Lời giới thiệu
Chào độc giả thân mến,
Pháp môn tu Thiền tông học, được dạy bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là một pháp môn không sử dụng các yếu tố vật lý để truyền đạt. Vì vậy, pháp môn này được xem là "tuyệt mật" trong Phật giáo. Do tính tuyệt mật đó, ít người thực sự hiểu pháp môn Tu Thiền tông học này.
Chúng tôi viết quyển sách "Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền tông" với mục đích chính:
- Trình bày cuộc đời của 36 vị Tổ sư Thiền tông một cách thực tế và khoa học.
- Không nhắc đến các yếu tố huyền bí và tưởng tượng liên quan đến Tổ sư Thiền tông như những tác phẩm đã được viết trước đây.
Vì sao phải giữ tính thực tế và khoa học như vậy?
Vì hiện nay, con người đã có trình độ văn minh cao hơn, kiến thức lớn hơn so với người xưa, và không ai chấp nhận những điều không thực tế hoặc huyền bí. Vì lẽ đó, chúng tôi không đề cập đến những yếu tố linh thiêng và huyền bí trong cuốn sách này, để giữ cho pháp môn Thiền tông học đúng giá trị thực của nó.
Hiện nay, các nhà khoa học, nhà vật lý học, nhà bác học và những người có trình độ cao không chấp nhận những câu chuyện huyền bí linh thiêng mà người xưa kể. Bởi vì các hiện tượng xảy ra hằng ngày đều có cơ sở lý thuyết vật lý rõ ràng và khoa học.
Người tu theo pháp môn Thiền tông phải hiểu rằng:
- Ai tu sử dụng nhân duyên vật lý sẽ có kết quả theo chiều vật lý, tức là sẽ bị luân hồi.
- Mọi hành động trong vật lý đều có kết quả theo vật lý.
- Người tu không sử dụng những yếu tố vật lý, tức là từ bỏ vật lý, Đức Phật gọi đó là "Vô trụ với vật lý", tức là giải thoát. Phần giải thoát này có công thức rõ ràng, không phải là điều không thực tế. Nếu bạn muốn thử thực tế pháp môn Thiền tông học này, hãy thử như sau:
- Làm cho tâm vật lý của bạn thanh tịnh và yên tĩnh. Khi bạn thực hành đúng cách, bạn sẽ cảm nhận sự kỳ diệu của Thiền tịnh.
- Ban đầu, cho rằng thân tâm vật lý của bạn không tồn tại.
- Sau đó, bạn sẽ cảm nhận một biển nước bao la.
- Khi tâm bạn trở nên thuần thục, bạn sẽ được hút vào một không gian bao la.
- Khi bạn được hút vào không gian đó, bạn sẽ nghe thấy và nhìn thấy như sau:
- Thấy một không gian vô tận.
- Nghe thấy âm thanh tràn ngập.
- Khi bạn muốn phát ra tiếng, âm thanh của bạn tự nhiên vang lên khắp mọi nơi.
- Biết rằng không có chỗ nào thiếu trong không gian bao la đó.
- Trong không gian tràn đầy ánh sáng đó, nhờ "điện từ quang" tự nhiên, tất cả những khả năng nhìn thấy, nghe thấy, nói chuyện, biết được "vận chuyển" khắp nơi.
Những điều trên trở thành sự thật vì chúng không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn của vật lý.
Đây là những căn bản của người tu theo Thiền tông phải hiểu và thực hành đúng để đạt được kết quả. Tuy vậy, hiện nay nhiều người tu theo đạo Phật không tu để giác ngộ và giải thoát, mà tu để tìm chức vụ hoặc cuộc sống an nhàn vật chất. Vì vậy, họ bị ràng buộc bởi những yếu tố vật chất và không thể thoát khỏi sự luân hồi. Bệnh của người tu hiện nay là ám ảnh bởi việc tu nhiều năm để khoe khoang cho người khác và được người khác tôn trọng. Đây chính là bản chất của vật chất.
Mục đích của chúng tôi khi viết cuốn sách này là:
- Giới thiệu danh sách 36 vị Tổ sư Thiền tông của 3 quốc gia đã có "Mạch nguồn Thiền tông" đi qua.
- Trình bày những bài kệ của các vị Tổ sư Thiền tông khi trình bày với Đức Phật và với nhau. Đặc biệt, bài kệ mà Đức Phật truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp, được các vị Tổ sư Thiền tông dùng làm chuẩn để truyền lại Bí mật Thiền tông cho những vị tiếp theo. Đúng như chính từ, dòng Thiền tông này phải chảy theo dòng của nó. Vì dòng riêng đó, các vị Tổ sư Thiền tông nói là "Giáo ngoại biệt truyền", tức là truyền ngoài kinh điển thông thường. Nếu bạn muốn hiểu rõ pháp môn Thiền tông học này, hãy đọc các cuốn sách mà chúng tôi đã xuất bản.
Quyển sách này chỉ nói về một đề tài, nhưng nó quý giá vô cùng. Đầu tiên, người đứng ra dạy pháp môn Thiền tông học này là Thái tử Tất Đạt Đa, con trai của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da, của nước Ca Tỳ La Vệ. Khi Ngài tu "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh", Ngài được hiểu là Phật Thích Ca Mâu Ni, và Ngài đã truyền pháp môn tu này. Đó là lý do tại sao người Trung Hoa gọi Ngài là vị thủy Tổ của pháp môn Thiền tông học này.
Nguyễn Nhân (Nguyễn Công Nhân) - người sưu tầm, biên soạn và viết cuốn sách này.