Xem thêm

Tứ Như Ý Túc: Bốn pháp thiền định giúp cho hành giả thành tựu

Phap Ngo Thich
[Ảnh: Ngồi thiền] Từ nơi Tứ niệm xứ mà khởi tâm tu tập, ta thấy được mọi giả tướng trên đời, nên quyết tâm từ bỏ điều xấu, nhiệt tâm tu tập những điều lành....

Ngồi thiền [Ảnh: Ngồi thiền]

Từ nơi Tứ niệm xứ mà khởi tâm tu tập, ta thấy được mọi giả tướng trên đời, nên quyết tâm từ bỏ điều xấu, nhiệt tâm tu tập những điều lành. Điều này là nền tảng quan trọng để ta tiến lên trên con đường đạo, mong đến ngày thành tựu được như ý. Con đường ta đã phát tâm vạch ra, quyết tâm dõng mãnh một mực mà tiến lên, kết quả đến như ý mới thôi.

Như vậy, hành giả nên tu học thêm "Tứ Như Ý Túc" cũng là một trong những môn của Đạo Đế dưới đây.

Xem thêm:

Định nghĩa: Tứ Như Ý Túc

Là bốn pháp thiền định, đó là bốn phương tiện giúp cho hành giả thành tựu được chánh định (Thiền định). Gọi là phương pháp tập định cũng đúng, bởi chúng giúp hành giả đạt được những gì mà họ mong muốn. Từ "túc" có nghĩa đen là đầy đủ, là nơi nương tựa. Bốn phương pháp này là nền tảng để hành giả thành tựu các công đức thiền định.

Theo Luận Câu xá dạy, những món linh diệu, thần thông như ý đều xuất phát từ nơi tâm của mình. Khi thành tựu trọn vẹn những pháp môn thiền định, tâm sẽ phát ra thần thông như ý. Vì vậy, chúng còn được gọi là Tứ Như Ý Túc hay Tứ Thần Túc.

Tu tập bốn định này thành tựu, những công đức linh diệu thù thắng sẽ phát sinh.

Nội dung của Tứ Như Ý Túc

1) Dục Như Ý Túc:

Nghĩa chữ "dục" là mong muốn, mong muốn cho được sự thành tựu, muốn tha thiết đạt cho kỳ mới thôi. "Dục như ý túc" không phải là tham dục, là dục vọng của thế gian. Đúng đắn chúng ta nhận thức rằng mong muốn ở đây là tha thiết mong muốn vượt qua vòng sanh tử luân hồi. Hành giả mong muốn được sự gia hộ của Tam Bảo, siêng năng tập thiền định để sinh ra trí tuệ, thành tựu được công đức, tiêu trừ vọng tưởng phiền não, cứu cánh an vui Tịnh độ Niết bàn. Sự mong muốn này khác xa với sự mong muốn dục lạc ở thế gian, tham lam dục lạc, mong muốn của thế gian là của sự phóng dật vô minh, của thú tánh sai lầm, làm quả nhân cho luân hồi.

Ngược lại, sự mong muốn tu tập thiền định, sự mong muốn đạt được công đức linh diệu thù thắng như ý do thiền định sanh ra, sẽ cứu vớt chúng ta vượt qua khổ đau sanh tử, đến Niết bàn Tịnh độ an vui. Cái dục này, cái sự mong muốn này thanh cao hơn, vĩ đại hơn, chỉ có các bậc có ý chí xuất trần mới thành tựu được pháp định này.

2) Tinh Tấn Như Ý Túc:

Tinh tấn là nghĩa siêng năng, siêng năng không ngừng nghỉ cho đến khi thành công như ý mới thôi. Điều này chỉ đến phần thực hành để thành công sau khi đã ước muốn. Đức Phật dạy rằng, "Như người kéo cây lầy lửa, cây chưa nóng đã ngừng, tuy muốn được lửa nhưng khó thể được". Chúng ta không chỉ ngồi mà ước mong suông, mà phần thực hành tinh tấn là phép mầu để chúng ta thành công như ý. Cần kiên trì, sức kiên trì dõng mãnh làm cho sự tinh tấn phát huy, sự kết quả như ý chắc chắn không xa. Vì vậy, gọi là Tinh Tấn Như Ý Túc.

3) Nhất Tâm Như Ý Túc:

Nhất tâm nghĩa là tâm được chuyên nhất vào cảnh định rồi, vọng tưởng, tạp niệm, lăn xăn, phiền não không còn trong tâm nữa. Đối trị được tán loạn, hành giả tập trung thiền định như vậy rồi. Từ cảnh định, tâm sẽ phát sinh tuệ giác, tuệ giác sẽ đem lại giác ngộ. Do đó, được gọi là Nhất Tâm Như Ý Túc. Khi chế phục được sự tán loạn của tâm, hành giả sẽ có một năng lượng phi thường. Chế tâm nhất xứ vô sự bất biện.

4) Quán Như Ý Túc:

Quán nghĩa là quán sát. Từ nhất tâm đã đến, có thể dùng trí tuệ quán thông các pháp mình đang tu tập. Nhờ đó, trí tuệ này soi suốt các pháp, tiêu diệt vô minh vọng tưởng của kiến hoặc, tư hoặc. Chỉ có trí tuệ quán chiếu mới diệt tận phiền nào vọng tưởng, giác ngộ như ý. Chân lý của các pháp cũng phải nhờ vào trí tuệ quán sát này để thông suốt, nên mới gọi là Quán Như Ý Túc.

Ý nghĩa và diệu dụng của Tứ Như Ý Túc

Bốn món Dục, Tinh tấn, Nhất tâm, Quán được gọi là như ý vì tất cả công đức lành sanh ra cho hành giả tu hành nhờ những phương pháp hợp lý này. Hành giả chuyển từ cái nhân hữu lậu sang cái nhân vô lậu, đều lấy bốn nền tảng căn bản này mà thành tựu vượt bực.

Bắt đầu từ sự mong muốn (Dục) mới phát tâm nổ lực một cách dõng mãnh (Tinh tấn) không ngừng nghỉ. Từ đó chế phục được sự điên đảo tán loạn của tâm (Nhất tâm), chế phục được tâm là định, định lực phát sanh trí tuệ, dùng tịnh trí quán chiếu (Quán) chiếu phá triệt để tiêu diệt vô minh vọng tưởng, khi vô minh phiền não hết, thoát ly khổ đau sanh tử, thân tâm thông dong tự tại, tức là Tịnh độ- Niết bàn.

Lúc đó có thể nói: nhất tâm là gốc sanh ra muôn công đức lành. Sức tự tai là gốc của thần thông diệu dụng.

Quá khứ không truy tầm. Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận. Tương lai lại chưa đến. -0-0-0- Chỉ có pháp hiện tại. Tuệ quán chính là đây. Không động không rung chuyển. Biết vậy nên tu tập. -0-0-0- Hôm nay nhiệt tâm làm. Ai biết chết ngày mai. Không ai điều đình được. Với đại quân thần chết. -0-0-0- Trú như vậy nhiệt tâm. Đêm ngày không mệt mỏi. Xứng gọi Nhất dạ Hiền. Bậc an trụ trầm lặng.

Thích Đồng Quảng

1