Xem thêm

Hướng dẫn cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm ngày Tết đúng chuẩn

Phap Ngo Thich
Với những người theo đạo Phật, mỗi dịp Tết đến họ sẽ bày trí lại bàn thờ Mẹ Quan Âm để thể hiện lòng tôn kính với bề trên thiêng liêng. Nhưng cách bày trí...

Với những người theo đạo Phật, mỗi dịp Tết đến họ sẽ bày trí lại bàn thờ Mẹ Quan Âm để thể hiện lòng tôn kính với bề trên thiêng liêng. Nhưng cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm ngày Tết là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tại sao thờ Mẹ Quan Âm ở nhà?

Trong Phật giáo Đại thừa, Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong bốn vị Đại Bồ Tát quan trọng nhất. Người Việt Nam thường gọi Quan Thế Âm Bồ Tát là Phật Bà Quan Âm.

Phật Bà Quan Âm là một vị Bồ Tát được thờ phụng phổ biến nhất trong Phật giáo Đại thừa, có thần lực mạnh mẽ. Hình ảnh Quan Âm thường được tạo thành các tượng lớn ở ngoài trời, với hình ảnh Quan Âm đứng trên đài sen. Ngoài ra, nhiều Phật tử cũng lập bàn thờ Quan Âm tại nhà để đem lại sự bình an, may mắn và nhắc nhở bản thân hướng đến những điều tốt đẹp.

Tại sao cúng Quan Âm ở nhà? Hình ảnh minh họa: Tại sao cúng Quan Âm ở nhà?

Ý nghĩa của việc thờ cúng Phật Quan Âm

Cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm ngày Tết đẹp

Bàn thờ Mẹ Quan Âm có những gì?

Cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm ngày Tết khá đơn giản, chủ yếu đến từ tấm lòng thành. Bởi lẽ, Phật Bà Quan Âm rất coi trọng sự chay tịnh, chỉ cần một số vật phẩm thờ cúng cơ bản như:

  • Lư hương, bát nhang: Đặt ở chính giữa bàn thờ, hạn chế xê dịch bát nhang.
  • Nến và hoa: 2 bình hoa và cặp đèn thờ hoặc đèn nến để đối xứng 2 bên, thêm 1 chum nước sạch.
  • Tượng hoặc ảnh Mẹ Quan Âm: Không nên đặt tượng Phật Bà Quan Âm cạnh những bức tượng khác, nếu thờ 3 vị Phật thì phải tuân theo tôn ti trật tự,...

Vào những ngày lễ, gia đình đặt thêm lễ vật cúng, bao gồm đồ chay, hoa quả và thắp hương đèn. Lưu ý, gia chủ không bày vàng mã lên bàn thờ Mẹ Quan Âm. Khi cúng, gia chủ chỉ cần thắp một nén hương và đọc văn khấn là được.

Cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm Hình ảnh minh họa: Cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm

Hoa cúng Mẹ Quan Âm

Hoa cúng cũng là một yếu tố không thể thiếu khi bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm ngày Tết. Vào ngày Tết, ngày rằm hay mùng một hàng tháng, trên bàn thờ cần 2 bình hoa, nhất thiết phải là hoa tươi.

Một số loại hoa phù hợp để bày trí bàn thờ Phật Quan Âm là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc vàng, hoa huệ,... Trong đó, hoa sen được sử dụng phổ biến nhất, vì đây là loài hoa biểu tượng của Phật giáo và là quốc hoa của Việt Nam. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sáng.

Để cúng trên bàn thờ Quan Âm, bạn có thể tham khảo hoa sen Quan Âm. Hoa sen Quan Âm có hai màu hồng hoặc trắng, tỏa ra đẹp mắt như đài sen của Phật Quan Âm. Đặc biệt, hoa sen Quan Âm cũng không đòi hỏi chăm sóc quá nhiều, phù hợp cho việc thờ cúng tại gia.

Hoa sen cúng Quan Âm Hình ảnh minh họa: Hoa sen được sử dụng phổ biến để thờ Quan Âm

Tượng Quan Âm trên bàn thờ

Như đã nói, trên bàn thờ Mẹ Quan Âm phải có tượng hoặc ảnh thờ Phật Quan Âm. Gia chủ nên thờ tượng ở tư thế nằm, đứng hay ngồi? Trong Phật giáo, mỗi tư thế có nội dung khác nhau.

Tượng Phật Quan Âm đứng tượng trưng cho sự quan sát bốn phương, diệt trừ cái ác và mang lại bình an cho gia đình. Tượng Quan Âm ngồi trên đài sen tượng trưng cho sự tu tâm, tượng Phật nằm cho thấy sự nhàn nhã, thoải mái và một cuộc sống bình yên.

Tượng Quan Âm đứng thường đặt ở những không gian lớn, như ngoài trời, trên đỉnh núi, trong sân, vườn. Còn nếu cúng trong không gian nhỏ hẹp như bàn thờ, gia chủ nên ưu tiên những bức tượng Phật Quan Âm ngồi.

Tượng Phật Bà Quan Âm Hình ảnh minh họa: Mẫu tượng Phật Bà Quan Âm ngồi tại Siêu Thị Phật Giáo Hiền Thủy

Mâm cúng Mẹ Quan Âm

Bên cạnh cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm, nhiều người thắc mắc liệu nên chuẩn bị mâm cúng thế nào. Nhiều người lầm tưởng rằng mâm cao cỗ đầy, giá trị càng lớn thì càng thể hiện lòng thành. Tuy nhiên, điều này không hề đúng với tinh thần của việc thờ cúng Mẹ Quan Âm.

Phật Quan Âm là biểu tượng cho sự đức độ, từ bi và thanh tịnh, nên chỉ cần chuẩn bị lễ vật cúng đơn giản như trái cây, hương, hoa tươi, oản phẩm, xôi chè và một số món chay khác. Gia chủ cũng phải tránh các loại lễ mặn như thịt gà, thịt lợn, vàng mã và các loại tiền âm phủ. Việc thờ Quan Âm tại nhà cũng nhắc nhở gia chủ sống bình yên hơn và làm nhiều việc tích đức cho con cháu.

Mâm chay cúng Quan Âm Hình ảnh minh họa: Cúng Phật Quan Âm chỉ sử dụng những món chay nhẹ nhàng

Đó là những lưu ý cơ bản trong cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm ngày Tết. Nói chung, khi chuẩn bị bàn thờ Mẹ Quan Âm, bạn không cần quá phức tạp, chỉ cần thực hiện với tấm lòng thành tâm. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm và hãy tiếp tục theo dõi các thông tin từ Siêu Thị Phật Giáo Hiền Thủy nhé!

1