Xem thêm

Cách viết sớ cầu cúng, lễ bái chuẩn, thành tâm nhất - Tailieu.com

Phap Ngo Thich
Sớ là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Sớ là một loại văn bản cổ thường được dùng trong các khóa cúng lễ, để trình bày nguyện vọng, nguyện ước của gia chủ kính...

Sớ là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Sớ là một loại văn bản cổ thường được dùng trong các khóa cúng lễ, để trình bày nguyện vọng, nguyện ước của gia chủ kính gửi lên các bậc thần linh. Sớ thay cho lời khấn vái, được đặt trên mâm lễ để xin các bậc thần linh, mong các ngài ban cho may mắn, thoả mãn ước muốn cầu nguyện.

Ngoài việc gắn liền với các khoa cúng, thì trong sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa truyền thống người ta cũng hay dùng sớ khi tự thân lễ lạt nơi đền chùa miếu mạo, bởi người ta quan niệm sớ là một loại đơn từ giấy trắng mực đen gửi lên các đấng siêu hình, mong các ngài ban cho được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Các loại sớ thường sử dụng như:

  • Sớ cúng lễ Đền, Chùa, Phủ... cầu tài lộc, công danh, bình an.
  • Sớ cúng Mẫu, Sơn Trang, Trần Triều.
  • Sớ cúng khi động thổ, bồi hoàn long mạch, cất nóc, di chuyển văn phòng, nhà ở, sửa bếp...
  • Sớ cúng khi bốc bát hương mới, vào nhà mới.
  • Sớ cúng gia tiên giỗ chạp trong gia đình.
  • Sớ cúng ngày Tết. Một bộ gồm:
    • Sớ cúng 23 tháng Chạp (sớ cúng ông Táo)
    • Sớ cúng Tất niên
    • Sớ cúng Giao thừa trong nhà
    • Sớ cúng Giao thừa ngoài sân
    • Sớ cúng Phật
    • Sớ cúng Mùng 1
    • Sớ cúng Hóa vàng
    • Sớ cúng Rằm tháng Giêng.
  • Trạng cầu tự (con cái), cầu tài, cầu thi cử, mua bán đất cát, khất đồng, đòi nợ, cắt tiền duyên...
  • Trạng mã gia tiên.

Hướng dẫn cách viết sớ

Có 3 loại chữ được dùng để viết sớ: Chữ hán, Chữ nôm, Chữ nho (pha trộn giữa chữ Hán và chữ Nôm). Bắt đầu lá sớ bao giờ cũng có hai chữ "phục dĩ" và dòng cuối cùng thì hai chữ trên đầu ghi là "thiên vận", đây chính là điểm phân biệt lá sớ với các văn bản khác.

Thể thức một lá sớ

Sớ được thiết kế văn bản theo thể thức sau:

Lề lối viết sớ cổ: Thượng trừ bát phân Hạ thông nghĩ tẩu Tiền trừ nhất chưởng Hạ yếu không đa Sơ hàng mật tự "Tử" tự bất lộ đầu hàng "Sinh" tự bất khả hạ tầng Độc tự bất thành hàng Bất đắc phân chiết tính danh Dịch nghĩa:

Lề trên bỏ tám phân (khoảng 4cm) Lề dưới bằng đường kiến chạy Lề trước bỏ khoảng cách bằng 1 bàn tay Lề sau không quan trọng Không để trống dòng Chữ "Tử" không để trên cùng Chữ "Sinh" không để dưới cùng Một chữ không thành dòng Tên người không chia 2 dòng.

Cụ thể như sau:

  • Phần giấy trắng (tức là lưu không- ngày nay gọi là canh lề) đầu tờ sớ rất hẹp (cỡ vừa 1 ngón tay), cuối tờ sớ bằng "nhất chưởng" tức khoảng rộng tương đương 4 ngón tay, như thế gọi là " tiền lưu nhất chưởng, hậu yêu không đa".
  • Lưu không Trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ thì rất hẹp chỉ vừa cho con kiến chạy - "thượng trừ bát phân, hạ thông nghĩ tẩu".
  • Các cột chữ rất thưa nhưng khoảng cách chữ lại rất mau - "sơ hàng mật tự".
  • Một chữ không bao giờ được đứng riêng một cột - "nhất tự bất khả nhất hàng".
  • Khi viết họ tên người phải đứng cùng 1 cột - "bất đắc phân chiết tính danh"

Bố cục lá sớ

Kết cấu một lá sớ thông thường gồm các phần theo thứ tự dưới đây:

  1. Đầu tiên sau hai chữ "phục dĩ", đa số các tờ sớ có phần phi lộ, thông thường là một câu văn biền ngẫu viết theo thể phú, nội dung có liên quan tới lá sớ.

