Xem thêm

Thập Bát La Hán: Những Siêu Nhân Của Phật Giáo

Phap Ngo Thich
Thập bát La hán (chữ Hán: 十八羅漢) là danh xưng được dùng trong các giai thoại về các vị A-la-hán trong Phật giáo Đại thừa. Hình tượng 18 vị La hán là một chủ đề...

Tượng 18 vị La hán tại chùa Tây Lai, California (Hoa Kỳ).

Thập bát La hán (chữ Hán: 十八羅漢) là danh xưng được dùng trong các giai thoại về các vị A-la-hán trong Phật giáo Đại thừa. Hình tượng 18 vị La hán là một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc và Việt Nam.

Khái lược

Một bức họa vẽ hình tượng La hán Asita thời nhà Thanh. Góc trên bên phải là lời đề được cho là của hoàng đế Càn Long.

Trong kinh điển Phật giáo sơ kỳ, trong một số kinh văn có ghi chép lại lớn tán dương của Thích-ca Mâu-ni về một số đệ tử Thanh văn nổi bật những khía cạnh vượt trội. Một số được công nhận đã đắc quả vị A-la-hán. Sau khi Phật nhập diệt, số lượng A-la-hán được ghi nhận trong Đại hội kết tập lần thứ nhất là 500 người, nhưng chỉ có vài vị chủ chốt được nhắc tên, vẫn thể hiện vai trò bình đẳng trong Tăng đoàn.

Danh vị của 4 vị La hán cao đệ được nhắc đến đầu tiên qua các kinh văn Đại thừa, gồm Pindola, Kundadhana, Panthaka và Nakula, tương truyền được Phật di chúc truyền bá đạo pháp trong nhân gian, trong khi chờ đợi sự ra đời của Di lặc. Sự xuất hiện sớm nhất của các vị La hán tại Tr

1