Đón nhận tầm mắt hùng vĩ của núi Đại Lào tại chùa Đại Giác Bảo Lộc.
Tọa lạc trên một ngọn đồi ngay cửa ngõ phía nam trên cung đường Thành phố Hồ Chí Minh đến Bảo Lộc, chùa Đại Giác như một vùng trời yên bình, yên ả giữa thành phố hương trà Bảo Lộc. Đến với chùa Đại Giác, bạn sẽ lạc vào cảnh sắc núi non đại ngàn hùng vĩ, cùng với đó là luồng không khí se lạnh tươi mát sẽ giúp bạn quên đi bao mệt mỏi nơi phố thị tấp nập.
Chùa Đại Giác tọa lạc trên cung đường ghé đến thành phố hương trà. Với vị trí thuận lợi như thế, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp địa danh này. Ngôi chùa sở hữu một khuôn viên tràn ngập màu xanh của muôn loài cây cỏ, muôn loài hoa lá sẽ mang đến cho bạn cảm giác yên bình thanh tịnh đến ngỡ ngàng.
1. Giới thiệu khái quát về chùa Đại Giác
Chùa Đại Giác nằm tại núi Đại Lào, thông Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Chùa có vị trí tọa lạc ngay trên quốc lộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bảo Lộc. Ngôi chùa tọa lạc trên ngọn núi cao, vì thế đứng từ đây bạn có thể thu vào trong tầm mắt những gì tuyệt đẹp nhất của cao nguyên Di Linh. Với kiến trúc theo trường phái Bắc Tông độc đáo, ngôi chùa xây dựng đậm chất truyền thống Việt Nam.
Lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa.
2. Đường đến chùa Đại Giác
Chùa Đại Giác nằm trên cung đường Quốc lộ 20 hướng từ Sài Gòn đến Bảo Lộc. Nếu xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển theo cung đường Quốc lộ 20 này. Đi dọc theo cung đường Quốc lộ 20, bạn sẽ di chuyển qua đèo Bảo Lộc. Sau đó, bạn sẽ bắt gặp cầu Đại Giác, bạn sẽ rẽ trái ngay vào con đường Nguyễn Thiện Thuật. Cuối cùng bạn sẽ bắt gặp cổng chùa ngay bên tay phải.
Bên cạnh đó, chùa Đại Giác cũng cách trung tâm thành phố Bảo Lộc gần 14 km về phía Tây. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Bảo lộc, bạn sẽ mất gần 30 phút di chuyển. Bạn có thể đi theo cung đường Cao Bá Quát rồi rẽ trái tại ngã ba giao với Lý Thường Kiệt. Sau đó bạn tiếp tục di chuyển dọc con đường Lý Thường Kiệt rồi rẽ trái vào đường Hồ Tùng Mậu. Ngay tại bùng binh, bạn chọn rẽ vào lối Nguyễn Công Trứ, tại bùng bình tiếp theo bạn chọn rẽ vào Lý Tự Trọng. Di chuyển trên cung đường Lý Tự Trọng hơn 500m bạn rẽ trái vào đường Trần Phú. Di chuyển trên cung đường Trần Phú khoảng 7km bạn sẽ gặp cổng chùa Đại Giác bên phía tay phải.
Đường đi từ trung tâm thành phố Bảo lộc đến chùa.
3. Lịch sử xây dựng chùa Đại Giác
Chùa Đại Giác được bắt đầu khởi công và xây dựng vào năm 1950 ngay khu vực gần đối và dưới chân đồi. Đến năm 1992, chùa Đại Giác đã được di chuyển lên đồi và xây dựng với kiến trúc độc đáo hơn, kiên cố và vững chãi hơn. Hiện nay chùa đã được xây dựng khá khang trang và quy mô. Được đặt trên ngọn núi Đại Lào, cảnh sắc và không khí ở đây vô cùng tuyệt vời và thanh bình.
Ngôi chùa đã được xây dựng cách đây từ rất lâu.
