Xem thêm

Tìm hiểu chi tiết thời kỳ Mạt Pháp theo quan niệm phật

Phap Ngo Thich
Phật Pháp trải qua 3 thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. I. Khái quát về các thời kỳ của Phật Pháp Phật Pháp được chia thành ba thời kỳ gồm: Chánh Pháp,...

thoi ky mat phap Phật Pháp trải qua 3 thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp.

I. Khái quát về các thời kỳ của Phật Pháp

Phật Pháp được chia thành ba thời kỳ gồm: Chánh Pháp, Tượng Pháp và thời Mạt Pháp. Các thời kỳ này được ghi chép trong các kinh không đồng nhất. Tuy nhiên, hầu hết những bậc cổ đức đều có xu hướng theo thuyết định: Chánh Pháp là 500 năm, Tượng Pháp là 1.000 năm và thời kỳ Mạt Pháp là 10.000 năm.

Về vấn đề này, các kinh luận cũng có sự ghi nhận khác nhau đã tạo nên 4 thuyết gồm:

  • Kinh Đại Bi cho rằng thời kỳ Chánh Pháp là 1.000 năm, Tượng Pháp 1.000 năm và Mạt Pháp 10.000 năm.
  • Thuyết kinh Đại Thừa Tam Tụ Sám Hối ghi nhận thời Chánh Pháp và Tượng Pháp tồn tại 500 năm.
  • Theo thuyết kinh Bi Hoa thì thời Chánh Pháp tồn tại 1000 năm, Tượng Pháp 500 năm.
  • Đại Tập Nguyệt Tạng, Hiền Kiếp và Ma Ha Ma Gia thì lại cho rằng Chánh Pháp 500 năm và Tượng Pháp 1.000 năm. Trong khi đó, từ cổ kim cho đến nay chư Tổ sư đều thống nhất rằng: Thuyết chánh pháp là 500 năm, tượng pháp là 1.000 năm và Mạt Pháp là 10.000 năm theo kinh Đại Bi.

Trong thời kỳ Chánh Pháp - chánh tức là chứng, dù cho Đức Phật đã diệt độ thì Pháp nghi vẫn không thay đổi. Khi có đủ các yếu tố: giáo pháp, sự hành trì và người chứng đắc quả vị thì đó chính là thời Chánh Pháp (hay còn được gọi là thời kỳ “Thiền Định kiến cố”).

Trong thời Tượng Pháp - tượng tức là biểu tượng, mặc dù có giáo pháp và sự hành trì nhưng số người chứng đắc quả vị lại rất ít. Theo đó, thời kỳ này còn được mệnh danh là thời kỳ “tự miếu kiên cố”.

Trong thời Mạt Pháp - mạt tức là suy yếu, hay còn được gọi là thời kỳ “đấu tranh kiên cố”. Theo đó, thời kỳ này Phật Pháp trở nên suy tàn, tuy có giáo pháp nhưng lại không có sự hành trì, không có người chứng đắc quả vị.

II. Những thông tin liên quan đến thời kỳ Mạt Pháp

thoi ky mat phap Thời kỳ Mạt Pháp là thời có giáo lý nhưng không có người chứng đạo.

Như đã nói ở trên, tại thời kỳ Chánh Pháp thì Ðức Thế Tôn tuy đã nhập diệt nhưng pháp nghi chưa cải. Do đó, có giáo lý, có kẻ hành trì và có nhiều người chứng quả.

Trong khi đó, “tượng” tức là mường tượng nên thời Tượng Pháp, đạo hóa chỉ còn mường tượng và pháp nghĩ lệch lạc.

Đến thời Mạt Pháp (nghĩa là vi mạt) thì đạo hóa suy vi. Do đó, dù cho có giáo lý nhưng rất ít người hành trì đúng pháp hay chứng đạo.

Nhơn Vương Kinh Sớ đã khái quát 3 thời kỳ này qua câu nói sau:“Có giáo lý, có hành trì, có quả chứng, gọi là chánh pháp. Có giáo lý, có hành trì không quả chứng, gọi là tượng pháp. Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng, gọi là mạt pháp”.

III. Dự đoán của Phật Thích Ca Mâu Ni về thời Mạt pháp

thoi ky mat phap Phật Thích Ca Mâu Ni tiên tri về tương lai của Phật Pháp khi đến thời Mạt Pháp.

“Phật thuyết pháp diệt tận kinh” được xem là tác phẩm kinh điển của nhà Phật. Theo quan điểm của đa số thì tác phẩm này được dịch vào thời Lưu Tống. Theo đó, trong tác phẩm “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” đã ghi lại lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni về những thay đổi sẽ diễn ra sau khi ngài nhập niết bàn.

