I. Ý nghĩa của 18 tượng vị La Hán
1. La Hán Tọa Lộc
*Tượng Tọa Lộc La Hán ngồi ung dung trên lưng hươu*La Hán Tọa Lộc (Pindola Bharadvaja) có xuất thân từ Bà-la-môn và là một trong những đại thần được trọng dụng của vua Ưu Điền. Tuy nhiên, vì niềm đam mê tu hành, ngài đã quyết tâm xuất gia và rời bỏ chốn sa hoa để lên núi tu tập. Sau khi đắc đạo thành chính quả, ngài đã cưỡi hươu nai về lại triều để khuyến hóa cho nhà vua, vì thế mà tượng đã khắc họa hình ảnh ngài ngồi trên lưng hươu và có tên là La Hán Tọa Lộc.
2. La Hán Khánh Hỷ
*Tượng La Hán Khánh Hỷ khắc họa tinh xảo với nụ cười phúc hậu*Theo như Pháp Trụ Ký, Khánh Hỷ là vị La Hán thứ 2, có tên là Kanakavatsa hay Yết-nặc-ca-phược-sa. Trước khi xuất gia tu hành, ngài luôn ăn nói cẩn trọng, phép tắc và không sinh ý nghĩ xấu xa. Với nụ cười phúc hậu được khắc họa khéo léo, ngài chính là hiện thân của việc giáo dục về cách đối nhân xử thế, tấm lòng từ bi và biết hướng thiện, nhắc nhở mọi người phải biết giữ miệng, tránh giận dữ và thù hận trần gian.
3. La Hán Cử Bát
*Cử Bát La Hán luôn cầm theo một cái bát sắt khi đi du hành khất thực*La Hán Cử Bát (Kanaka Bharadvaja), một trong những đại đệ tử của Đức Phật, là vị La Hán thứ 3 theo Pháp Trụ Ký. Khi xuất gia tu hành, ngài cùng 600 vị A La Hán khác được giao phó phù trợ cho khu vực vùng Đông Thắng Thần Châu. Tượng được khắc họa là hình ảnh ngài mang theo một cái bát sắt nhằm du hành khất thực và giáo huấn cho nhân gian về những khổ hạnh và giá trị của nhẫn nại.
4. La Hán Thác Tháp
*Hình ảnh Thác Tháp La Hán tay nâng Tháp Liên Hoa*La Hán Thác Tháp có tên là Subinda, một trong những người tu tâm khá nghiêm khắc và là vị La Hán thứ 4 theo Pháp Trụ Ký. Ngài rất nhiệt tình và thích giúp đỡ người khác nhưng lại khá ít nói. Đây cũng chính là hình ảnh mang ý nghĩa rằng giác ngộ không cần phải thông qua miệng lưỡi mà chủ yếu là trong tâm. Tượng ngài khắc họa hình ảnh một tháp liên hoa được nâng trên tay, tượng trưng cho sự giác ngộ và trí tuệ trong con đường tu tập.
5. La Hán Tĩnh Tọa
*Hình ảnh Tĩnh Tọa La Hán ngồi thiền tọa trên phiến đá lớn*La Hán Tĩnh Tọa có tên là Nakula, vị La Hán thứ 5 và thường tu tập trong vùng Nam Thiệm Bộ Châu. Hình ảnh trên tượng tái hiện ngài ngồi thiền tọa trên phiến đá và lưu truyền trong Phật pháp rằng ngài là vị La Hán thuộc cấp Sắt với lợi thế về sức mạnh vô song. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa biểu thị rằng trong con đường tu tập, công phu thiền tọa cùng với trí tuệ và kiên nhẫn là những yếu tố quan trọng để duy trì sự vững vàng.
