ xa xưa, kích thước bài vị ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Vì vậy, chúng ta nên lựa chọn tấm bài vị có kích thước chuẩn, phù hợp với tín ngưỡng để mang lại sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ.

Dưới đây là kích thước thông dụng nhất dành cho bài vị gia tiên:

  • Trong lòng bài vị để viết chữ cần rộng từ 3-4cm
  • Khung chiều dài trong lòng từ 13-21cm
  • Chiều cao tổng thể: 61cm, 47cm, 69cm
  • Chiều ngang chân đế: 21cm, 23cm

Đây chỉ là kích thước thông dụng nhất cho bài vị gia tiên. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể đặt làm bài vị theo kích thước mong muốn, miễn sao phù hợp với phong thủy thờ cúng của người Việt Nam.

Chọn kích thước bài vị gia tiên phù hợp Caption: Chọn kích thước bài vị gia tiên phù hợp

Giới thiệu các mẫu bàn thờ gia tiên đẹp mắt

Bàn thờ gia tiên là nơi trang hoàng và chú trọng nhất trong một ngôi nhà. Do đó, từ bộ đồ thờ cho tới các vật phẩm như di ảnh, bài vị đều được chọn lựa chỉnh chu. Hãy cùng xem qua các mẫu đồ thờ gia tiên gốm sứ Bát Tràng cao cấp đang được ưa chuộng nhé!

Bộ đồ thờ gia tiên men lam truyền thống

Men lam là loại men có từ rất lâu đời tại làng gốm Bát Tràng. Với màu sắc đơn giản và trang nhã, men lam rất thích hợp trang trí bên ngoài các sản phẩm đồ thờ gốm sứ cao cấp.

Dòng sản phẩm đồ thờ men lam rất được ưa chuộng vì đây là màu men đã có từ lâu đời, chứa đựng những giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông ta.

Bộ đồ thờ gia tiên men lam truyền thống Caption: Mẫu đồ thờ gia tiên men lam truyền thống

Bộ đồ thờ gia tiên men rạn cổ điển

Men rạn là một trong năm loại men cổ của Bát Tràng. Sản phẩm được nung ở nhiệt độ cao khoảng 1300 độ C, giúp xương gốm chín đến, men trôi nhưng vẫn tạo ra vết nứt mờ mờ. Những vết rạn mờ mờ này tạo nên những mẫu đồ thờ men rạn độc đáo mang nét cổ điển.

Bộ đồ thờ gia tiên men rạn cổ điển Caption: Mẫu đồ thờ gia tiên men rạn cổ điển

Dòng sản phẩm đồ thờ men ngọc bích

Men ngọc bích là loại men có từ thế kỷ 12-13. Màu men xanh ngọc bích tượng trưng cho vẻ quý phái và quyền quý, rất thích hợp để làm đồ thờ cúng trong các gia đình giàu có.

Màu men xanh ngọc bích thường được sử dụng để tráng bên ngoài các vật dụng trong bộ đồ thờ gia tiên. Bộ đồ thờ men ngọc cao cấp mang đến sự sang trọng và quý phái cho không gian thờ tự.

Đồ thờ gia tiên men ngọc bích dát vàng cao cấp Caption: Đồ thờ gia tiên men ngọc bích dát vàng cao cấp

Tham khảo: https://dothobattrang.vn

Nhìn chung, khi mua bài vị thờ gia tiên, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín và tham khảo cách lập bài vị sao cho phù hợp với phong thủy. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bài vị thờ cúng và các sản phẩm đồ thờ gia tiên và các vật phẩm phong thủy khác, hãy truy cập website dothobattrang.vn hoặc liên hệ hotline 0938 309 713 để được tư vấn.

1