  2. Phần ghi địa chỉ: Phần này tiếp theo lời phi lộ, được mở đầu bằng hai chữ "viên hữu" tiếp theo là "việt nam quốc, tỉnh, huyện, xã thôn. Tiếp theo là hai chữ "y vu" hoặc "nghệ vu" ở cuối hang địa chỉ. Đầu cột tiếp theo là ghi nơi tiến sớ, ví dụ: "....linh từ".

  3. Phần nêu lý do dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng hai chữ "thượng phụng" nằm dưới tên đền, chùa của phần 2. Đầu cột tiếp theo đa phần là mấy chữ "Phật, Thánh hiến cúng …..thiên tiến lễ……" . Kết thúc là chữ "sự". Chú ý trong sớ, tất cả các chữ Phật, Thánh, hoặc hồng danh của các ngài đều phải viết tôn cao thêm bằng 1 chữ.

  4. Phần ghi họ tên người dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng câu: "kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)" tiếp theo viết họ tên người dâng sớ, có vài loại sớ thì ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào… (ví dụ sớ cúng sao đầu năm). Nếu sớ ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ cũng có chữ "đẳng". ví dụ "hiệp đồng toàn gia quyến đẳng". Kết thúc phần này là mấy chữ: "tức nhật mạo (hoặc ngương) can"… Mấy chữ này, cùng hai chữ "y vu" ở trên nhà in sớ không in mà người viết phải tự điền vào. Lý do là mấy chứ đó có thể thay đổi cho phù hợp hơn hoặc văn vẻ hơn theo sở học của người viết sớ.

  5. Phần tán thán: Ở phần này là những câu văn giải thích rộng hơn lý do dâng sớ. Kết thúc phần này là câu "do thị kim nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu"

  6. Phần thỉnh Phật Thánh: Phần này mở đầu bằng 2 chữ "cung duy" tiếp theo là Hồng danh của các ngài. Dưới mỗi hồng danh là các chữ "tòa hạ" dành cho Phật, "vị tiền" dành cho Thánh, Thần cùng các bộ hạ các ngài. Đôi khi với các vị Tiên thì dung "cung khuyết hạ"

  7. Phần thỉnh cầu: Phần này được mở đầu bằng hai chữ "phục nguyện"

  8. Tiếp theo là đoạn văn biền ngẫu (thường là rất hay) nói về sự mong mỏi được các bề trên ban ân huệ cho bản thân và gia đình. Kết thúc bằng câu "đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ.

  9. Phần cuối cùng, là ghi năm tháng ngay (có khi cả giờ). Kết thúc bằng mấy chữ "....thần khấu thủ thượng sớ".

Hướng dẫn cách viết sớ Phúc Thọ đi lễ hành hương

Có rất nhiều mẫu sớ, tùy vào mục đích, khoa cúng, buổi lễ… ngoài ra còn rất nhiều các mẫu trạng, hịch…khác nhau. Nhưng để quý vị viết sớ đi lễ hành hương thì chỉ cần dùng mẫu sớ Phúc Thọ là được ( ở một số nơi ghi là mẫu Phúc Lộc Thọ). Sớ này có thể dùng để đi lễ Chùa, Đền, Phủ, Đình, Điện… vào các ngày sóc, vọng hàng tháng (mùng 1, rằm), ngày tiệc Thánh hay dịp đầu năm, cuối năm…

Các bản in tờ sớ Phúc Thọ ở mỗi nơi tuy có thể khác nhau một số chữ nhưng nội dung thì nhất quán. Để viết 1 lá sớ Phúc Thọ, quý vị chỉ cần điền đủ thông tin vào (6) vị trí như hình.

mẫu sớ phúc thọ cầu bình an

  1. “…Việt Nam Quốc…” Đây là dòng quý vị điền thông tin về nơi cư trú của quý vị hoặc của người đi lễ. Với quy định địa danh lớn viết trước rồi sắp xếp nhỏ dần. Ví dụ “…Bắc Ninh tỉnh, Gia Đông huyện, Thuận Thành xã, đệ bát tổ dân, thập tám gia số hiệu…” (tổ số 8, nhà số 18) hoặc “…Hồ Chí Minh thành phố, Gò Vấp quận, cửu bách cửu ngõ, nhị thập cửu gia số hiệu…” (ngõ 909, nhà số 29)