6. La Hán Quá Giang
*Vì thích tắm rửa, La Hán Quá Giang còn là hiện thân của sự thanh khiết và xóa tan nỗi buồn trong tâm*La Hán Quá Giang còn có tên gọi khác là Hiền, được hạ sanh dưới gốc cây Hiền. Theo truyền thuyết, khi sinh ra, ngài thích tắm và có thể tắm nhiều lần trong ngày. Vì thế, hình tượng của La Hán Quá Giang được khắc họa với ý nghĩa về sự trong sạch, thanh khiết, cũng như thức tỉnh tư duy.
7. La Hán Kỵ Tượng
*La Hán Kỵ Tượng ngồi bình thản trên lưng voi*La Hán Kỵ Tượng, còn được gọi là Phất Trần La Hán, trước khi xuất gia và bắt đầu con đường tu tập, ngài là người huấn luyện voi tài ba. Sau khi trùng phùng với Đức Phật và đắc đạo, ngài đã ở lại quê nhà để lưu truyền và ủng hộ Phật giáo. Hình ảnh ngài được khắc họa dáng ngồi trên lưng voi và cầm sách, thể hiện sự thanh thản và tự do.
8. La Hán Tiếu Sư
*La Hán Tiếu Sư với vẻ mặt hung tợn đặt cạnh một con sư tử*Theo truyền thuyết, La Hán Tiếu Sư là thợ săn trước khi tu hành. Sau khi xuất gia, ngài đã không ngừng nỗ lực và luôn có một con sư tử bên cạnh, vì vậy tượng La Hán này có tên là Tiếu Sư.
9. La Hán Khai Tâm
*Tượng La Hán Khai Tâm vạch áo để lộ tâm Phật nhiệm màu*La Hán Khai Tâm là một trong những Bà-la-môn lừng danh với thân hình một trượng sáu, từng chứng kiến sự nhiệm mầu từ Đức Phật. Hình ảnh được khắc họa trên tượng cho thấy ngài vạch áo ngực, lộ rõ tâm Phật, thể hiện niềm tin cao cả không đổi dời. Điều này cũng là sự kiên nhẫn và không dao động trong hành trình tu hành về đạo.
10. La Hán Thám Thủ
*Tượng La Hán Thám Thủ với hình ảnh giơ hai tay lên đầu đặc trưng*La Hán Thám Thủ tên thật là Bác-thác-ca, tức là Đại lộ biên sanh và là anh trai ruột của La Hán Kháng Môn. Mỗi khi đệ tử đả tọa, ngài thường giơ tay lên đầu và thở một hơi dài. Vì thế, ngài được khắc họa với hình ảnh hai bàn tay giơ lên một cách thoải mái, thể hiện sự giác ngộ và tinh thông khi tu hành Phật pháp.
11. La Hán Trầm Tư
*Tượng vị La Hán Trầm Tư với dung mạo tuấn tú, tay chồng lên cằm suy tư*Trước khi xuất gia tu hành, La Hán Trầm Tư thường trêu ghẹo người khác, nhưng sau khi giác ngộ từ Đức Phật, ngài đã trở nên khiêm trung, nhẫn nhịn, tự tại, bình thản, không sân si với đời và tu hành một cách lặng lẽ. Vì điều này, ngài được khen tặng danh hiệu La Hán Trầm Tư để nhắc nhở về sự kiên trì, nhẫn nhục khi muốn tu hành đạt đến đạo ngộ.
12. La Hán Khoái Nhĩ
*Khoái Nhĩ La Hán nổi tiếng với tài biện luận bậc nhất*La Hán Khoái Nhĩ tên thật là Na-già-tê-na, có nghĩa là đội quân của rồng với sức mạnh siêu nhiên. Ngài có nhĩ căn thanh tịnh bậc nhất, vì vậy tượng của ngài được khắc họa với ý nghĩa về việc lắng nghe để cải thiện bản thân và thêm thông tuệ trong mọi việc.
