Xem thêm

Điểm Danh 7 Ngôi Chùa Vừa Đẹp Vừa Linh Thiêng Tại Nha Trang

Phap Ngo Thich
Nha Trang không chỉ là thành phố đẹp mà còn là địa điểm giàu văn hóa với nhiều địa điểm hấp dẫn, thu hút du khách. Trong đó, những ngôi chùa ở Nha Trang thường...

Nha Trang không chỉ là thành phố đẹp mà còn là địa điểm giàu văn hóa với nhiều địa điểm hấp dẫn, thu hút du khách. Trong đó, những ngôi chùa ở Nha Trang thường thu hút các du khách đến tham quan và tìm hiểu văn hóa tâm linh tại địa phương. Đồng thời, nơi linh thiêng này còn mang đến sự bình yên, thanh tịnh giữa cuộc sống hối hả, ồn ào của đô thị. Hãy cùng Boma Nha Trang tìm hiểu 7 ngôi chùa ở Nha Trang vừa đẹp vừa linh thiêng trong bài viết dưới đây.

Chùa Suối Đổ - Nơi Thưởng Ngoạn Cảnh Sắc Thiên Nhiên

Lịch sử hình thành

Chùa Suối Đổ là một trong những ngôi chùa ở Nha Trang có cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tiên cảnh. Tên gọi Suối Đổ của chùa bắt nguồn từ tiếng suối chảy róc rách từ trên dốc cao xuống. Dòng suối ấy trước khi tạo thành một hồ nước nhỏ đầy thơ mộng thì đã chảy qua những phiến đá hoa cương lấp lánh cùng những dải núi bấp bênh. Xung quanh hồ có các loại cây dây leo và cây dại hoà cùng tiếng chim hót líu lo đã tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp của núi non trùng điệp. Theo truyền thuyết dân gian tại đây, Thánh mẫu Thiên Y A Na (Nữ thần Poh Nagar) sau khi đi ngao du khắp nơi đã ghé đến hồ nước này để nghỉ ngơi, hóng mát.

chùa suối đổ

Chùa Suối Đổ như đang “lạc” giữa một khu rừng nhỏ nên thơ (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Suối Đổ

Nếu bạn muốn đến được chùa Suối Đổ, bạn cần men theo sườn núi và leo khoảng hơn trăm bậc thang là đến được chùa. Đây chính là một cơ hội tốt để bạn rèn luyện sức khỏe qua việc leo núi đồng thời ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ dọc đường đi. Khi leo lên được tầm 200m thì sẽ có một ngã 3 với 2 con đường dẫn đến 2 địa danh khác nhau: nếu bạn rẽ phải sẽ dẫn đến Phổ Đà Sơn Tự, trong khi rẽ trái sẽ đến được Quan Âm Sơn Tự.

Tại Quan Âm Sơn Tự, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Quan Âm uy nghiêm đang dõi theo và bảo vệ cuộc sống của người dân tại đất Khánh Hoà từ trên cao. Ngoài ra, nơi đây còn thờ Ngũ Mẫu tượng trưng cho Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ bên phải trong khi miếu thờ bà Poh Nagar (Nữ thần Thiên Y A Na) nằm bên trái.

Phổ Đà Sơn Tự có diện tích nhỏ hơn so với Quan Âm Sơn Tự nhưng nơi đây có những nét kiến trúc được thiết kế vô cùng độc đáo. Nơi đây chính là nơi thờ Đức Phật Bổn Sư Di Đà. Chính giữa núi đá bao bọc xung quanh chùa chính là một hồ sen nhỏ tạo nên một bức tranh sơn thuỷ bình yên, thư thái. Nếu bạn bước về phía sau chùa sẽ gặp một con đường quanh co dẫn đến giếng Tiên và động MaHa. Tên gọi giếng Tiên là do dù bạn đến nơi đây vào mùa nào thì đều ngắm được làn nước trong vắt, rất sâu đến nỗi khó nhìn thấy đáy, dòng nước chảy men theo triền đá để tạo thành một dòng suối nhỏ.

chùa ở nha trang

Ngôi chùa ngói đỏ nổi bật giữa những rừng cây xanh (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Suối Đổ

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Suối Đổ nằm tại phía tây núi Hoàng Ngưu thuộc xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng hơn 30km và cách di chuyển đơn giản nhất đến đây cụ thể như sau: Bạn đi từ trung tâm thành phố Nha Trang đến ngã ba Chất Đốt → Sau đó bạn hỏi tiếp được để rẽ được vào con dốc Bà Tùng → Di chuyển thêm khoảng 700m rồi rẽ phải → Men theo đường lên núi để đến được chùa Suối Đổ.

  • Kinh nghiệm tham quan chùa Suối Đổ: Thời điểm linh thiêng nhất để đến chùa Suối Đổ chính là vào những ngày vía Thánh mẫu Thiên Y A Na (nhằm ngày 8, 18, 28 tháng Giêng âm lịch hằng năm) nhằm đi lễ và mong cầu một năm thuận lợi, bình an cho cả gia đình. Hoặc, bạn có thể đến tham quan tại chùa Suối Đổ từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch vì tiết trời Nha Trang lúc này vô cùng mát mẻ, dễ chịu cộng với khung cảnh bình yên tại chùa sẽ là trải nghiệm khó quên của bạn. Ngoài ra, khi đến chùa Suối Đổ, bạn nên mặc các loại trang phục kín đáo, chọn giày phù hợp để leo núi nhằm tránh xảy ra điều bất tiện.

