Nếu được hỏi ngôi chùa nào là nổi tiếng nhất tại miền Nam thì chắc chắn Chùa Hoằng Pháp sẽ là một trong số các đáp án được đưa ra. Chùa Hoằng Pháp là một trong 4 cổ tự đặc biệt nổi tiếng ở Hồ Chí Minh. Ngôi chùa nổi tiếng bởi sự linh thiêng và ứng nghiệm thông qua các lời khấn cầu của người cúng lễ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngôi chùa ngay trong bài viết dưới đây.
1. Chùa Hoằng Pháp ở đâu?
Ngôi chùa hiện nằm ở Thành Ông Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn phía ngoại thành ở Tp Hồ Chí Minh.
Chùa Hoằng Pháp ngày nay
Chùa Hoằng Pháp được thiết kế và thi công trên diện tích 6 ha. Ngôi chùa dường như tách biệt hoàn toàn với sự xô bồ và náo nhiệt bên ngoài thành phố.
Khi tới đây quý khách sẽ được đắm chìm vào không gian đồng quê yên ả, chỉ có tiếng chim hót hòa chung với tiếng gió thổi
2. Lịch sử hình thành chùa Hoàng Pháp
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì xưa kia vùng đất đó vốn là một cánh đồng rộng lớn. Vào năm 1957 Hòa Thượng Ngộ Chân Tử chính là người đầu tiên khai phá và thành lập chùa.
Tới năm 1959 chùa được xây lên bằng gạch và các vật liệu tốt nhất thời bấy giờ, nhiều người truyền tai nhau về sự linh ứng sau khi đi lễ tại Chùa.
Nên ngày càng nhiều người dân trong khu vực tới để cúng dường cũng như đóng góp để tu bổ và tôn tạo lại chùa.
Đến năm 1971 chùa tiếp tục được cơi nới và mở rộng thêm diện tích để đón nhận thêm nhiều chư Tăng và các vị Phật Tử tới để tu hành.
Địa chỉ chùa Hoằng Pháp
Đặc biệt Chùa Hoằng Pháp còn là nơi cưu mang rất nhiều em nhỏ mất cha mất mẹ trong chiến tranh, người già neo đơn không nơi nương tựa.
Khi hòa bình được lập lại bé nào may mắn tìm thấy cha mẹ sẽ được nhận về còn những bé khác vẫn được các thầy ở chùa chăm sóc và dạy đạo.
Đúng với tôn chỉ của nhà chùa là “Hoằng Dương Phật Pháp”. Đặc biệt trận chiến ở Đồng Xoài năm 1965 đã phá khiến cho hàng ngàn người rơi vào cảnh không nhà không cửa.
Rất may mắn nhà chùa đã cưu mang các gia đình trên và trích tiền công đức tại chùa để xây dựng lại 50 ngôi nhà cho bà con có nơi an cư lạc nghiệp
Về thiết kế Chùa Hoằng Pháp được thiết theo hình chữ “Công”, các đường nét được chạm trổ vô cùng tinh xảo. Khuôn viên chùa cũng được trồng rất nhiều loại cây xanh.
Cuộc sống ở chùa hằng ngày dường như trôi qua rất êm đềm, không có quá nhiều xáo trộn.
Khi tới đây quý khách sẽ thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng hơn, không còn những đau đớn, giận hờn hay oán trách bất kỳ ai. Tất cả đều buông bỏ.
3. Hướng dẫn đường đi đến chùa hoằng pháp
Chùa Hoằng Pháp nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng hơn 20km, tuy nhiên, đường tới chùa khá dễ đi. Vì vậy, bạn sẽ chỉ mất từ 30 đến 45 phút là đã có thể tới được chùa.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các cách để tới chùa Hoằng Pháp nhanh nhất.
Cách đi đến chùa Hoằng Pháp bằng xe máy, ô tô
Để tới được chùa Hoằng Pháp bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… Bạn đi theo đường Lê Lai, rẽ lên Trương Định rồi tiến ra khu vực Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Sau đó, bạn rẽ trái ra Trần Quốc Hoàn, tiến ra khu vực đường Cộng Hòa, lên Trường Chinh, Xuyên Á (Toàn bộ quãng đường khoảng 17km).