Lưu ý với những quý vị lấy địa chỉ ngoài đất nước Việt Nam, có thể ghi “Việt Nam quốc Hiện sinh cư tại hải ngoại Đức quốc (Hà Lan quốc hoặc Mỹ quốc… hiệu đầu vu).” Cuối dòng này luôn được kết thúc bằng 2 chữ “Đầu Vu” nghĩa tương đương giống: gửi tới, hướng về… Nếu từ xa đến lễ thì có thể thay là “Nghệ vu”. Nếu ở gần đi lễ thì có thể thay là “Y vu”. Nếu địa chỉ của quý vị quá dài dẫn đến viết 1 dòng không đủ thì có thể chia làm 2 dòng song song. Cách viết này gọi là “viết song cước”.

Cách-Viết-Sớ

  1. “…Thượng phụng” Đây là vị trí quý vị điền tên tự của Chùa, Đền, Phủ, Điện… nơi quý vị đi lễ. Ở đây có 2 lưu ý: Cần phân biệt “Tên tự” và “Tên thường gọi”. Đây là điều rất nhiều người, kể cả các thầy viết sớ lâu năm vẫn mắc phải. Nói ví thử như “tên tự” là tên một người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh, chứng minh thư, bằng lái xe…Còn “tên thường gọi” là biệt danh, bút danh, tên gọi hàng ngày, không có giá trị giấy tờ pháp lý. Cũng vậy, “Tên tự” là tên Đền, Chùa được ghi trên hoành phi nơi chính điện. Còn “tên thường gọi” là dân gian vẫn truyền khẩu gọi tên. Có những nơi tên tự và tên thường gọi trùng nhau nhưng có những nơi hai tên này lại khác nhau. Ví dụ: “Chùa Hà” là tên thường gọi nhưng tên tự để viết sớ là “Thánh Đức Tự” ( 聖 德 寺) “Chùa Giáp Bát” là tên thường gọi nhưng tên tự là “Phổ Chiếu Tự” (普 照 寺) v.v…

Hướng-dẫn-viết-sớ

Vậy mà nhiều quý vị, nhiều thầy vẫn dùng “tên thường gọi” của Chùa, Đền để điền vào sớ. Khác nào khi ta lập hợp đồng mua bán đất mà dùng tên thường gọi. Vậy sao pháp luật chứng nhận. Thiết nghĩ vậy là chưa chuẩn xác! Nhiều quý vị đặt câu hỏi: “Khi không biết tên tự nơi ta dâng sớ, thì làm sao điền được cho đúng đây? “ Xin thưa rằng, những khi như vậy có thể ghi “Linh từ” hoặc “Tối linh từ” nếu dâng sớ ở đền. “Thiền tự” hoặc “Đại thiền tự” nếu dâng sớ ở chùa. “Linh Điện” nếu dâng sớ ở điện. “Đình Vũ” nếu dâng sớ ở đình. “Linh Phủ” nếu dâng sớ ở phủ… -Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ “Thượng phụng”, không ghi phía dưới mới đúng cách hành văn trong sớ.

  1. ”Phật Thánh hiến cúng…” Dòng này quý vị có thể điền “Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông Tiết” Hoặc “Xuân/ Hạ/ Thu/Đông Thiên” (tùy bản in) Thời điểm quý vị đi lễ dâng sớ vào tháng nào ứng với mùa theo Nông Lịch của Việt Nam. Xuân là các tháng 1, 2, 3 âm lịch Hạ là các tháng 4, 5, 6 âm lịch Thu là các tháng 7, 8, 9 âm lịch Đông là các tháng 10, 11, 12 âm lịch. Nếu ko nhớ rõ tháng, quý vị ghi là “Đương thiên” hoặc “Đương tiết”, đều có thể được.

  2. ”…Tiến lễ… Giải hạn…” Tại đây quý vị có thể điền hai chữ “Kim Ngân”, “Tài Mã”, “Hoa man”, “Phù Lưu”… sao cho hợp hoàn cảnh của quý vị.

  3. ”Tín chủ…” Đây là phần quý vị điền thông tin của chính quý vị hoặc của người đi lễ như tên, năm sinh, tuổi, cung mệnh…với lưu ý những chữ đầu tiên của các dòng, viết không được cao chữ “Phật”.

