Xem thêm

Pháp Tu Nào Phù Hợp Nhất Với Bạn?

Phap Ngo Thich
Bạn có từng tự hỏi pháp tu nào là phù hợp nhất với bạn? Trên thực tế, không có pháp nào cao hơn pháp khác, không pháp nào thấp hơn pháp khác. Một pháp đơn...

Bạn có từng tự hỏi pháp tu nào là phù hợp nhất với bạn? Trên thực tế, không có pháp nào cao hơn pháp khác, không pháp nào thấp hơn pháp khác. Một pháp đơn giản có thể hiệu lực hơn nếu nó phù hợp với căn cơ của bạn. Nếu bạn không tìm ra pháp môn phù hợp, bạn sẽ không nhận được lợi ích thực sự. Điều này cũng giống như khi bạn bị đau đầu, bạn cần tìm loại thuốc chữa đau đầu phù hợp để uống. Nếu bạn uống thuốc chữa đau bụng thì sẽ không giải quyết được vấn đề đau đầu, mà lại đau hai chỗ cùng một lúc.

Pháp tu phù hợp Pháp tu phù hợp với bạn

Vì lòng từ bi của chư Phật, mỗi pháp môn tu tập mang những hiệu lực khác nhau. Nếu bạn thiếu hạnh phúc, bạn cần tu tập về Đức Quan Âm để nuôi dưỡng hạnh phúc bên trong và sau đó sẽ giúp đỡ người khác bằng hạnh phúc bên ngoài. Nếu bạn thiếu trí tuệ, bạn cần đề cao trí tuệ bằng cách trì tụng Đức Văn Thù và tu tập về hình ảnh, biểu tượng của Đức Văn Thù. Mỗi chân ngôn, mật ấn và hình sắc biểu tượng của Mật thừa đều giúp thỏa mãn tâm nguyện và cảm ứng không thể nghĩ bàn.

Các pháp môn cũng giống như hai bàn tay của chúng ta. Chúng ta không thể chê bai Nguyên thủy Phật giáo và Đại thừa, Thiền tông hay Mật tông. Việc chê bai như vậy tương đương với việc dùng tay này đánh tay kia. Giáo pháp của Đức Phật xuất phát từ lòng từ bi của chư Phật, nếu chúng ta phân biệt và chê bai thì làm hủy báng lòng từ bi của Phật.

Tịnh độ tông

Tịnh độ tông Tịnh độ tông

Trong pháp môn tu tập Tịnh độ, chúng ta tập trung vào sự thanh tịnh của vạn Pháp và tính thanh tịnh của tự tính Phật. Chúng ta niệm Phật, tam muội niệm Phật nhất tâm và hình dung về cảnh giới Tịnh Độ để tâm trí trở nên thanh tịnh. Chúng ta cầu xin vãng sinh Tịnh Độ để sau khi xả báo thân này, chúng ta có thể tiếp tục con đường tâm linh và đạt giác ngộ. Cõi Tịnh Độ không chỉ là nơi ăn uống và nghỉ ngơi, mà đó còn là trường học để rèn luyện tâm linh. Cõi Tịnh Độ có Đức Phật giảng pháp và những công đức chúng ta tích lũy thông qua cúng dàng và lắng nghe pháp để đạt giác ngộ.

Nhiều người cho rằng tu tập Tịnh độ chỉ là một cách trốn tránh. Tuy nhiên, điều này là do họ chưa hiểu về nguồn gốc của đau khổ và chưa hiểu rằng sao khi mất thân này, chúng ta sẽ đi đâu. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã dạy: "Tôi thấy ngày nay người ta dễ dàng tin ma quỷ nhưng lại không tin vào sự hiện diện của Phật. Điều này là phi lý, nếu có ma quỷ thì chắc chắn có Phật. Tại sao ta chỉ tin vào ma quỷ mà không tin vào cõi Tịnh Độ?". Hành giả tu học Kim cương thừa, nhưng đừng để kiêu mạn sinh trong tâm. Chúng ta đang tu học đồng thời nhiều pháp môn, vì vậy chúng ta phải tỉnh táo và nhận biết rằng chúng ta là ai, đang ở đâu và không được kiêu ngạo. Kiêu ngạo sẽ phá hủy công đức và tu lạc đạo của chúng ta.

Thiền tông

Thiền tông Thiền tông

Thiền tông tập trung vào sự bất động của tính Phật và coi sáu trần như tro nguội. Thiền tông là một khía cạnh của tính không.

Mật thừa

Mật thừa kết hợp sự hỷ lạc với tính không và sử dụng sáu trần như một phương tiện để giải thoát. Hành giả tu học Mật thừa không chỉ an trụ tự tính tâm mà còn sử dụng sáu giác quan để giải thoát khỏi những gạch chướng, trải nghiệm tự tính của cảm xúc. Ví dụ, trong khóa lễ cúng dường, chúng ta nhìn hình ảnh chư Phật, Mandala, nghe âm nhạc, nếm đồ uống và chạm vào các biểu tượng công đức. Tất cả những điều này kích hoạt và giúp tịnh hóa sáu căn, giúp hành giả trải nghiệm pháp vị giải thoát. Mật thừa không chỉ tập trung vào bên trong mà còn nhấn mạnh vào sự hợp nhất và hiệu quả của vạn pháp. Đó cũng là lý do vì sao tu tập Mật thừa có thể đạt được thành tựu nhanh chóng.

Mật thừa Mật thừa - sự kết hợp giữa hỷ lạc và tính không

Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn đúng cách, người tu học Mật thừa rất dễ sa lạc vào thế giới của huyền thuật và sai lầm về thần thông. Năng lượng trong cơ thể nếu không được thực hành đúng cách có thể khiến ta rơi vào tình trạng hỗn độn thân tâm, không biết con đường tu tập để đạt giác ngộ. Hành giả tu học Mật thừa phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt bên ngoài và loại bỏ mọi phân biệt nhị nguyên bên trong. Người tu Mật thừa là người tu học mật hạnh, thành tựu của họ không nên được khoe khoang, kể cả với bạn đạo, trừ khi đối tượng là những bậc Giáo thọ hoặc Thượng sư giác ngộ. Nếu chúng ta khoe khoang về tu học của mình, chúng ta sẽ phạm vào Tam muội da và kích động tâm bản ngã.

1