Cuối cùng, bạn đi vào đường lên huyện lộ 60B, rẽ trái lên Lê Lợi, đi thêm khoảng 500m nữa là tới được chùa.
Cách đi đến chùa Hoằng Pháp bằng xe bus
Nếu chưa từng tới TP.HCM, cũng như không thực sự quen đường, bạn hoàn toàn có thể đến chùa bằng các phương tiện công cộng như xe Bus, Taxi, Grab,…. Nhằm tránh việc bị lạc, gây mất thời gian trong suốt quá trình di chuyển.
Với xe bus, bạn có thể lựa chọn tuyến xe 01 để tới chùa. Tuy nhiên, bạn cần nhắc nhở phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá hoặc xuống nhầm bến.
4. Chùa Hoằng Pháp mấy giờ đóng cửa
Được xem là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng của TP.HCM. Vì vậy, bạn có thể tới thăm quan, chùa vào tất cả các khung giờ trong ngày.
Nếu có điều kiện về mặt thời gian, bạn có thể ở lại và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nên thơ của ngôi chùa khi về đêm.
Đây chính là thời điểm các ánh điện của ngôi chùa được bật lên, tạo ra một không gian kỳ ảo với nhiều sắc màu khác nhau.
5. Tham quan chùa Hoàng Pháp
Khi tới chùa Hoằng Pháp, bạn sẽ được trải nghiệm một không gian thực sự thanh tịnh, yên tĩnh. Đem lại cảm giác tĩnh tâm, tránh xa được những lo toan, muộn phiền trong cuộc sống.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về kiến trúc, cũng như những điểm nổi bật của ngôi chùa. Giúp bạn đọc có thể chủ động hơn khi thăm tới đây thăm quan, vãn cảnh.
Cổng tam quan chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp được xây theo lối kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trước tiên, khi tới chùa, bạn sẽ phải bước qua cổng tam quan.
Tại mỗi bên cổng được khắc chữ quốc ngữ, bên trái là chữ “Từ Bi”, bên phải là chữ “Trí Tuệ”. Mỗi cánh cổng đều mang 1 cái tên các khác nhau, nhưng cả 2 đều hướng tới những ý nghĩa cao đẹp.
Ngoài ra, phần mái của cánh cổng được thiết kế 2 tầng, lợp ngói đỏ và uốn cong theo hình đầu đao. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt cho cổng Tam Quan của chùa.
Khuôn viên chùa Hoằng Pháp
Sau khi đi qua cổng tam quan, bạn sẽ tới khu vực khuôn viên sân chùa.
Tại khu vực này, nhà chùa cho đặt rất nhiều chậu cũng như trồng các loại cây xanh, tạo ra không gian thoáng đãng, giúp bạn cảm thấy thanh tịnh, bình yên.
Khu vực đại điện chùa Hoằng Pháp
Tòa đại điện của chùa Hoằng Pháp được xây dựng với 2 tầng chính. Phần mái màu đỏ thẫm, nổi bật giữa nền trời và cây cối xanh tươi.
Nâng đỡ cho tòa đại điện chính là hệ thống cột vô cùng chắc chắn.
Ngoài ra, hai bên thềm của bậc tam cấp dẫn lên đại điện có đặt 2 chú sư tử đá uy nghi, dũng mãnh. Ở chính giữa có một chiếc đỉnh đồng được điêu khắc bởi các họa tiết vô cùng bắt mắt.
Tháp Nhị Nghiêm - Công trình ấn tượng nhất của chùa Hoằng Pháp
Tháp Nhị Nghiêm được xem là công trình đặc biệt nhất của chùa Hoằng Pháp. Đây là nơi chôn cất thi hài của cố hòa thượng Ngộ Chân Tử.
Ông là người đã có công trong việc xây dựng và thành lập chùa.
Mặc dù, không quá rộng lớn, tuy nhiên tòa tháp lại được xây dựng vô cùng chắc chắn, với phần móng hình vòng tròn, cao 3 bậc.
