Xem thêm

LH43 – La Hán Hàng Long

Phap Ngo Thich
18 Vị Lan Hán là ai? Tượng 18 Vị Lan Hán tại chùa LINH ỨNG ĐÀ NẴNG Các vị Phật La Hán là những đệ tử đắc đạo của Phật. Khi tu thành chánh quả...

18 Vị Lan Hán là ai?

Tượng 18 Vị Lan Hán Tượng 18 Vị Lan Hán tại chùa LINH ỨNG ĐÀ NẴNG

Các vị Phật La Hán là những đệ tử đắc đạo của Phật. Khi tu thành chánh quả La Hán nghĩa là đã đoạn tuyệt được với thất tình lục dục, vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi. Trong thế giới Phật Pháp, chúng ta thường nghe đến tượng 18 vị La Hán.

Trong những bức họa được lưu truyền từ xưa trong Phật giáo, các vị La hán được khắc họa như những vị sư với trang phục nhếch nhác và lập dị, hình dung nhưng những người lang thang và ăn xin, để làm nổi bật tính chất vứt bỏ những ham muốn trần tục sau lưng. Những hình tượng các vị La hán do Quán Hưu tạo nên đã trở thành hình mẫu cho các họa sư và nghệ nhân đời sau, dù mỗi thời kỳ đều có sự khác biệt đôi chút.

La Hán Khoái Nhĩ La Hán Khoái Nhĩ đá ấn độ

Trong kinh điển Phật giáo sơ kỳ, trong một số kinh văn có ghi chép lại lớn tán dương của Thích-ca Mâu-ni về một số đệ tử Thanh văn nổi bật những khía cạnh vượt trội. Một số được công nhận đã đắc quả vị A-la-hán. Sau khi Phật nhập diệt, số lượng A-la-hán được ghi nhận trong Đại hội kết tập lần thứ nhất là 500 người, nhưng chỉ có vài vị chủ chốt được nhắc tên, vẫn thể hiện vai trò bình đẳng trong Tăng đoàn. Danh vị của 4 vị La hán cao đệ được nhắc đến đầu tiên qua các kinh văn Đại thừa, gồm Pindola, Kundadhana, Panthaka và Nakula, tương truyền được Phật di chúc truyền bá đạo pháp trong nhân gian, trong khi chờ đợi sự ra đời của Di lặc. Sự xuất hiện sớm nhất của các vị La hán tại Trung Quốc có thể từ thế kỷ IV, chủ yếu tập trung vào Pindola, người đã được mô tả trong sách Thỉnh Tân-đầu-lư pháp.

Về sau, số lượng La hán tăng dần lên 16, bao gồm cả nhân vật có thật và hư cấu, và được biết đến qua tác phẩm Nandimitrāvadāna (Pháp trụ ký) của Đại sư người Sri Lanka Nandimitra, được dịch bởi pháp sư Huyền Trang sang chữ Hán, nhờ đó danh tự của 16 vị La hán được ghi nhận. Vì một số lý do nào đó, tên của một trong những vị La hán đầu tiên, Kundadhana đã không còn xuất hiện trong danh sách này.

Vào khoảng thời kỳ cuối Đường mạt và đầu Ngũ đại Thập quốc, thêm 2 vị La hán nữa được thêm vào danh sách này để tăng lên thành 18 vị. Do điều này, hình tượng 18 La hán phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc, có nhiều dị bản. Ở Nhật Bản và Tây Tạng, vẫn tiếp tục phối vị 16 La hán.

Danh sách 18 La hán

La Hán Bố Đại La Hán Bố Đại đá ấn độ

Theo truyền thống Phật Giáo, 18 vị La hán thường được trình bày theo thứ tự dưới đây, không phân biệt theo thời điểm đắc đạo: Tọa Lộc, Khánh Hỷ, Cử Bát, Thác Tháp, Tĩnh Tọa, Quá Giang, Kị Tượng, Tiếu Sư, Khai Tâm, Tham Thủ, Trầm Tư, Khoái Nhĩ, Bố Đại, Ba Tiêu, Trường Mi, Kháng Môn, Hàng Long và Phục Hổ. Tuy nhiên hình ảnh các tôn giả đại diện lại có sự khác biệt, nhất ở 2 vị trí La hán được bổ sung về sau.