4. Kiến trúc Bắc Tông nổi bật của chùa Đại Giác
Ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc theo trường phái Bắc Tông truyền thống. Lối kiến trúc này mang một phong vị rất truyền thống rất Việt Nam, không những vậy còn khiến chúng ta cũng thêm phần yên bình và thanh tịnh trong lòng. Bước từ ngoài vào chúng ta sẽ bắt gặp ngay cổng tam quan của chùa Đại Giác.
Cổng tam quan được dựng từ 4 cột tạo thành 3 lối đi, đây là lối thiết kế vô cùng truyền thống và dễ dàng bắt gặp tại các công trình chùa chiền dọc mảnh đất Việt Nam. Phần ngói của cổng tam quan được lót gạch ngói mang sắc xanh lá cây như hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn, trong lành. Bước vào phía bên trong là những bậc thang đá đã được thiết kế tỉ mỉ dành cho du khách và những người hành hương dễ dàng di chuyển và phía chánh điện của chùa Đại Giác.
Lối kiến trúc theo trường phái Bắc Tông nổi bật và độc đáo.
Nhìn từ xa chánh điện của chùa Đại Giác nhìn như một ngôi nhà lớn, che chở và bảo về những con người mang tâm hồn của mình đến để vỗ về. Phần mái của cánh điện được thiết kế cong vút và lợp mái ngói vô cùng truyền thống. Không những vậy, phía trên mái ngói còn được cẩn thận khắc họa những chi tiết rồng phượng vô cùng độc đáo và bắt mắt. Đặc biệt hơn phía bên hông của chánh điện, trên những cánh cửa hay khung cửa sổ của chùa Đại Giác cũng được khắc họa những hoạ tiết, chi tiết đậm chất Việt Nam.
Với vật liệu bằng gỗ và những hoạ tiết truyền thống, ngôi chùa mang một phong vị rất đậm đà của người Việt dù cho được đặt gần vùng đất của nhiều văn hoá bản sắc độc đáo khác. Phía bên trong chánh điện được thiết kế rất nghiêm trang, thanh tịnh. Chính giữa của chánh điện đặt một bức tượng Phật lớn và rất nhiều mỏ gõ được đặt xung quanh.
5. Đứng tại chùa Đại Giác ngắm nhìn cảnh sắc núi Đại Lào
Bởi vì được đặt trên ngọn núi Đại Lào, thế nên đứng từ chùa Đại Giác bạn sẽ thu vào tầm mắt là những phong cảnh tuyệt đẹp. Ghé thăm chùa Đại Giác bạn sẽ được nhìn thấy cả thành phố Bảo lộc đang dần lấp ló dưới lớp sương dày đặc. Không những vậy, khi hoàng hôn buông xuống bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh những hạt nắng cuối cùng dần nép mình phía sau những ngọn núi cao trùng trùng điệp điệp. Bạn sẽ được tận hưởng những sự ấm áp cuối cùng dần tắt sau lớp sương mù dày bay lập lờ.
Khung cảnh bắt gặp từ chùa Đại Giác.
Đứng tại chùa Đại Giác bạn sẽ được thấy cả cao nguyên Lâm Đồng, đó những mái nhà đỏ lấp ló sau từng hàng thông cao thẳng tắp. Là những sắc màu xen lẫn vào sắc xanh của rừng già lá kim. Đặc biệt hơn hết, bạn sẽ thấy lòng mình thêm muôn phần nhẹ nhàng như những đám mây nhẹ trôi qua giữa bầu trời trong xanh. Nơi đây vào cuối tuần cũng tổ chức các lớp học giảng đạo giúp chúng ta trút bỏ những gánh nặng, những phiền não trong cuộc sống. Bạn có thể tham khảo các lớp giảng dạy tại đây để giúp tâm hồn của mình thêm bình yên.
Chùa Đại Giác được đặt trên ngọn núi Đại Lào với cảnh sắc vô cùng hùng vĩ và thơ mộng. Đây chắc chắn sẽ là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách ghé thăm, không chỉ là những phật tử người hành hương mà có thể chỉ là vài du khách đang tìm kiếm điều bình yên và thanh tịnh trong lòng. Nếu bạn mong muốn được ghé thăm chùa Đại Giác, bạn có thể tham khảo Tour hành hương của Zoom Travel hoặc liên hệ số điện thoại 0903.909.074 để được tư vấn tận tình nhé!