13. La Hán Bố Đại
*Tượng Bố Đại La Hán mang túi, vươn tay như hiện thân của Bồ Tát Di Lặc*Vị La Hán này có tên là Angada, có hình dáng mập mạp với chiếc bụng khá lớn và cầm túi vải luôn đồng hành. Điều này giống với Bồ Tát Di Lặc. Người ta tin rằng ngài có khả năng bắt rắn độc chuyên cắn người tại Ấn Độ, sau đó bẻ răng nọc độc của rắn và thả chúng trở lại tự nhiên. Tượng La Hán Bố Đại tượng trưng cho lòng từ bi, độ lượng và sự giúp đỡ người khác.
14. La Hán Ba Tiêu
*Tượng La Hán Ba Tiêu thong dong ngồi trên phiến đá lớn*La Hán Ba Tiêu có tên thật là Phạt-na-bà-tư, thường tu hành trong khu vực núi Trì Trục. Ngài ra đời sau khi Đức Phật nhập địa khoảng 800 năm. Ngài được khắc họa với dáng vẻ thư thái, đang ngồi thiền trên một phiến đá lớn.
15. La Hán Trường Mi
*Tượng La Hán Trường Mi đặc trưng với bộ lông mày rậm dài rủ xuống*Ngài tên là A-thị-đa, là người Bà-la-môn của nước Xá Vệ. Theo truyền thuyết, khi ngài sinh ra đã sở hữu cặp lông mày trắng dài sụp xuống giống như nhà sư trong kiếp trước. Sau hành trình tu tập cùng Đức Phật, ngài đã trở thành La Hán và giúp đạo Phật ở Ấn Độ phát triển.
16. La Hán Kháng Môn
La Hán Kháng Môn là em trai ruột của La Hán Thám Thủ
Vị La Hán này có tên là Chú-trà-bán-thác-ca, chuyên tu tập ở khu vực núi Trì Trục. Ngài có tư duy tu hành tốt, luôn cần cù và kiên nhẫn mặc dù thường xuyên mắc sai lầm và hậu đậu. Tượng của ngài được khắc họa với hình ảnh đang cầm cây gậy cùng chiếc chuông nhỏ, những điều Đức Phật đã tặng ngài. Tiếng chuông này sẽ vang lên khi gia chủ muốn báo hiệu mà không cần xô đẩy hoặc gõ cửa.
17. La Hán Hàng Long
*Hình ảnh bộ đôi La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ mạnh mẽ, dũng mãnh*Ngài có tên thật là Nan-đề-mật-đa-la, ra đời sau khi Đức Phật diệt độ khoảng 800 năm. Ngài được khắc họa với dáng vẻ khỏe mạnh, chân đạp lên rồng, biểu trưng cho sức mạnh của Phật pháp. Mặc dù đã thiêu thân nhưng La Hán Hàng Long vẫn ở lại trần gian để giúp đỡ và phổ độ chúng sinh.
18. La Hán Phục Hổ
Tên thật của ngài là Đạt-ma-đa-la, thường tu hành trong núi Hạ Lan. Từ thuở nhỏ, ngài đã có duyên căn với tu tập và hết sức ngưỡng mộ 16 vị La Hán trong chùa. Nhờ lòng tín đạo và cống hiến của mình, ngài đã được Đức Phật chọn để trở thành một trong thập lục La Hán. Tượng của ngài được khắc họa mạnh mẽ và dũng mãnh, ngồi trên lưng Hổ, thể hiện sức mạnh và lòng trung thành với Phật pháp.
II. Thứ tự sắp xếp của thập bát La Hán
Để có một khu vực bài trí tượng 18 vị La Hán đẹp, bạn nên chia thành 2 dãy, mỗi dãy gồm 9 tượng:
- Một bên là tượng của những vị La Hán ở miền Bắc, ngồi trên gốc cây hoặc tảng đá.
- Một bên là tượng của những vị La Hán ở miền Nam, thường cưỡi ngựa hoặc các con thú khác.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về ý nghĩa của 18 vị La Hán chi tiết nhất được chia sẻ bởi Vật Phẩm Phật Giáo. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về những vị La Hán này và cách sắp xếp phù hợp để mang lại may mắn và yên bình cho gia chủ.
Nam mô A di Đà Phật.