Phía trên của tòa tháp có hình vòm, được xây dựng bằng gạch men, phía trước có đỉnh đồng để thắp hương cho nhà sư.
Phần đỉnh tòa tháp có hình chữ Vạn, biểu trưng cho công đức vô lượng cũng như sự vĩnh hằng của vũ trụ.
6. Khóa tu mùa hè ở Chùa Hoằng Pháp
Đặc biệt Chùa Hoằng Pháp còn là nơi tổ chức các Khóa Tu mùa hè đầu tiên tại Hồ Chí Minh. Với mong muốn truyền bá Phật Pháp cũng như định hướng tâm lý, cách nghĩ và lối sống cho các em học sinh sinh viên.
Nên cứ qua mỗi năm số lượng người đăng ký tham gia khóa tu ngày một đông hơn năm trước rất nhiều.
Theo ước tính của các sư thầy Chùa Hoằng Pháp thì mỗi khóa có trên dưới 3000 người tham dự. Đỉnh điểm có khóa đông nhất là 15.000 người đăng ký tham gia
Nguyên nhân chính khiến khóa tu 1 ngày chùa Hoằng Pháp thu hút được đông phật tử như vậy có lẽ cũng nhờ: sự tâm huyết trong các bài giảng của các sư thầy tại chùa.
Các bài giảng gắn liền với thực tiễn, mỗi người tham gia ít nhiều đều nhìn thấy bản thân mình ở trong mỗi câu chuyện các thầy kể.
Đặc biệt Thầy Thích Tâm Nguyên là một trong những sư thầy được rất nhiều bạn trẻ yêu quý bởi cách nói chuyện dí dỏm và gần gũi với ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay
Khóa tu là vậy nhưng những ngày bình thường, ngày rằm, ngày mồng một, Vu Lan, cũng có hàng chục ngàn lượt khách tới chùa để làm công quả và làm từ thiện và cúng dường trai tăng.
Chùa Hoằng Pháp cũng thường xuyên tổ chức các buổi phát cơm từ thiện miễn phí cho những cụ già neo đơn, những người nghèo khổ không có cơm ăn áo mặc.
Chỉ khi thực sự tham gia vào công việc này quý vị mới cảm thấy nụ cười của người được nhận những xuất cơm có thể xua tan mọi trái tim băng giá.
Nụ cười đó làm cho con người ta cảm thấy ấm lòng hơn và tình người vẫn luôn hiện hữu dù là trong thời đại nào đi chăng nữa
Chùa Hoằng Pháp cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu 1 ngày vào ngày chủ nhật tuần 1 của Tháng.
Thông tin chi tiết về học bổng, lịch quy y và lịch khóa tu chùa Hoằng Pháp cũng được đăng tải đầy đủ trên trang chuahoangphap.com.vn để quý vị tiện theo dõi
Quý vị phật tử có thể di chuyển tới chùa bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus thông qua định vị google. Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi gia đình.
Đặc biệt khi tới chùa các vị phụ huynh cần nhắc nhở con em mình cần đặc biệt tuân thủ các quy định để khóa tu diễn ra tốt đẹp
7. Lễ phật đản ở chùa Hoằng Pháp
Đại lễ phật đản luôn là lễ hội có ý nghĩa quan trọng nhất của phật giáo. Với mục đích để tưởng nhớ tới ngày đức phật Thích Ca nhiệm màu ra đời.
Vào thời điểm này, chùa Hoằng Pháp cũng tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa, có thể kể đến như: Thả cá phóng sinh, tiệc chay để mời du khách, phật tử, tổ chức các lễ cầu an, giảng đạo, ca múa nhạc….
Từ đó, giúp người dân hiểu rõ và thêm phần tôn kính Đức Phật.
Nếu như một ngày bạn cảm thấy chán nản với cuộc sống xung quanh, bạn thấy mệt mỏi không còn muốn làm bất cứ điều gì.
Hãy tìm về với cửa Phật, hãy tin tôi đi, Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa ở Hồ Chí Minh bạn nên đến ít nhất 1 lần trong đời đấy!
Đọc tiếp: Tham quan Chùa Linh Ứng Đà Nẵng Sơn Trà- “Cầu gì được nấy”