Trong một số phiên bản, hình tượng La hán Quá Giang được xem là đồng nhất với Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vì ông cũng nổi tiếng với giai thoại qua sông truyền đạo. Một phiên bản khác gán 2 vị La hán Hàng Long, Phục Hổ cho các tôn giả Ca-diếp (Kasyapa) và Quân-đồ-bát-thán (Kundapadhaịiyaka). Một phiên bản xếp vào 2 tôn giả Ca-sa-nha-ba (thường được biết với danh hiệu Ca-diếp) và Nạp-đáp-mật-đáp-lạp (thường được biết với danh hiệu Di-lặc).

La Hán Cử Bát đá ấn độ

Cách sắp xếp Tượng 18 vị La Hán tại Chùa hoặc những nơi khác:

Tượng 18 Vị Lan Hán Tượng 18 Vị Lan Hán tại chùa LINH ỨNG ĐÀ NẴNG

Trong Phật Giáo, không có quy định bắt buộc trong việc sắp xếp theo thứ tự các vị La Hán, cũng như địa vị vì thế việc sắp xếp Tượng 18 vị La Hán như thế nào sẽ phụ thuộc vào không gian, bố cục của nơi an vị tượng, việc sắp xếp cũng phụ thuộc vào hàm ý của người sắp đặt.

Nên lưu ý việc sắp xếp các tượng hài hoà giữa tượng đứng và tượng ngồi để tạo nên một không gian đẹp và trang trọng.

Tại sao nên đặt mua (thỉnh) Tượng Phật bằng đá tại Cơ sở điêu khắc đá Tín Khôi ?

La Hán Hàng Long La Hán Hàng Long đá ấn độ

Cơ sở điêu khắc đá Tín Khôi là một trong những Cơ sở uy tín tại Làng nghề điêu khắc đá Mỹ nghệ Non Nước thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng. Cơ sở điêu khắc đá Tín Khôi với đội ngũ nghệ nhân và thợ điêu khắc lâu năm có tay nghề cao, chúng tôi làm việc bằng cái tâm hướng Phật để tạo ra những bức Tượng Phật được thỉnh đi khắp nơi và lấy đó làm niềm vui trong công việc và cuộc sống.

Những tác phẩm tượng đá Khôi điêu khắc nên luôn sắc xảo và đẹp, có hồn nên các quý khách hàng rất tin tưởng và đánh giá cao. Vì thế chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự tin tượng từ quý khách hàng.

Nếu Quý Sư Thầy, Sư Cô và quý Phật tử cùng các bạn đang có nhu cầu đặc mua (thỉnh) các bức tượng phật bằng đá tự nhiên và nguyên khối, hãy yên tâm lựa chọn sản phẩm tại Cơ sở điêu khắc đá Tín Khôi, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề điêu khắc đá cùng với đội ngũ thợ thầy điêu luyện. Chúng tôi tin chắc sẽ làm bạn hài lòng!

# Mọi nhu cầu về chế tác tượng thiên thủ thiên nhãn đá các quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được báo giá chi tiết.

Tượng Phật Đá Tín Khôi

Nhận đặt hàng theo mọi yêu cầu của quý khách:

  • Hotline: 0799 456 152 - 0779 570 560
  • Website: https://dieukhacdatinkhoi.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100069876943651
  • Địa chỉ: Khu làng đá mỹ nghệ Non Nước, khu SX09 lô 17 đường Lương Đắc Bằng, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

# Liên hệ trực tiếp hotline, gửi email hoặc inbox trực tiếp facebook, zalo, viber để chúng tôi tư vấn trực tiếp cho bạn.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

1