Xem thêm

Phân biệt tượng Phật Chuẩn Đề và tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Phap Ngo Thich
Từ xưa, hình tượng Đức Phật đã là chủ đề trung tâm của nghệ thuật tạo hình Phật giáo trong phong thủy. Người Phật tử luôn cần có hình ảnh Ngài để chiêm ngưỡng, đảnh...

Từ xưa, hình tượng Đức Phật đã là chủ đề trung tâm của nghệ thuật tạo hình Phật giáo trong phong thủy. Người Phật tử luôn cần có hình ảnh Ngài để chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường và noi gương. Nhưng rất nhiều Phật tử nhầm lẫn giữa hình tượng hai vị Bồ Tát: Chuẩn Đề và Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Dựa trên kiến thức về Phật giáo, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin và cách phân biệt hai mẫu tượng Phật Chuẩn Đề và tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn chính xác nhất.

1. Sự khác nhau về hình tướng

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát và Chuẩn Đề Bồ tát là hai vị Bồ tát có hình tướng khá tương tự nhau. Nếu không hiểu rõ về các Ngài thì rất dễ bị nhầm lẫn. Nhiều người còn cho rằng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát và Chuẩn Đề Bồ tát là một, thế nhưng đây là hai vị Bồ tát khác nhau, chỉ có hình tượng được mô tả khá giống nhau mà thôi.

Về phần đầu

Tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có khuôn mặt đầy đặn, cân đối, mặt tròn, mắt mở 3/4 nhìn xuống, mũi thon thẳng, miệng nhỏ, cổ cao, tóc buông sau lưng, Ngài đội mũ được trang trí cầu kỳ, tinh tế. Phần đầu của Ngài có 11 khuôn mặt, tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ, các khuôn mặt trên tôn tượng được sắp xếp theo 5 tầng, biểu trưng cho ngũ trí Phật.

Về phần thân

Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn được mô tả với toàn thân sắc trắng, hai cánh tay chính đưa trước ngực tạo ấn Hiệp chưởng, 38 cánh tay bên cầm bảo vật và Pháp khí nhà Phật. Ngoài cánh tay cầm phát khí thì còn có 42 cánh tay biểu trưng cho 42 thành vị tu chứng cứu độ ở 25 cõi chúng sanh. Những cánh tay ở lớp ngoài cùng đại diện cho hóa thân Phật đi khắp các nẻo đường luân hồi cứu vớt, độ hóa chúng sinh; các cánh tay chỉ xuống tượng trưng cho sự vô úy thí.

Trong khi đó Tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề đầu đội mão Hao Quang, trên mão có hoá hiện 5 vị Như Lai, quang tượng có toả ánh hào quang sáng tròn rực lửa. Tôn tượng của Ngài có 3 mắt gồm Tuệ Nhãn, Phật Nhãn và Pháp nhãn, biểu trưng cho ý nghĩa "Ba Đế chẳng dọc chẳng ngang, nhất như bình đẳng". Mỗi con mắt của Ngài ánh lên nét nhìn sắc sảo, tựa như ánh mắt soi thấu sáu cõi, nhìn khắp mười phương.

2. Sự khác nhau về ý nghĩa hình tượng

Không chỉ khác nhau về hình tướng mà ý nghĩa hình tượng của hai vị Bồ tát này cũng hoàn toàn khác nhau nên không thể xem hai hình tượng này là một được. Để phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát thì chúng ta có thể phân biệt thông qua hạnh nguyện của các Ngài.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Theo Phật giáo, đây là vị Bồ Tát tượng trưng cho tấm lòng từ bi, trí tuệ, sự giác ngộ và giải thoát bản thân thoát ra được khỏi sự mê muội, khổ đau của trần thế. Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay tượng trưng cho sự thấu hiểu sâu sắc về những muộn phiền, khổ đau của chúng sanh trên nhân gian và Ngài có thể cứu độ cho chúng sanh thoát được khỏi sự đau khổ đó.

Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề

Theo kinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni, Phật Mẫu Chuẩn Đề là hoá thân của Quán Thế Âm, Ngài thị hiện trong sáu đường sanh tử, thệ nguyện hộ trì Phật pháp, hộ mạng cho chúng sanh nghiệp chướng sâu dày, trí tuệ kém cỏi, thọ mạng ngắn ngủi, thân mang nhiều bệnh tật... Ngài là vị Bồ tát có thệ nguyện rộng lớn, công năng vi diệu, đem đến sự lợi ích cho chúng sanh, bạt trừ những vọng huyễn sinh tử...

