Dịp Tết là khoảng thời gian quý giá để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Và không thể thiếu bữa cơm gia đình, nơi mà chúng ta có thể nhìn lại một năm đã qua và trao nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Hiện nay, thay vì làm các món ăn mặn truyền thống như thịt gà, nem rán, miến lòng, nhiều gia đình đã chuyển sang làm các món chay ngày tết . Các món chay không chỉ thanh đạm và bổ dưỡng, mà còn giúp tạo nên hương vị trọn vẹn của ngày Tết.
Ý nghĩa của việc làm các món chay ngày Tết
Việc làm món chay ngày Tết không chỉ có ý nghĩa về tinh thần và tôn giáo, mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trong ngày đầu năm mới, việc nấu những món chay hoặc ăn món chay cũng là cách chúng ta tránh làm điều ác và tránh sát sanh. Theo quan điểm của Phật giáo, ăn chay trong ngày Tết được coi là cách tích thiện, tạo phúc cho chúng sanh và mang lại bình an và may mắn không chỉ cho bản thân mình mà còn cho gia đình và người thân.
Ngoài ra, các món chay ngày Tết còn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Chúng giàu dinh dưỡng và giúp cơ thể tránh được tai ương bệnh tật. Việc ăn chay trong ngày Tết cũng là một cách để bắt đầu quá trình giữ gìn sức khỏe trong năm mới.
Cách làm các Món chay ngày Tết mùng 1 truyền thống
1. Mì đậu phụ chay - món chay ngày Tết mùng 1
Mì đậu phụ chay là một món ăn chay phổ biến trong ngày Tết. Hương vị của mì kết hợp với đậu phụ và nấm rất phù hợp cho mâm cỗ chay ngày Tết.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dầu thực vật
- Đậu phụ (cắt thành miếng vuông nhỏ)
- Tỏi (nghiền nhỏ)
- Bột gừng
- Xì dầu
- Cà-rốt
- Cần tây
- Cải xoăn
- Nước xuýt rau củ
- Nấm mỡ trắng
- Đậu hà lan đông lạnh
- Mì hoặc miến
Cách chế biến:
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó cho đậu phụ vào chiên.
- Cho tỏi, xì dầu vào chảo và đảo cùng với đậu phụ trong khoảng 1 phút. Tiếp theo, cho cà-rốt, cải xoăn cùng cần tây và bột gừng vào chảo và đảo đều. Cuối cùng, đổ nước xuýt rau củ vào chảo, đậy nắp và đun sôi khoảng 5 phút.
- Mở nắp và cho nấm và đậu hà lan vào chảo, đậy nắp và đun nhỏ lửa trong 5 phút.
- Cuối cùng, cho mì vào và nấu khoảng 1-2 phút, sau đó cho ra bát để thưởng thức.
2. Chả giò chay tứ sắc - món ăn chay ngày Tết hấp dẫn
Chả giò chay tứ sắc là một trong những món chay ngon ngày Tết. Được làm từ 4 loại rau củ: Giá đỗ, cà-rốt, đỗ xanh và cải trắng, món này vừa bổ dưỡng lại không ngấy khi ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dầu thực vật
- Tỏi
- Hành lá (băm nhỏ)
- Cà-rốt (gọt vỏ, bào thành sợi dài)
- Cải trắng (băm nhỏ)
- Đỗ xanh (thái chéo đều theo thân)
- Giá đỗ
- Bánh đa nem
- Muối
Cách chế biến:
- Cho tỏi và hành vào chảo nóng để phi. Tiếp theo, cho đỗ xanh vào chảo và đảo đến khi chín, sau đó cho ra đĩa.
- Đổ cà-rốt và cải trắng vào chảo, xào trong khoảng 3-4 phút, sau đó cho ra đĩa chứa đỗ xanh.
- Tiếp theo, cho giá đỗ vào chảo và xào tương tự như cà-rốt và đỗ xanh, sau đó cho ra đĩa.
- Trộn các loại rau vừa xào lên, thêm một ít muối và trộn đều để làm nhân chả giò chay.
- Cho nhân chả giò chay vào bánh đa nem và cuốn chặt lại. Sau đó cho vào chảo để rán. Chú ý lật đều các mặt để tránh cho miếng chả giò chay bị cháy.
3. Nộm đậu phụ - món ăn giàu chất xơ cho ngày Tết
Các món nộm chay là sự thay đổi thanh đạm cần thiết trong ngày Tết. Đây là món ăn giàu chất xơ và thay thế cho những món dầu mỡ trong 3 ngày Tết.
Nguyên liệu:
- 250g đậu phụ
- 150g giá đỗ
- 1 cây củ cải tím
- Dưa chuột
- Rau chân vịt
- 100g dứa
- 45ml dầu ô-liu
- Tương ớt
- Ớt
- Lạc
- Hạt tiêu
- Muối
- Xi rô phong
- Nước chanh
Cách chế biến:
- Cho đậu phụ lên các miếng vải khô để thấm hết ẩm của đậu phụ, sau đó cắt thành các miếng vuông nhỏ. Tiếp theo, đun nóng chảo với dầu ăn và cho đậu phụ vào để chiên đến khi có màu vàng chín.
- Rửa sạch các loại rau củ, cắt củ cải tím và dưa chuột. Lấy hạt trong dưa chuột ra và thái phần còn lại thành những sợi nhỏ.
- Thái dứa thành các miếng vuông nhỏ.
- Cho tất cả rau củ, rau chân vịt và giá đỗ vào một bát lớn.
- Cho dầu ô-liu, mật ong, lạc, nước chanh, hạt tiêu và muối vào bát nộm, rồi trộn đều. Dùng tay trộn và bóp mạnh để rau củ được thấm đều sốt.
- Bỏ đậu phụ vào và đảo đều nhẹ tay cùng với nộm. Tiếp theo cho lạc đã giã vụn để rắc vào bát nộm, sau đó thưởng thức món ăn.
Món chay ngày Tết không chỉ là phong cách ẩm thực mà còn mang ý nghĩa tốt đẹp đối với bản thân và gia đình. Rất mong rằng bạn đã có thêm kiến thức về cách làm các món chay ngon ngày Tết mùng 1 để cả gia đình cùng thưởng thức.
Nguồn: vilai.vn