Xem thêm

Kinh A Di Đà: Ý nghĩa và cách trì tụng kinh mỗi ngày

Phap Ngo Thich
Kinh A Di Đà là một trong những bản kinh phổ biến, được truyền tụng hàng ngày bởi các Phật tử thuộc các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Kinh A Di Đà...

Kinh A Di Đà là một trong những bản kinh phổ biến, được truyền tụng hàng ngày bởi các Phật tử thuộc các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Kinh A Di Đà là một trong 3 bộ Kinh kinh điển, được xem là nền tảng căn bản trong giáo lý của Tịnh Độ Tông.

Kinh A Di Đà là gì?

Kinh A Di Đà còn gọi là tiểu bản Sukhàvatì - vyùha, tiểu Kinh A Di Đà, kinh Phật Thuyết A Di Đà. Đây là một trong những bản kinh phổ biến, một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha). Bản kinh được dịch từ bản chữ Phạn sang bản chữ Hán, sau đó được các nhà sư Việt dịch sang tiếng Việt.

Kinh A Di Đà là một trong 3 bản kinh kinh điển được xem là nền tảng của Tịnh Độ Tông Kinh A Di Đà là một trong 3 bản kinh kinh điển được xem là nền tảng của Tịnh Độ Tông

Kinh tiểu bản A Di Đà lược tả cõi Tây Phương Cực Lạc trang nghiêm đẹp đẽ nơi Đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp và pháp môn trì niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn để được vãng sanh về cõi này. Là một trong ba bộ kinh chính của Tịnh Độ tông, được Tịnh độ tông sử dụng làm nền tảng cho tư tưởng của mình.

Hai bộ kinh còn lại là kinh Vô Lượng Thọ (nói về tiền thân Đức Phật A Di Đà và 48 lời phát nguyện cứu độ chúng sinh của Ngài) và kinh Quán Vô Lượng Thọ (nói về phép quán tưởng niệm Phật). Ngoài ra, Tịnh Độ Tông còn có một bộ luận rất nổi tiếng là Vô Lượng Thọ Kinh Luận.

Nguồn gốc của Kinh A Di Đà

Kinh A Di Đà là một trong 3 bản kinh đặc biệt quan trọng của Tịnh độ Tông, được ra đời trong thời kỳ phát triển của Phật giáo Đại Thừa. Kinh được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán bởi Pháp sư Cưu Ma La Thập (344 - 413) thời Diêu Tần. Ông là người gốc Ấn Độ, cũng là một trong những dịch giả Phật giáo nổi tiếng, chuyên dịch các kinh sách từ tiếng Phạn sang tiếng Hán.

Được biết, bản kinh mà Phật tử Việt Nam chúng ta thường tụng là bản dịch của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành, được dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Bản dịch gốc tiếng Hán là của Ngài La Thập (đã đề cập bên trên).

Tiểu bản Sukhàvatì - vyùha, thuộc tập kinh Đại Vô Lượng Thọ (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha). Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có đề cập, giáo lý Tịnh độ tông là do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. Vào thời A Xà Thế, thái tử thành Vương Xá nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La, rồi nhốt cha mình vào ngục, hoàng hậu cũng bị giam cầm.

Sau đó, hoàng hậu đã thỉnh cầu Đức Phật chỉ cho bà một nơi tốt đẹp, không có những điều tai ách, khổ nạn như vậy. Đức Phật liền hiện thân trước mặt bà, thị hiện cho bà thấy các cõi Phật độ. Bà đã chọn cõi tịnh độ của Phật A Di Đà và được Đức Thế Tôn dạy cách tụng niệm về quốc độ này để sau khi thọ tận sẽ được thác sinh về cõi đó.

Phật dạy bà bằng giáo pháp riêng, Ngài cũng giảng giáo pháp của Phật A Di Đà. Trong kinh Ngài cũng đề cập: “Này A Nan, hãy ghi nhớ bài thuyết pháp này và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo này, ta gọi đấy là Kinh A Di Đà“. Có thể thấy, theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì giáo lý trong kinh A Di Đà có cùng nguồn gốc với giáo lý Nguyên thủy, do Đức Phật thuyết. Vì vậy, bản kinh này còn có tên gọi khác là Phật Thuyết A Di Đà.

