Trong tín ngưỡng dân gian, ông thọ (Thọ tinh công) còn được gọi là Nam Cực tiên ông. Ông thọ được tạo hình như một ông già râu tóc bạc trắng, lông mày dài, trán hói và dô cao lồi hẳn ra bên ngoài, tay trái chống gậy, tay phải cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm con hạc. Tất cả những vật phẩm bên mình của ông thọ đều mang ý nghĩa phong thủy, biểu tượng cho sự trường thọ và cát tường. Vì vậy, rất nhiều người đã thỉnh tượng ông thọ về thờ cúng với mong muốn tốt lành.
Ý nghĩa tượng ông Thọ đào trong phong thủy người Việt
Giải mã ý nghĩa của việc thờ cúng tượng ông thọ bằng gỗ
Ý nghĩa tượng ông Thọ đào trong phong thủy người Việt
Trước khi thờ cúng tượng ông thọ, gia chủ cần tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách thờ cúng để tránh “phạm” phải những điều cấm kỵ.
Thọ tinh công bắt nguồn từ một chòm sao
Ban đầu, hình tượng ông thọ mà mọi người thờ cúng xuất phát từ sự sùng bái của người cổ đại đối với vì tinh tú trên bầu trời. Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, chương "Thiên Quan thư" có ghi chép: tại Tây cung Lang có 1 ngôi sao lớn, gọi là sao Nam cực Lão nhân, khi sao Lão nhân xuất hiện, đất nước yên ổn, còn khi sao không xuất hiện thì có binh biến. Vì vậy, xem sao Nam cực Lão nhân là sao chưởng quản cả quốc gia vận mệnh, cả số mệnh dài ngắn của vua. Về sau, Nam cực Lão nhân chưởng quản cả số mệnh dài ngắn của mọi người trong thiên hạ.
Tượng ông thọ qua các thời kỳ
Trong thời Đông Hán, Thọ tinh được nhân thần hóa và có hình dáng của một lão nhân cầm gậy dài. Đến thời Nam Tống, hình tượng Thọ tinh đứng bên cây trượng dài quá đầu, thân trượng vặn vẹo hình dáng kỳ lạ. Rồi đến thời Minh, xuất hiện hình ảnh ông thọ với hình dáng đầu dài, mình ngắn.
Từ thời Ngụy Tấn trở về sau, hình ảnh Thọ tinh công cầm trượng có nhiều thay đổi, từ trượng có khắc hình chim cưu đổi thành gậy gỗ đào, bởi quan niệm gỗ đào có thể trừ bệnh, giữ cho thân thể cường tráng, diên niên ích thọ. Như vậy, từ một vương trượng biểu trưng cho quyền lực vương giả, cây gậy trên tay ông trở thành gậy gỗ đào kì diệu. Bởi vậy, đây được xem là vật trường thọ cát tường luôn đi cùng với hình tượng ông thọ ngày nay.
Qua các thời kỳ, tượng ông thọ có nhiều thay đổi từ hình dáng, thần thái cho tới những vật phẩm đi kèm. Khi lựa chọn tượng ông thọ, người dân có rất nhiều lựa chọn sao cho phù hợp với mong muốn thờ cúng tượng thọ công của mình và gia đình.
Ngoài ra, khi thờ cúng, không chỉ thờ riêng biệt tượng ông thọ mà thường thờ cùng lúc tượng tam đa Phúc - Lộc - Thọ. Vì vậy, cần lưu ý trong cách lựa chọn tượng và bài trí tượng sao cho hợp phong thủy, hợp tuổi gia chủ... Chỉ như thế mới mang lại những điều tốt lành cho gia chủ và những người thân trong gia đình.
Tượng ông thọ với nét đẹp độc đáo và ý nghĩa phong thủy.
Hình ảnh tượng ông thọ biểu tượng cho sự trường thọ và cát tường.
Việc thờ cúng ông thọ không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực và mang lại sự may mắn cho gia chủ. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa và nguồn gốc của tượng ông thọ trong tín ngưỡng dân gian.