Bồ Đề Tổ Sư, người thầy đầu tiên của Tôn Ngộ Không, là một cao thủ của Đạo Giáo, tinh thông pháp thuật. Sống ẩn dật dưới hạ giới tại Tây Ngưu Hạ Châu, trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Nhờ ông, Tôn Ngộ Không trở thành nhân vật nổi tiếng hàng đầu trong Tam giới.
Hình 1: Tạo hình nhân vật Bồ Đề Tổ Sư và Tôn Ngộ Không trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Như Lai, người đứng đầu Phật giáo, là vị thần cấp cao nhất đã đạt đến cảnh giới của thánh nhân. Sức mạnh của ngài mạnh đến mức ngay cả Thái Thượng Lão Quân - người đứng đầu Đạo giáo cũng phải kính nể. Vậy giữa Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai, sức mạnh của ai cao hơn?
Có người cho rằng pháp lực của Bồ Đề Tổ Sư hiển nhiên cao hơn Như Lai. Có thể thấy điểm này từ thái độ của Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai đối với Tôn Ngộ Không. Khi Bồ Đề Tổ Sư đuổi Tôn Ngộ Không xuống núi, ông đã cảnh cáo Tôn Ngộ Không không được tiết lộ danh tính của sư phụ, nếu không sẽ bị lột da róc xương, hồn phi phách tán.
Bồ Đề Tổ Sư có thể lột da và róc xương của Tôn Ngộ Không, và khiến hắn hồn phi phách tán, điều này cho thấy sức mạnh của ngài vượt xa đồ đệ. Mặt khác, Tôn Ngộ Không làm náo loạn thiên cung, khi Như Lai trấn áp hắn cũng không trực tiếp ra tay, mà chỉ đánh cược lừa "Đại Thánh" vào lòng bàn tay, sau đó nhân cơ hội nhốt dưới núi ngũ hành.
Vậy tại sao Như Lai không trực tiếp ra tay trấn áp Tôn Ngộ Không?
Có câu nói rằng với sức mạnh của Như Lai, nếu ngài đối đầu trực diện với Tôn Ngộ Không, sẽ khó khuất phục hắn ta. Thử tưởng tượng xem, nếu Như Lai có thể dễ dàng khuất phục được Tôn Ngộ Không, tại sao phải dùng trí đánh cược và lừa hắn? Vì vậy, sức mạnh của Như Lai chỉ cao hơn một chút so với Tôn Ngộ Không.
Hình 2: Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai trong cuộc hội Lan Bồn.
Nếu thực lực của Bồ Đề Tổ Sư vượt xa Tôn Ngộ Không, mà Như Lai chỉ mạnh hơn một chút, như vậy thực lực của Như Lai tự nhiên không bằng Bồ Đề Tổ Sư. Phân tích này thoạt nhìn có vẻ hợp lý, nhưng sau khi suy luận cẩn thận, vẫn có hai vấn đề.
Một: Bồ Đề Tổ Sư có thể dễ dàng khuất phục được Tôn Ngộ Không trong thời kỳ dạy hắn pháp thuật, nhưng liệu ngài có thể dễ dàng khuất phục được Tôn Ngộ Không trong thời kỳ đại náo ở thiên cung không?
Trong khoảng thời gian đại náo ở thiên cung, Tôn Ngộ Không đã sở hữu vũ khí lợi hại của pháp khí là gậy như ý và ăn một lượng lớn linh dược cũng như đào tiên, trải qua thời gian luyện trong lò bát quái tôi luyện thành một cơ thể bất hoại, sức phòng thủ và sức tấn công được cải thiện rất nhiều, điều này không giống như khi hắn mới học pháp thuật.
Thứ hai: Khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Như Lai không trực tiếp trấn áp, chẳng lẽ thực lực không đủ sao? Rõ ràng trong thời kỳ thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, chỉ cần Như Lai phẩy tay là có thể khiến Tôn Ngộ Không quy phục.
Thật ra, Như Lai không phải thực lực yếu, mà là vì nể mặt Ngọc Hoàng mà thôi. Cứ thử tưởng tượng, Tôn Ngộ Không khiến thiên đình hết sức bất an, toàn bộ thần tiên không ai dám ra mặt đối đầu với hắn, nhưng khi Như Lai vừa đến liền lập tức hàng phục được Tôn Ngộ Không, Ngọc Đế làm sao còn mặt mũi? Vì vậy, ngài không còn cách nào khác ngoài việc đánh cược, điều này tương đương với việc nói với Ngọc Hoàng: Tôi cũng khó có thể đối phó với Hầu Vương mà chỉ dùng trí để thắng.
Trên thực tế, dựa theo bố trí ban đầu, thực lực của Bồ Đề Tổ Sư hiển nhiên không bằng Như Lai. Trong chương thứ tám của tác phẩm, tại hội Lan Bồn, có thể thấy manh mối từ những gì Như Lai đã nói với Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hình 3: Cuộc họp hội Lan Bồn với sự tham gia của Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai.
Khi ấy, Như Lai vừa nhốt Tôn Ngộ Không xuống dưới núi Ngũ Hành, vừa gọi chư Bồ Tát đến hội Lan Bồn. Tại cuộc họp, ngài nói với Bồ tát Quán Thế Âm và những người khác: "Ta xem trong bốn cõi đại bộ châu, con người lành dữ khác nhau. Tại Đông Thắng thần châu kính trời đất, có lòng hiền, Tây Ngưu Hạ Châu không tham ái; Bắc Cư lư châu hay sát sanh vọng ngữ, còn Nam Thiện bộ châu tham dâm dục, hay đâm chém, miệng lưỡi hung dữ độc ác. Nay ta có ba tạng chân kinh khá khuyên người lành".
Bồ Đề Tổ Sư, vị thần đứng đầu Đạo giáo, sống tại Tây Ngưu Hạ Châu, chịu sự cai quản của Như Lai. Đây chính là lý do Bồ Đề biết được Tôn Ngộ Không sau này sẽ gây rắc rối trong Tam giới, không muốn để hắn nhận là đệ tử của mình.
Hình 4: Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai - hai nhân vật quan trọng trong "Tây Du Ký".
Lời Như Lai nói là sự thật. Ngài tinh thông tuệ nhãn, có thể biết việc trong quá khư và tương lai, biết rõ tình hình Tây Ngưu Hạ Châu và cuộc sống ở các châu khác. Từ quan điểm này, thực lực của Như Lai hiển nhiên cao hơn Bồ Đề Tổ Sư.
Với sự kết hợp giữa các nhân vật này, "Tây Du Ký" trở thành tác phẩm kinh điển và thú vị bậc nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc.