Xem thêm

Phân biệt Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa

Phap Ngo Thich
Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ, Phật giáo đã truyền bá sang các nước lân cận, ra khu vực Á Đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát...

Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ, Phật giáo đã truyền bá sang các nước lân cận, ra khu vực Á Đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát triển này được chia thành hai hướng: theo phương Bắc là Phật giáo Bắc Tông, mang tư tưởng Đại thừa; theo phương Nam là Phật giáo Nam Tông, mang tư tưởng Tiểu thừa.

Phật giáo Tiểu thừa:

Phái Tiểu thừa (Hyayana) có nghĩa là "con đường cứu vớt nhỏ" hoặc "cỗ xe nhỏ". Phái này cho rằng chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Theo Tiểu thừa, chỉ có Thích Ca là Phật duy nhất, và những người bình thường không thể trở thành Phật. Việc cứu độ chúng sinh chỉ có Phật mới có thể thực hiện. Về sự thờ phụng, các chùa thuộc phái Tiểu thừa chỉ thờ tượng Thích Ca ở chính điện, không có pho tượng khác.

Phái Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai khái niệm khác nhau. Chỉ khi con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, mới có thể đạt Niết Bàn. Để đạt được Niết Bàn, con người phải từ bỏ cuộc sống thế tục và sống một cuộc sống tôn giáo. Phái Tiểu thừa gắn bó chặt chẽ với giáo quy và các giáo điều của đạo Phật nguyên thủy.

Phật giáo Đại thừa:

Phái Đại thừa (Mahayana) có nghĩa là "con đường cứu vớt lớn", "cỗ xe lớn" và được gọi là tôn giáo cải cách. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt. Đại thừa chủ trương rằng mỗi người có thể đạt Niết Bàn bằng sự cố gắng của chính mình và cũng có thể giúp đỡ nhiều người khác đạt giải thoát.

Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật, mà còn thừa nhận nhiều Phật khác như Phật Adiđà, phật di lặc , Phật Đại Dược Sư... Với quan niệm này, các chùa theo phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật và Bồ Tát. Bồ Tát là những người đã đạt sự hoàn thiện bằng tu luyện và tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh.

Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt. Theo phái Đại thừa, Niết Bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật. Ngoài Niết Bàn, Đại thừa còn tin rằng có địa ngục để trừng trị những kẻ tội lỗi và không tuân thủ giáo quy.

Ở Việt Nam, cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa đều đã phát triển và gắn bó với mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia và dân tộc. Với tư tưởng nhân văn, từ bi hỉ xả và bình đẳng giữa các chúng sinh, Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đã nhanh chóng được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình và hưởng ứng.

Nguồn: Báo Nghệ An

1