Ví dụ: Trần Văn Kèo niên sinh Kỷ Hợi hành canh lục thập nhất tuế. Hiền thê Lê Thị Cột niên sinh Giáp Thìn hành canh ngũ thập lục tuế…

Thứ tự ghi như sau: Tên tín chủ Vợ hoặc chồng. (Thê hoặc Phu) Bố mẹ. (Phụ Mẫu) Con trai. (Nam tử) Con dâu. (Hôn tử) Con gái. (Nữ tử) Con rể. (Tế tử) Các cháu… (Chúng tôn) Kết thúc phần này bằng dòng: “Hiệp đồng bản hội gia môn quyến đẳng Tức nhật ngưỡng can”.

  1. ”Thiên vận…” Dòng này là nơi quý vị ghi thời gian đi lễ.
  • Năm: Ghi năm âm lịch. Ví dụ: Kỷ Hợi niên, Canh Tý niên…
  • Tháng: Ghi tháng đi lễ. Lưu ý: tháng Một ghi là “Chính nguyệt” Các tháng sau ghi bình thường. Ví dụ: Nhị Nguyệt, Tứ Nguyệt, Thập Nhất Nguyệt…
  • Ngày: Ghi ngày đi lễ. Từ mùng 1 đến mùng 9, ghi: Sơ nhật. Từ mùng 10 đến ngày 19, ghi: Thập nhật. Từ ngày 20 đến ngày 29, ghi: Nhị thập nhật. Lưu ý: Sớ đi lễ chỉ ghi ngày như hướng dẫn trên. Trường hợp ghi rõ ngày lễ là khi cử hành các đàn lễ, Hịch hoặc Điệp sẽ được ghi rõ ngày bằng mực đỏ với mục đích gửi hỏa tốc.

Một số lưu ý khi viết sớ

Cách nhận biết giấy viết sớ Giấy được dùng viết sớ phải vuông vạnh, không được nhàu, rách, có vết bẩn. Cuối sớ có dấu đỏ ( dấu ấn triệu), năm cuối cùng bên trái giấy.

Cách dùng bút dùng viết sớ

  • Bút dùng viết sớ có thể dùng hai loại: bút mềm hoặc bút cứng.
  • Bút cứng có đầu bằng kim loại ( bút bi hoặc bút nước). Bút phải có nét to, không viết sớ bằng bút bi nét nhỏ.
  • Bút mền là loại bút có lông ở đầu bút. Lông này được làm từ lông ngựa hoặc sợi tổng hợp.
  • Tuỳ từng người, sẽ chọn những loại bút riêng để viết sớ.
  • Tuyệt đối không dùng bút chì để hành sớ.

Cách trình bày dòng chữ. Mặc dù bạn không hiểu chữ viết trên sớ, nhưng bạn nên để ý các thầy nho viết sớ cho bạn, dòng chữ phải thẳng thành hàng dọc, sớ không được lệch hay xiên xẹo sang các bên. Không nên dùng giấy than. Nhiều thầy viết sớ thường tiết kiệm thời gian bằng cách dùng giấy than để lót dưới lá sớ. Nhưng nhược điểm của giấy than sẽ làm mất nét thanh đậm của chữ viết với những tờ sớ phía dưới. làm mất đi quy chuẩn của sớ. Tốt nhất, bạn nên yêu cầu thầy nho dành thêm chút thời gian để viết các lá sớ bằng tay.

Bao đựng sớ. Hòm, bao đựng sớ cũng cần sạch sẽ, không rách. Màu sắc tuỳ thuộc vào bạn, không bắt buộc theo màu quy chuẩn nào.

Các mẫu sớ cúng lễ thường gặp

Dưới đây là các mẫu sớ điệp thường được sử dụng khi cúng lễ, mời các bạn tham khảo:

Mẫu sớ chung thường dùng

Phục dĩ Thánh công tham tán tiệm hồi ngọc luật chi xuân thiên ý trùng hàn dục tống lạp mai chi tuyết tuế diệc mạc chỉ tế dĩ an chi Viên hữu Việt Nam quốc,… tỉnh,… huyện,… xã,… thôn y vu Thượng phụng Phật hiến cúng … thiên tiến lễ Tạ ân tất niên tập phúc nghênh tường cầu vạn an sự Kim thần tín chủ: Trần Lâm Anh (họ tên người dâng sớ) Cao ngự phủ giám phàm tình ngôn niệm tuế nguyệt

1