Xem thêm

Nội dung văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du

Phap Ngo Thich
Nội dung văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du là một tác phẩm văn tế vô cùng xuất sắc và nổi tiếng. Tác phẩm này mô tả cảnh khổ đau của mọi hạng...

Nội dung văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du là một tác phẩm văn tế vô cùng xuất sắc và nổi tiếng. Tác phẩm này mô tả cảnh khổ đau của mọi hạng người trong xã hội, từ người giàu đến người nghèo, không ai có thể tránh khỏi sự chết đi. Để hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm này, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

I. Đôi nét về tác phẩm văn tế thập loại chúng sinh

Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc và nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này được viết bằng tiếng Nôm và hiện chưa rõ thời điểm sáng tác cụ thể. Theo như văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú lại, Nguyễn Du đã viết tác phẩm này sau khi chứng kiến một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết. Khắp nơi tràn ngập không khí nặng nề và ở các chùa, người ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, theo Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, có lẽ đại thi hào đã viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức là lúc Nguyễn Du còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).

van-te-thap-loai-chung-sinh-4 Bài văn tế ra đời khi tác giả chứng kiến hậu quả kinh khủng của mùa dịch

Cuộc đời của Nguyễn Du được phản ánh khá rõ trong Thanh Hiên Thi Tập. Từ năm 1786 đến 1795, ông sống lang thang, ăn nhờ ở đậu, túi rỗng không, bệnh tật triền miên, nghèo không có tiền mua thuốc, người thân mỗi người một ngả. Có lúc, bệnh kéo dài mấy tháng mà chỉ chờ chết. Cho đến khi sau này ông ra triều Nguyễn làm quan thì cuộc sống mới khá lên, nhưng ông vẫn giữ vẻ thanh nhã đơn giản như một học trò nghèo.

Trong Nam Trung Tạp Ngâm cũng có ít nhất hai bài thơ nói đến vợ con nghèo đói. Vì vậy, điều đó giải thích vì sao Nguyễn Du thuộc tầng lớp trên nhưng trong thơ ca của ông lại có một mối đồng tình thắm thiết với những người thuộc tầng lớp nghèo khổ. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài Văn tế chiêu hồn.

Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức phật giáo khác:

  • Tiêu diện đại sĩ là ai? Ý nghĩa của hình tượng tiêu diện đại sĩ
  • Ghi nhớ lời phật dạy về cuộc sống để có cuộc sống an nhiên

van-te-thap-loai-chung-sinh-3 Tượng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Tác phẩm Văn chiêu hồn theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ viết bằng chữ Nôm. Bố cục của bài văn tế có thể được chia làm 4 phần, gồm:

Phần 1: Gồm 20 câu thơ đầu tiên miêu tả khung cảnh một chiều thu tháng bảy mưa buồn, khiến cho nhà thơ cảm thấy chạnh lòng và thương cho những chúng sinh đang sống trong lạnh lẽo, bơ vơ nơi cõi âm, mà lập đàn cầu siêu.

Phần 2: 116 câu thơ tiếp theo dùng để nêu nguyên nhân khiến cho 10 loại cô hồn thiệt mạng.

Phần 3: Gồm 20 câu thơ miêu tả cuộc sống đau buồn, thê lương của những cô hồn.

Phần 4: Gồm 28 câu thơ còn lại là lời thỉnh cầu của nhà thơ xin Phật nhiệm màu giúp cho những cô hồn được nhận phần lễ cúng để được siêu thoát.

II. Nội dung bài Văn tế thập loại chúng sinh

van-te-thap-loai-chung-sinh-1 Tác phẩm "Văn tế thập loại chúng sinh" gồm 184 câu thơ và sáng tác bằng chữ Nôm

Dưới đây là một số trích đoạn trong tác phẩm "Văn tế thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du:

"Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuộm bạc, lá ngô rụng vàng.

  1. Đường bạch dương bóng chiều man mác, Ngọn đường lê lác đác sương sa, Lòng nào là chẳng thiết tha, Cõi dương còn thế nữa là cõi âm. Trong trường dạ tối tăm trời đất,
  2. Có khôn thiêng phảng phất u minh, Thương thay thập loại chúng sinh, Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người. Hương khói đã không nơi nương tựa, Hồn mồ côi lần lửa đêm đen,
  3. Còn chi ai quý ai hèn, Còn chi mà nói ai hiền ai ngu? Tiết đầu thu lập đàn giải thoát, Nước tịnh bình rưới hạt dương chi, Muôn nhờ đức Phật từ bi,
  4. Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương. Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh, Chí những năm cướp gánh non sông, Nói chi những buổi tranh hùng, Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
  5. Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở, Khôn đem mình làm đứa sất phu, Lớn sang giàu nặng oán thù, Máu tươi lai láng, xương khô rã rời. Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
  6. Quỷ không đầu than khóc đêm mưa Cho hay thành bại là cơ Mà cô hồn biết bao giờ cho tan! Cũng có kẻ màn lan chướng huệ, Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
  7. Một phen thay đổi sơn hà, Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?" ... "Nam Mô A Di Đà Phật."

Nguồn: Văn tế cổ và kim, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1960

Như vậy, trên đây là thông tin nội dung về Văn tế thập loại chúng sinh hay còn gọi là Văn chiêu hồn của tác giả Nguyễn Du mà Vật phẩm Phật giáo tổng hợp được. Tác phẩm này đã tạo ra sức mạnh vô biên, thay đổi cả tư tưởng và lối sống của con người.

Nam Mô A Di Đà Phật.

1