Xem thêm

Cách tụng kinh siêu độ tại nhà cho các Phật tử

Phap Ngo Thich
Kinh siêu độ là bài kinh Phật mà người sống sẽ dùng sự hiểu biết, lòng tín ngưỡng và kinh nghiệm tu học Phật pháp để giúp cho người đã khuất thoát khỏi kiếp khổ...

cach-tung-kinh-sieu-do-ta Kinh siêu độ là bài kinh Phật mà người sống sẽ dùng sự hiểu biết, lòng tín ngưỡng và kinh nghiệm tu học Phật pháp để giúp cho người đã khuất thoát khỏi kiếp khổ nạn.

Tại sao phải tụng kinh siêu độ?

Kinh siêu độ là bài kinh Phật mà người sống sẽ dùng sự hiểu biết, lòng tín ngưỡng và kinh nghiệm tu học Phật pháp để giúp cho người đã khuất thoát khỏi kiếp khổ nạn, sớm được siêu thoát đến cõi an lạc. Từ trong nguy hiểm sẽ được an toàn, từ trong trói buộc sẽ được giải thoát.

Lễ cầu siêu là một nghĩa cử cao đẹp của con cháu đối với ông bà cha mẹ tổ tiên để tỏ lòng ghi nhớ công ơn dưỡng dục.

Cầu có nghĩa là cầu nguyện, siêu là siêu thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để ông bà cha mẹ đã khuất nếu giờ còn đang lưu lạc dưới chốn địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thì sẽ sớm được siêu thoát, được giải phóng khỏi cảnh giới khổ đau để sớm vãng sinh nơi cửa Phật.

Kinh Phật có dạy rằng, khi ở trong trạng thái thân trung ấm, các linh hồn sẽ trở nên vô cùng thông minh và khôn ngoan, hơn nhiều lần so với lúc họ còn sống. Họ có nhiều năng lực thần thông quảng đại, có thể đọc được tâm ý của người khác, biết được gia quyến có thực sự tiếc nuối hay vui mừng trước sự ra đi của họ.

Người Trung Quốc cho rằng, siêu độ là các nghi thức như niệm Phật, tụng kinh, bái sám, Mông sơn thí thực, Diệm khẩu thí thực v.v… cho người đã khuất, nhờ công đức của Đức Phật mà giúp cho người đã khuất được siêu thoát chuyển sinh về cõi lành.

Ngoài ra việc siêu độ người sống còn quan trọng hàng đầu. Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo, kinh pháp mà Ngài nói, đối tượng chủ yếu trong các bộ kinh Đại Tiểu thừa chính là bảy chúng đệ tử tại nhân gian, kế đến là thiên thần, cho nên gọi Phật là thầy của trời người hoặc giáo chủ của người trời. Siêu độ đối với người sống, ý là vận dụng sự tin hiểu tu chứng pháp của Phật mà siêu việt nhà lửa tam giới, vượt qua biển khổ sinh tử.

Nguồn gốc của việc cầu siêu

Bất kỳ ai theo đạo Phật đều đã nghe về tấm gương hiếu thảo của tôn giả Mục Kiền Liên. Trong Kinh Phật có kể lại rằng, vì muốn báo hiếu cho mẹ, Ngài đã dùng phép thần thông để soi khắp các cõi trời, đất, địa ngục để tìm lại mẹ mình. Nhờ có khả năng thần thông quảng đại, ngài đã biết được mẹ mình đang đọa lạc ở cõi ngạ quỷ, nên Ngài đến gặp Đức Phật để nhờ ngài cứu giúp.

Đức Phật dạy rằng nhân dịp chư Tăng sau ba tháng an cư, tinh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường. Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy và cứu được mẹ thoát khỏi khổ đau.

Kể từ đó bắt đầu hình thành nghi thức cầu siêu. Các Phật tử có lòng hiếu thảo, theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể cầu nguyện cứu khổ cho hương linh người thân đã khuất của mình. Chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này ông bà cha mẹ, tổ tiên của chúng ta còn lưu lạc nơi đâu. Do đó hãy tụng kinh siêu độ để nếu không may người thân của mình đang ở cõi địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ có thể sớm được sinh về cõi Tịnh Độ.

Cách tụng kinh cầu siêu tại nhà

Niệm hương lễ bái

(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)

Tịnh pháp - giới chơn - ngôn

Án lam xóa ha. (3 lần)

Tịnh tam - nghiệp chơn - ngôn

Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)

Cúng hương

(Thắp ba cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn bài cúng hương)

Nguyện thử diệu hương vân,

Biến mãn thập phương giới,

Cúng dường nhứt-thế Phật,

Tôn pháp chư Bồ tát,

Vô biên Thanh văn chúng,

Cập nhứt thế Thánh-Hiền,

Duyên khởi quang minh đài,

Xứng tánh tác Phật-sự,

Phổ huân chư chúng-sanh,

Giai phát Bồ-Ðề tâm,

Viễn-ly chư vọng-nghiệp,

Viên-thành vô-thượng đạo.

(Xá 3 xá rồi đọc bài kỳ nguyện)

Kỳ nguyện

Tư thời đệ-tử chúng đẳng phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng-danh, tập thử công-đức, nguyện thập-phương thường-trú Tam-bảo, Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, tiếp dẫn đạo-sư A-Di-Ðà Phật, từ-bi tiếp độ hương linh..... pháp-danh..... phiền-não đoạn-diệt, nghiệp-chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sanh Tịnh-độ, ngưỡng kỳ chư Phật từ-bi phóng quang tiếp độ hương-linh vãng sanh Cực-lạc quốc.

Tán phật

Pháp vương vô-thượng tôn

Tam-giới vô-luân thất

Thiên nhơn chi Ðạo-sư

Tứ-sanh chi từ-phụ

Ư nhứt niệm quy-y

Năng diệt tam-kỳ nghiệp

Xưng dương nhược tán-thán

Ức kiếp mạc năng tận.

(Ðứng dậy cầm hướng lên lư rồi chắp tay đứng thẳng và niệm lớn):

Quán tưởng

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,

Ngã thử đạo tràng như Ðế-châu,

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,

Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.

  • Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)

  • Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-Pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)

  • Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di-Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-nguyện Ðịa-Tạng-Vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)

(Ðứng ngay, vô chuông mõ và đồng tụng):

Tán lư hương

Lư hương sạ nhiệt,

Pháp giới mông huân,

Chư Phật hải hội tất diêu văn,

Tùy xứ kiết tường vân,

Thành ý phương ân,

Chư Phật hiện toàn thân.

Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-tát ma-ha-tát. (3 lần)

Chú đại bi

Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra phạt duệ số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà

1