Lúc đó, tại Kuśinagara của Ấn Độ Cổ, có rất nhiều tín đồ, dân chúng đến tụ tập ở xung quanh Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, dù cho chúng sinh chắp tay bái thì ngài vẫn im lặng không nói gì, đặc biệt là ánh hào quang cũng không xuất hiện.

Điều này là hoàn toàn khác so với trước đó. Bởi lẽ trước đó, Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở dưới cội bồ đề khai ngộ, truyền giảng pháp được 49 năm và mỗi khi ngài giảng pháp thì phật quang sẽ hiện ra.

Tôn giả A Nan - một trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc ấy cảm thấy không hiểu nên đã hỏi ngài nguyên do. Tuy nhiên, sau ba lần thỉnh cầu thì Phật Thích Ca Mâu Ni mới đưa ra câu trả lời. Trong đó, một phần nội dung của câu trả lời đã đã được đề cập trong phần “Phật thuyết pháp diệt tận kinh”.

Ngài nói rằng: sau khi ngài ly thế cũng chính là thời kỳ mạt pháp vì phật pháp mà ngài truyền sẽ bị suy tàn, diệt vong. Bởi lẽ, ngài là bậc giác ngộ đại trí đại huệ nên hiểu rõ vận mệnh pháp mà ngài truyền giảng.

IV. Chỉ cầu nhờ nơi Đức Phật mà không tu giới luật

thoi ky mat phap Những chỉ dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni trong tác phẩm kinh điển “Pháp diệt tận kinh”.

“Pháp diệt tận kinh” ghi rằng: “Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinh, vô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu ni, vô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng.”

Lý giải: Chúng sinh chỉ tham lam tiền tài vật chất, lo tích lũy để giàu, cũng không tu phúc đức chân chính. Có kẻ còn bắt đầu buôn bán nô tỳ, bắt nô tỳ cày ruộng trồng trọt, sưu cao thuế nặng. Ngoài ra còn đốt phá rừng, làm tổn hại sinh mạng chúng sinh, không còn một chút thiện tính từ bi nào nữa.

V. Những biến đổi dị thường diễn ra trong xã hội

thoi ky mat phap Phật Thích Ca Mâu Ni dự đoán về những biến đổi dị thường trong xã hội tương lai.

Thứ nhất: “Thủy hạn bất điều ngũ cốc bất thục, dịch khí lưu hành tử vong giả chúng”. Điều này được lý giải là tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra thường xuyên, ngũ cốc không chín và bệnh dịch làm chết nhiều người.

Thứ hai: “Ác nhân chuyển đa như hải trung sa, thiện giả thậm thiểu nhược nhất nhược nhị”. Câu nói này hàm ý cho việc đạo đức xã hội suy đoài, người ác thì nhiều mà người lương thiện thì ít.

Thứ ba: “Kiếp dục tận cố, nhật nguyệt chuyển đoản, nhân mệnh chuyển thúc: tứ thập đầu bạch, nam tử dâm điệt, tinh tận yểu mệnh, hoặc thọ lục thập; nam tử đoản thọ, nữ nhân thọ trường, thất bát cửu thập, hoặc chí bách tuế. Đại thủy hốt khởi, thốt chí vô kỳ, thế nhân bất ngôn, cố vi hữu thường. Chúng sinh tạp loại, bất vấn hào tiện, một nịch phù phiêu, ngư miết thực đạm”.

Lời này là dự đoán cho thời mạt kiếp thì mặt trăng mặt trời luân chuyển làm thời gian ngắn lại hơn. Do đó, tuổi thọ của con người cũng ngắn lại. Theo đó, người 40 tuổi mà tóc đã bạc, già trước tuổi. Còn nam giới vì dâm dục phóng túng, tinh lực cạn kiệt nên tuổi thọ nữ giới sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, xuất phát từ lòng từ bi, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách cứu cánh cho nhân loại ngày nay là khi “Chuyển Luân Thánh Vương” (thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”, xưng là “Di Lặc”) một vị Như Lai với thần thông quảng đại, sở hữu năng lực lớn nhất trong vũ trụ sẽ hạ thế truyền Pháp độ hết thảy chúng sinh các giới.

Đây chính là thiên cơ trọng yếu để người đời sau có thể sáng suốt để tự cứu lấy mình khỏi kiếp nạn và hướng về kỷ nguyên mới của lịch sử.

Trên đây là những thông tin về thời kỳ Mạt Pháp mà Vật phẩm Phật giáo đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu thêm về những khía cạnh của Phật giáo.

Vật phẩm Phật giáo là đơn vị chuyên cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận, luôn tuân thủ theo truyền thống Phật giáo.

1