3. Cách thờ cúng tượng Bồ Tát Chuẩn Đề và tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề

  • Chọn tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề có kích thước, chất liệu phù hợp với điều kiện của gia chủ. Không nhất thiết phải là tượng Phật to lớn, đắt đỏ mà quan trọng là lòng thành, sự thành kính của gia chủ.
  • Cần phân biệt Phật Mẫu Chuẩn Đề với Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát, hình tượng của các Ngài rất dễ bị nhầm lẫn. Phật Mẫu Chuẩn Đề thường được mô tả có 18 cánh tay, tay cầm pháp khí biểu pháp.
  • Khi thờ tượng Ngài hoặc đi đến chùa miếu thấy hình tượng Ngài thì trong tâm chúng ta liền khởi phát và nhớ lại những hạnh nguyện, lời dạy Phật, của Bồ tát sẽ được Ngài hộ trì.
  • Khi thờ tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, bàn thờ Phật nên được xây dựng trang nghiêm, đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, nơi có đầy đủ ánh sáng để phát huy được tác dụng cảm hoá an lạc, mang đến phước đức cho tất cả người thân trong gia đình.
  • Bàn thờ nên cao hơn đầu gia chủ, sau tượng Phật không nên có cửa sổ, không đặt ở những nơi ăn uống, cười đùa, hội họp hoặc nơi tiếp khách. Tuyệt đối không đặt hướng phòng ngủ, phòng vệ sinh, nhà bếp hay cầu thang vì đây là đại bất kính.
  • Trước khi thỉnh tượng Phật, gia chủ nên chủ bị đầy đủ, chu đáo, có thể làm lễ khai quang điểm nhãn sau lễ rước và lễ an vị. Trong quá trình thỉnh tượng Phật về, không ghé nơi khác, không đặt tượng lên bàn ghế mà cần lập tức thượng an lên bàn thờ.
  • Cỗ cúng Phật Mẫu Chuẩn Đề là cỗ chay, tuyệt đối không bày cỗ mặn, không cúng ổi và măng cụt, không đặt giấy tiền, vàng mã, bùa chú lên bàn thờ Phật. Những ngày cần bày cỗ trang trọng là mùng 1, 15, 30 và ngày vía Phật.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

  • Xây dựng bàn thờ Quan Thế Âm ở vị trí phù hợp, nếu thờ tượng Phật khác thì đặt tượng Phật ở vị trí chính giữa. Nếu không có tượng Phật thì tượng Quan Âm ở vị trí chính giữa, bàn thờ tại gia nên đặt ở vị trí chính của phòng thờ hoặc phòng khách, đối diện với vị trí ngồi của gia chủ trong nhà.
  • Sau tượng Phật không nên có cửa sổ, bàn thờ nên đối diện cửa sổ để có đầy đủ ánh sáng, đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm để phát huy tối đa tác dụng cảm hoá an lạc. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy phong thuỷ để có vị trí đặt tượng đẹp, hợp phong thuỷ.
  • Tuyệt đối không đặt bàn thờ phật ở nơi tiếp khách, ăn uống, hội họp, cười đùa, nên là nơi yên tĩnh, thanh tịnh để tụng niệm ngồi thiền. Đặc biệt, không đặt về các hướng như phòng ngủ, cầu thang, nhà bếp, nhà vệ sinh.
  • Trong đạo Phật thường không quan niệm ngày tốt ngày xấu mà chủ yếu là sự thành tâm, đức tin, lòng thành kính của gia chủ với Tam Bảo. Tuy nhiên đa số các Phật tử đều muốn chọn ngày tốt để thỉnh tượng. Những ngày thỉnh tượng thường là mùng 1, 15, ngày vía Đức Quán Thế Âm như ngày 19/2 âm lịch (ngày đảng sinh), ngày 19/6 (ngày Phật thành đạo), ngày 19/9 (ngày Phật xuất gia).
  • Khi thỉnh tượng, gia chủ nên chuẩn bị bàn thờ phật trang nghiêm, đầy đủ, chu đáo sao cho khi rước tượng về nhà thì lập tức thượng an lên bàn thờ, tuyệt đối không dừng ghé nơi khác hay đặt tượng lên bàn ghế trước rồi mới đặt lên bàn thờ.
  • Trước khi thỉnh Thiên Thủ Quan Âm, gia chủ cần thực lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước và lễ an vị, trong những ngày thỉnh tượng nên ăn chạy niệm Phật, tụng kinh trì thập chú để bày tỏ lòng thành.
  • Nên dâng cỗ chay kèm theo hoa quả và 3 chén nước sạch vào những ngày mùng 1, 15, 30 và ngày vía Phật, những ngày bình thường thì chỉ cần thường xuyên bày cúng hoa quả là được. Tuyệt đối không cúng cỗ mặn, không đặt giấy tiền, vàng mã, bùa chú lên bàn thờ Phật vì đây là đi ngược với giáo lý nhà Phật.

4. Thỉnh mua tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ở đâu

Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được tạo tác rất tinh xảo, cầu kỳ. Đây là những mẫu tượng đòi hỏi sự chế tác rất tỉ mỉ của nghệ nhân làng nghề.

Nếu bạn có nhu cầu mua tượng Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và thỉnh Phật thì hãy liên hệ ngay cho Vật phẩm Phật giáo - trang thương mại điện tử chuyên cung cấp các vật phẩm Phật giáo được sự bảo trợ truyền thông của chư tôn đức và Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi cung cấp nhiều sản phẩm Tượng Phật, đặc biệt là Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, đa dạng hình tượng, đa dạng kích thước cho khách hàng lựa chọn. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn lựa chọn được mẫu tượng ưng ý và phù hợp nhất với độ tuổi, vận mệnh của bản thân.

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Hà Nội: Chùa Thiên Niên (tức chùa Trích Sài hoặc Thiên Niên tự), số 312 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, quận Tây Hồ.

TP HCM: Chùa Thiền Giác (Thiền Giác tự), số 111, Đường 711, Khu phố 2, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức.

1