Ý nghĩa của Kinh A Di Đà

Phần lớn nội dung của bộ kinh A Di Đà chủ yếu mô tả về buổi nói chuyện giữa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Trưởng lão tôn giả Xá Lợi Phất. Buổi nói chuyện xoay quanh về vùng đất Tây Phương Cực Lạc với những điều kỳ diệu, tuyệt vời, không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu.

Kinh A Di Đà mô tả về cảnh Tây Phương Cực Lạc nơi Đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp Kinh A Di Đà mô tả về cảnh Tây Phương Cực Lạc nơi Đức Phật A Di Đà đang thuyết giảng Phật pháp

Do đó, ở mỗi đoạn, thường có những câu như “Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?…”, “Xá Lợi Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?…”, “Xá Lợi Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia...”

Kinh A Di Đà là bản kinh khen ngợi công đức của đức Phật A Di Đà và được tất cả các chư Phật hộ niệm. Kinh do Đức Phật Thích Ca tự giảng nói đến chúng sinh biết đến cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà và cách để có chúng sinh có thể được vãng sanh về cõi này.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khai thị về pháp môn niệm Phật tam muội hay niệm tự tánh Di Đà, đưa tâm ra khỏi mọi sở niệm. Khi nói về điều này, Hòa Thượng Thích Trí Quảng có nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”

Tóm lược nội dung của Kinh A Di Đà

Một thuở nọ Đức Phật nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá Vệ cùng một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo. Là những vị như Trưởng lão Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, A Nan Đà, La Hầu La…

Đức Phật nói với Trưởng Lão Xá Lợi Phất về thế giới Cực Lạc, cách cõi Ta Bà về phía Tây mười muôn ức cõi Phật, có vị Phật hiệu là A Di Đà đang nói chánh pháp.

Vì sao cõi ấy tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh cõi đó không có khổ nạn, chỉ hưởng niềm vui.

Cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc. Trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy áo thuần dùng cát vàng trải làm đất.

Vàng, bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não… Cõi Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm. Thường có những giống chim màu sắc xinh đẹp lạ thường, ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.

Tiếng chim diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần… Chúng sanh cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Cõi Cực Lạc cũng không có ba đường dữ, giống chim đó là do Đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra.

Vì sao Đức Phật có hiệu là A Di Đà? Vì Đức Phật có hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại nên có hiệu là A Di Đà. Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.

Làm thế nào để được vãng sanh về cõi Cực Lạc? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Khi người đó đến lúc lâm chung sẽ thấy Đức Phật A Di Đà và hàng Thánh Chúng hiện thân trước mắt.

Nghi thức trì tụng kinh A Di Đà mỗi ngày

Kinh A Di Đà là một trong 3 bản kinh được trì tụng phổ biến, được xem là nền tảng giáo lý căn bản của Tịnh Độ Tông. Cách trì tụng kinh được hướng dẫn rất chi tiết như sau:

Nghi thức trì tụng kinh A Di Đà

Nghi thức tụng kinh A Di Đà tại nhà

Nội dung kinh A Di Đà

Nội dung Kinh A Di Đà đầy đủ

Nội dung kinh A Di Đà

Nội dung Kinh A Di Đà 6

Nội dung Kinh A Di Đà 7

Nội dung kinh A Di Đà 8

Tây Phương Giáo Chủ Tịnh Độ Năng Nhơn Tứ Thập Bát Nguyện Độ Chúng Sanh Phát Nguyện Thệ Hoằng Thâm Thượng Phẩm Thượng Sanh Đồng Phó Bảo Liên Thành

Nghi tụng kinh A Di Đà 12

PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI

Nghi thức tụng kinh A Di Đà 12

Xin sám hối để lòng thanh thoát; Trí huệ quang minh như nhựt nguyệt, Từ bi vô lượng cứu quần sinh, Ôi! Từ lâu ba chốn ngục hình, Giam giữ mãi con nguyền ra khỏi, Theo gót chân Ngài vượt qua khổ ải, Nương thuyền vượt bể ái hà,

Nghi thức trì tụng Kinh A Di Đà

Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật (108 lần) Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần) Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần) Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần) Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần) MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Nghi thức trì tụng kinh A Di Đà tại nhà

VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ

Nghi thức trì tụng Kinh A Di Đà

PHỤC NGUYỆN

Nghi thức trì tụng Kinh A Di Đà

TAM TỰ QUY Y

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sinh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy) Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải. (1 lạy) Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

Có thể bạn quan tâm:

1