Chùa Phật Trắng Nha Trang - Chùa Long Sơn

Lịch sử hình thành

Một trong những địa điểm du lịch Nha Trang linh thiêng nhất không thể kể đến chùa Phật Trắng (chùa Long Sơn). Đây cũng là ngôi chùa ở Nha Trang có diện tích lớn nhất và là nơi giáo hội Phật Giáo tỉnh Khánh Hoà đặt trụ sở.

Vào năm 1886, ngôi chùa ở Nha Trang này được xây dựng và được Hoà thượng Thích Ngộ Chí đặt tên là Đăng Long Tự. Tuy nhiên, vào năm 1990, một cơn bão đi ngang qua đây đã làm hư hỏng nặng phần lớn kiến trúc trong chùa. Vì vậy, ngôi chùa đã được di dời đến vị trí mới này và cái tên chùa Long Sơn cũng được đặt vào lúc này.

Chùa Long Sơn

Quang cảnh ngôi chùa Long Sơn tại Nha Trang (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Long Sơn

Kiến trúc xây dựng của chùa Long Sơn vô cùng độc đáo khi vẫn giữ được những đường nét hoa văn, đặc điểm của các thiết kế những năm cuối thế kỉ 19 sau bao lần trùng tu. Khi bạn đến ngôi chùa ở Nha Trang này tham quan, bạn chắc chắn sẽ ấn tượng với những đường nét kiến trúc được chạm trổ rất tinh xảo cùng không gian thoáng đãng, cảnh sắc thiên nhiên hài hoà.

Lý do chùa Long Sơn được người dân địa phương gọi là chùa Phật Trắng là vì trên đỉnh núi Trại Thuỷ có một bức tượng bê tông màu trắng tinh cao 14m điêu khắc Kim Thân Phật Tổ. Bức tượng được tạc trong tư thế đang tọa thiền tại Phật Đài với tâm thế uy nghi nhưng không thiếu sự tự tại, an nhiên. Hiện nay, bức tượng Kim Thân Phật Tổ được công nhận là “Tượng Phật ngoài trời lớn nhất tại Việt Nam” bởi tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam.

Kim Thân Phật Tổ

Bức tượng Kim Thân Phật Tổ nhìn từ trên cao xuống (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Phật Trắng

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Long Sơn nằm tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nếu bạn đang đứng tại đường Trần Phú, bạn nên rẽ vào đường Yersin (hoặc Lê Thánh Tôn) → Sau đó, bạn tiếp tục chạy thẳng đến 1 bùng binh thì rẽ vào đường 23/10 → Chùa Long Sơn sẽ nằm bên phía tay phải của bạn.

  • Kinh nghiệm du lịch chùa Phật Trắng: Nhiều du khách cũng đến viếng chùa Long Sơn vào những ngày mùng 1, 15 m lịch hàng tháng hoặc Tết nguyên đán để cầu mong sức khoẻ, bình an cho gia đình.

Chùa Ốc Nha Trang - Chùa Từ Vân

Lịch sử hình thành

Chùa Từ Vân là một ngôi chùa ở Nha Trang có thiết kế vô cùng đặc biệt mà bạn nên ghé đến tham quan khi du lịch tại đây. Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1986 bằng các vật liệu làm từ vỏ ốc. Vì vậy, nơi đây còn được người dân gọi là chùa Ốc hay chùa San hô. Sau nhiều lần cải tạo và trùng tu, chùa Ốc đã trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều khách du lịch hằng năm.

Đền Từ Vân

Đường vào chùa Từ Vân tại Nha Trang (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Từ Vân

Khi đến đây, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ với lối kiến trúc có 1 không 2 của chùa. Nhìn từ xa, chùa Long Vân sở hữu nét đẹp trang nghiêm, cổ kính của những lối kiến trúc lấy hình tượng theo Phật giáo như Phật nhập niết bàn, hoa viên Bát Nhã, Phật xuất giá,... Nhưng nếu bạn để ý kỹ, kiến trúc tháp Bảo Tích - ngôi tháp được mệnh danh là cao nhất Việt Nam - vô cùng độc đáo khi không được dựng bằng những viên gạch đá thông thường mà được dựng thủ công một cách tỉ mỉ bằng vỏ ốc, vỏ sò và san hô. Về cơ bản, thiết kế của tháp Bảo Tích gồm có 2 tầng, cao 39m, có 8 cửa gọi là Bát Chánh Đạo cùng với 49 tiểu tháp bên ngoài bao xung quanh tháp. Vì thiết kế độc đáo này mà ngôi tháp này mất đến 5 năm để xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trải qua biết bao mưa nắng, sự bào mòn của thời gian, vẻ đẹp hoài cổ, khác lạ đã thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến chiêm ngưỡng mỗi năm.

Kim Thân Phật Tổ

Bức tượng Kim Thân Phật Tổ nhìn từ trên cao xuống (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Ốc

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Ốc toạ lạc tại số 388 đường Ba Tháng Tư, phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy để đến chùa. Bạn cần di chuyển từ trung tâm thành phố Nha Trang đến tuyến quốc lộ 1A và di chuyển tiếp đến đường 3/4 thuộc địa phận Cam Ranh sẽ tìm được bản chỉ dẫn về chùa Ốc.

  • Kinh nghiệm tham quan tại chùa Từ Ốc:

    • Ăn mặc lịch sự, trang phục kín đáo khi vào chùa.
    • Giữ gìn vệ sinh, trật tự trong chùa và không vứt rác bừa bãi.
    • Tôn trọng các hướng dẫn của nhân viên và tránh gây ồn ào.
1